Cập nhật tình hình đàm phán về Sở hữu trí tuệ trong TPP của Việt Nam

06/06/2012    67

Về vấn đề Sở hữu trí tuệ trong TPP, hiện nay dự thảo chương này đã lên tới trên 80 trang. Dưới đây là một số vấn đề mà có thể gây ra những thách thức rất lớn đối với nhà nước Việt Nam và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp. 
Mục đích của các nước tham gia đàm phán TPP, về phía các nước phát triển, cụ thể như Mỹ và Úc, họ muốn giải quyết những vấn đề mà không đạt được ở trong các khuôn khổ hiệp định khác, ví dụ như WTO. Mục tiêu của các nước này là muốn nâng mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các giới đầu tư, sáng tạo, cụ thể là các hãng công nghiệp lớn. Nhìn vào nội dung chính của tất cả các FTA mà Mỹ và EU đã ký kết với các nước khác trong thập kỉ vừa qua, thì có thể thấy là nó cũng sẽ được phản ánh trong TPP. Ngay từ đầu Hoa Kỳ đã tuyên bố là trong đàm phán TPP, họ nhất định phải đạt được 6 nội dung cơ bản. Thứ nhất là các nguyên tắc chung, các chuẩn mực chung, các điều ước quốc tế của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, hoặc các điều ước khu vực đã ký kết được, thì người ta muốn các nước phải tham gia thi hành. Thứ hai là các chuẩn mực cụ thể, đối với từng lĩnh vực cụ thể, đó là đối với nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý, đối với sáng chế, đối với dữ liệu thử nghiệm cho thuốc và cho các hóa chất nông nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan, và một phần quan trọng nhất là trường hợp thực thi của sở hữu trí tuệ.
Trong phần quy định chung, các nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc không  phân biệt đối xử, nguyên tắc NT và MFN, đều có trong hiệp định TRIPS của WTO. Nhưng khi đưa quy định đấy, ví dụ quy định NT vào một hiệp định mà phạm vi rộng hơn và quyền cao hơn, thì nghĩa vụ kéo theo cũng sẽ lớn hơn. Riêng MFN thì các nước không đưa vào yêu cầu chung với TPP vì người ta cho rằng bản thân hệ thống quốc gia của họ sẽ cao hơn TPP và họ không muốn áp dụng quy định MFN này cho các nước khác. Vì vậy chỉ Việt Nam mới là bên muốn quy định MFN này. 
Nguyên tắc chung là nguyên tắc cấm nhập khẩu song song, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phải được phép sở hữu cả hàng hóa mà chính họ đã bán ở thị trường nước ngoài, chẳng hạn khi nhập khẩu vào Việt Nam, họ vẫn có quyền kiểm soát hàng hóa đó. Các nguyên tắc cơ bản thì thiếu hẳn những mục tiêu mà đã được thỏa thuận trong WTO là các mục tiêu cân bằng lợi ích xã hội, bảo vệ lợi ích xã hội, và thiếu hẳn các điều kiện về hợp tác. Có một yêu cầu khó đối với Việt Nam đó là các nước phát triển không đồng ý đưa vào một chương cho hợp tác hay là hỗ trợ kỹ thuật. 
Liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa và chỉ đãn địa lý, các nước yêu cầu Việt Nam gia nhập Điều ước về Luật Nhãn hiệu, tức là điều ước về thủ tục, để hài hòa về mặt thủ tục. Điều ước này đòi hỏi phải đơn giản hóa thủ tục, xác định quyền đối với nhãn hiệu, tức là thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên có một số điều trong đó mà Việt Nam chưa thể đáp ứng được ngay. Về mặt đối tượng, các nước yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu mùi, đến nay thì Việt Nam chỉ mới bảo hộ được nhãn hiệu nhìn thấy được. Đối với chỉ dẫn địa lý, các nướcyêu cầu phải bảo hộ chỉ dẫn địa lý, tức là tên gọi của các địa phương dùng để chỉ dẫn hàng hóa, những đặc sản của vùng miền, ví dụ như cà phê Buôn Mê Thuột hay nước mắm Phú Quốc. Họ muốn chúng phải được bảo hộ như nhãn hiệu, thậm chí là nhãn hiệu cá thể. Như vậy thì có nguy cơ chỉ dẫn địa lý của cộng đồng sẽ bị thuộc những người đăng ký trước. Ở đây, nếu như có ai đó đã đăng ký chỉ dẫn địa lý dưới dạng nhãn hiệu thì người đó sẽ có quyền chống lại các chỉ dẫn địa lý khác. Điển hình như khi Việt Nam bị mất nhãn hiệu Buôn Mê Thuột vào tay một doanh nghiệp Trung Quốc, khi chiếu theo nguyên tắc mà các nước đòi hỏi trong FTA, thì Việt Nam sẽ không đòi lại được. 
Ngoài ra còn có quy định về điện tử hóa, hay là minh bạch hóa quy trình xử lý đơn ở cơ quan đăng ký nhãn hiệu. Điều này cũng rất thỏa đáng, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên, điều kiện của cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Việt Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu đó.
Đối với chỉ dẫn địa lý, vì các nước như Mỹ, Úc, New Zealand không có một cơ chế bảo hộ đăng ký chỉ dẫn địa lý riêng, mà họ bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu, thậm chí cho cả cá nhân đăng ký, nên họ yêu cầu Việt Nam phải công nhận thủ tục đăng ký nhãn hiệu là một cơ chế đủ để bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Còn thủ tục riêng về chỉ dẫn địa lý, thì họ không bắt buộc, nhưng đòi hỏi là nếu như có thì thủ tục phải đơn giản, giống như những thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Đặc biệt, đối với quan hệ quốc tế thì chỉ dẫn địa lý thường được bảo hộ. Ví dụ, trong quan hệ với châu Âu, thì EU thường đòi hỏi công nhận quyền được bảo hộ lẫn nhau với các chỉ dẫn địa lý cụ thể. Ví dụ, trong đàm phán WTO, Việt Nam buộc phải công nhận quyền được bảo hộ của 2 chỉ dẫn địa lý của Mexico. Nhưng những trường hợp như vậy rất hãn hữu và rất đặc biệt. Hoa Kỳ có một hệ thống bảo hộ ngược với châu Âu nên nếu như các nước thỏa thuận với nhau về việc tự động bảo hộ thì những chỉ dẫn địa lý được công nhận và tự động bảo hộ cũng phải có thể được phản đối và hủy bỏ hiệu lực giống như đăng ký theo thủ tục quốc gia. 
Đối với sáng chế, các nước yêu cầu Việt Nam tham gia hàng loạt các điều ước quốc tế về thủ tục. Đặc biệt là đối với đối tượng bảo hộ, các nước bắt phải bảo hộ những phương pháp sử dụng mới hoặc các công dụng mới của các sản phẩm đã biết, Việt Nam bị yêu cầu phải bảo hộ các phương pháp phòng và chẩn đoán bệnh, hay bảo hộ thực vật, động vật, các quá trình sản xuất thực vật, động vật bằng quy trình sinh học. Tất cả những đối tượng này là những đối tượng được phép loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ sáng chế mà WTO cho phép. Đối với tiêu chuẩn bảo hộ, các nước đưa ra những định nghĩa giống như luật quốc gia của họ, mà có thể nói rằng tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế của Mỹ là thấp nhất thế giới. Họ bảo hộ một cách dễ dàng, nên họ muốn áp đặt mức bảo hộ đó sang các nước ký kết FTA. Họ đòi phải kéo dài thời gian bảo hộ, nếu như thủ tục đăng ký sáng chế, thủ tục đăng ký thuốc, hay thủ tục đăng ký các sản phẩm hóa chất nông nghiệp bị chậm trễ. Họ đề nghị rằng không cho phép các quốc gia có thủ tục phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ trước khi văn bằng bảo hộ được cấp, vì họ muốn tạo điều kiện cho văn bằng được cấp thật nhanh. Riêng đối với dược phẩm và nông hóa phẩm, các FTA có những điều rất riêng, khác hẳn hiệp định TRIPS. Ở trong hiệp định TRIPS của WTO thì chúng ta có cơ chế bảo hộ thông tin bí mật, bảo hộ những dữ liệu thử nghiệm mà vẫn được bí mật, và quyền của người bảo hộ chỉ là được giữ bí mật thông tin đó, người khác không được tiếp cận, không được bộc lộ, không được dùng những thông tin mà bị tiếp cận hoặc bộc lộ trái phép để làm các thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng trong các FTA hiện đại, người ta lại có cơ chế bảo hộ độc quyền đối với những dữ liệu, những thông tin như vậy. Cơ chế bảo hộ độc quyền này sẽ dẫn đến một đối tượng bảo hộ hoàn toàn mới, tức là không phải bản thân dữ liệu đó nữa, mà độc quyền thực chất là dành cho chính sản phẩm đó. Cả về đối tượng bảo hộ và thời gian bảo hộ, lẫn các điều kiện bảo hộ, đều rất “thái quá”, dành quyền lợi rất nhiều cho các hãng dược. Vì vậy nên trên báo chí, các phương tiện thông tin truyền thông, xã hội các nước tham gia đàm phán đều có những phản ứng rất gay gắt về đề xuất của Mỹ. Vậy nên một số FTA mà Mỹ ký kết với một số nước như Peru, mãi mới được quốc hội Mỹ thông qua. 
Về quyền tác giả và quyền liên quan, thời hạn bảo hộ được Mỹ đòi kéo dài lên rất cao, bằng cuộc đời của tác giả cộng với 70 năm, trong khi của Việt Nam là 50 năm, và nếu không tính theo cuộc đời tác giả, thì đòi bảo hộ đến 95 năm sau khi công bố, và không quá 120 năm, trong khi hai con số này ở Việt Nam lần lượt là 70 năm và 100 năm. Phạm vi quyền cũng được mở ra rất rộng, và thậm chí đối với những hành vi không phải là xâm phạm quyền, ví dụ như các hành vi xâm phạm vào các công nghệ bảo vệ tác phẩm, hoặc xâm phạm vào thông tin quản lý quyền, hay các nhà cung cấp dịch vụ cũng bị đặt trách nhiệm rất lớn. Tức là nội dung bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được mở ra rất rộng, bên cạnh bản quyền thì còn có tín hiệu vệ tinh, Việt Nam cũng bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình, nhưng tín hiệu này ở trong các hiệp định FTA thì được mở rộng ra cả tín hiệu truyền cáp. 
Chương cuối cùng là phần thực thi, Mỹ đặt ra những tiêu chuẩn rất hà khắc để thực thi một cách nghiêm ngặt đối với quyền sở hữu trí tuệ từ biện pháp thủ tục hành chính dân sự và hình sự. Về dân sự thì có các điều như chế tài hay biện pháp xử lý hàng hóa có thiên hướng giống như là hình sự. Kể cả thủ tục kiểm soát hải quan ở biên giới cũng như vậy. Đối với thủ tục hành chính, trong 9 nước đàm phán, chỉ có Việt Nam và Peru có thủ tục hành chính, nhưng Mỹ lấy nguyên một nguyên tắc của hiệp đinh TRIPS là nếu như một nước có thủ tục hành chính, thì thủ tục hành chính phải giống như thủ tục dân sự. Đặc biệt là đối với biện pháp hình sự thì họ đã hình sự hóa cái hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ ở mức rất cao. Trong đó, tiêu chuẩn của điều ước quốc tế được phổ biến hiện nay ở trong TRIPS là: hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan, hoặc giả mạo nhãn hiệu phải ở quy mô thương mại, và có tính chất cố ý thì mới xử lý. Trong các FTA, người ta đưa ra một định nghĩa về quy mô thương mại khiến cho bản chất của hành vi không còn là quy mô thương mại nữa. Ví dụ như tronng hiệp định về chống hàng giả mới ký kết cuối năm ngoái, họ định nghĩa quy mô thương mại, đối với quyền tác giả và quyền liên quan, là nếu có xâm phạm đáng kể, dù không có động cơ thu lợi tài chính, trực tiếp hay gián tiếp, thì cũng bị xử lý hình sự; và xâm phạm nhằm đạt lợi thế thương mại, hoặc nhằm thu lợi tài chính, thì cũng bị xử lý hình sự. Điều này là rất khó đối với hệ thống pháp luật của Việt Nam, vì các hành vi vi phạm phải đạt một ngưỡng nhất định, bên cạnh hệ thống hình sự, chúng ta còn có một hệ thống hành chính để hỗ trợ cho hệ thống hình sự. Ngoài ra, các hành vị bị xử lý hình sự cũng mở rất rộng, hành vi xuất nhập khẩu, hành vi xâm phạm bí mật thương mại, hay thậm chí quay phim trong rạp, họ hình sự hóa quan hệ dân sự và có thể xâm phạm cả quyền cá nhân. 
Trong chương thực thi thì đặc biệt có thực thi bản quyền trong môi trường kỹ thuật số là những điểm rất nổi bật. Với những yêu cầu như vậy, các hãng công nghệ lớn có quyền rất cao, và doanh nghiệp của Việt Nam, theo như thống kê về đăng ký sáng chế cở cục sở hữu trí tuệ, thì số lượng sáng chế cấp cho người Việt Nam là không đáng kể. Hiện nay Việt Nam đang bảo hộ chủ yếu là quyền của người nước ngoài. Do đó với quyền được nâng cao như thế, khả năng tiếp cận công nghệ mới, khả năng tiếp cận sản phẩm mới của chúng ta sẽ bị hạn chế một cách đáng kể. Chế độ thực thi hà khắc sẽ khiến cho doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị kiện cáo rất phức tạp và bị phạt rất nặng nếu xâm hại vào quyền sở hữu trí tuệ. 

Về vấn đề Sở hữu trí tuệ trong TPP, hiện nay dự thảo chương này đã lên tới trên 80 trang. Dưới đây là một số vấn đề mà có thể gây ra những thách thức rất lớn đối với nhà nước Việt Nam và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp. 

Mục đích của các nước tham gia đàm phán TPP, về phía các nước phát triển, cụ thể như Mỹ và Úc, họ muốn giải quyết những vấn đề mà không đạt được ở trong các khuôn khổ hiệp định khác, ví dụ như WTO. Mục tiêu của các nước này là muốn nâng mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các giới đầu tư, sáng tạo, cụ thể là các hãng công nghiệp lớn. Nhìn vào nội dung chính của tất cả các FTA mà Mỹ và EU đã ký kết với các nước khác trong thập kỉ vừa qua, thì có thể thấy là nó cũng sẽ được phản ánh trong TPP. Ngay từ đầu Hoa Kỳ đã tuyên bố là trong đàm phán TPP, họ nhất định phải đạt được 6 nội dung cơ bản. Thứ nhất là các nguyên tắc chung, các chuẩn mực chung, các điều ước quốc tế của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, hoặc các điều ước khu vực đã ký kết được, thì người ta muốn các nước phải tham gia thi hành. Thứ hai là các chuẩn mực cụ thể, đối với từng lĩnh vực cụ thể, đó là đối với nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý, đối với sáng chế, đối với dữ liệu thử nghiệm cho thuốc và cho các hóa chất nông nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan, và một phần quan trọng nhất là trường hợp thực thi của sở hữu trí tuệ.

Trong phần quy định chung, các nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc không  phân biệt đối xử, nguyên tắc NT và MFN, đều có trong hiệp định TRIPS của WTO. Nhưng khi đưa quy định đấy, ví dụ quy định NT vào một hiệp định mà phạm vi rộng hơn và quyền cao hơn, thì nghĩa vụ kéo theo cũng sẽ lớn hơn. Riêng MFN thì các nước không đưa vào yêu cầu chung với TPP vì người ta cho rằng bản thân hệ thống quốc gia của họ sẽ cao hơn TPP và họ không muốn áp dụng quy định MFN này cho các nước khác. Vì vậy chỉ Việt Nam mới là bên muốn quy định MFN này. 

Nguyên tắc chung là nguyên tắc cấm nhập khẩu song song, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phải được phép sở hữu cả hàng hóa mà chính họ đã bán ở thị trường nước ngoài, chẳng hạn khi nhập khẩu vào Việt Nam, họ vẫn có quyền kiểm soát hàng hóa đó. Các nguyên tắc cơ bản thì thiếu hẳn những mục tiêu mà đã được thỏa thuận trong WTO là các mục tiêu cân bằng lợi ích xã hội, bảo vệ lợi ích xã hội, và thiếu hẳn các điều kiện về hợp tác. Có một yêu cầu khó đối với Việt Nam đó là các nước phát triển không đồng ý đưa vào một chương cho hợp tác hay là hỗ trợ kỹ thuật. 

Liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa và chỉ đãn địa lý, các nước yêu cầu Việt Nam gia nhập Điều ước về Luật Nhãn hiệu, tức là điều ước về thủ tục, để hài hòa về mặt thủ tục. Điều ước này đòi hỏi phải đơn giản hóa thủ tục, xác định quyền đối với nhãn hiệu, tức là thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên có một số điều trong đó mà Việt Nam chưa thể đáp ứng được ngay. Về mặt đối tượng, các nước yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu mùi, đến nay thì Việt Nam chỉ mới bảo hộ được nhãn hiệu nhìn thấy được. Đối với chỉ dẫn địa lý, các nướcyêu cầu phải bảo hộ chỉ dẫn địa lý, tức là tên gọi của các địa phương dùng để chỉ dẫn hàng hóa, những đặc sản của vùng miền, ví dụ như cà phê Buôn Mê Thuột hay nước mắm Phú Quốc. Họ muốn chúng phải được bảo hộ như nhãn hiệu, thậm chí là nhãn hiệu cá thể. Như vậy thì có nguy cơ chỉ dẫn địa lý của cộng đồng sẽ bị thuộc những người đăng ký trước. Ở đây, nếu như có ai đó đã đăng ký chỉ dẫn địa lý dưới dạng nhãn hiệu thì người đó sẽ có quyền chống lại các chỉ dẫn địa lý khác. Điển hình như khi Việt Nam bị mất nhãn hiệu Buôn Mê Thuột vào tay một doanh nghiệp Trung Quốc, khi chiếu theo nguyên tắc mà các nước đòi hỏi trong FTA, thì Việt Nam sẽ không đòi lại được. 

Ngoài ra còn có quy định về điện tử hóa, hay là minh bạch hóa quy trình xử lý đơn ở cơ quan đăng ký nhãn hiệu. Điều này cũng rất thỏa đáng, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên, điều kiện của cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Việt Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu đó.

Đối với chỉ dẫn địa lý, vì các nước như Mỹ, Úc, New Zealand không có một cơ chế bảo hộ đăng ký chỉ dẫn địa lý riêng, mà họ bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu, thậm chí cho cả cá nhân đăng ký, nên họ yêu cầu Việt Nam phải công nhận thủ tục đăng ký nhãn hiệu là một cơ chế đủ để bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Còn thủ tục riêng về chỉ dẫn địa lý, thì họ không bắt buộc, nhưng đòi hỏi là nếu như có thì thủ tục phải đơn giản, giống như những thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Đặc biệt, đối với quan hệ quốc tế thì chỉ dẫn địa lý thường được bảo hộ. Ví dụ, trong quan hệ với châu Âu, thì EU thường đòi hỏi công nhận quyền được bảo hộ lẫn nhau với các chỉ dẫn địa lý cụ thể. Ví dụ, trong đàm phán WTO, Việt Nam buộc phải công nhận quyền được bảo hộ của 2 chỉ dẫn địa lý của Mexico. Nhưng những trường hợp như vậy rất hãn hữu và rất đặc biệt. Hoa Kỳ có một hệ thống bảo hộ ngược với châu Âu nên nếu như các nước thỏa thuận với nhau về việc tự động bảo hộ thì những chỉ dẫn địa lý được công nhận và tự động bảo hộ cũng phải có thể được phản đối và hủy bỏ hiệu lực giống như đăng ký theo thủ tục quốc gia. 

Đối với sáng chế, các nước yêu cầu Việt Nam tham gia hàng loạt các điều ước quốc tế về thủ tục. Đặc biệt là đối với đối tượng bảo hộ, các nước bắt phải bảo hộ những phương pháp sử dụng mới hoặc các công dụng mới của các sản phẩm đã biết, Việt Nam bị yêu cầu phải bảo hộ các phương pháp phòng và chẩn đoán bệnh, hay bảo hộ thực vật, động vật, các quá trình sản xuất thực vật, động vật bằng quy trình sinh học. Tất cả những đối tượng này là những đối tượng được phép loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ sáng chế mà WTO cho phép. Đối với tiêu chuẩn bảo hộ, các nước đưa ra những định nghĩa giống như luật quốc gia của họ, mà có thể nói rằng tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế của Mỹ là thấp nhất thế giới. Họ bảo hộ một cách dễ dàng, nên họ muốn áp đặt mức bảo hộ đó sang các nước ký kết FTA. Họ đòi phải kéo dài thời gian bảo hộ, nếu như thủ tục đăng ký sáng chế, thủ tục đăng ký thuốc, hay thủ tục đăng ký các sản phẩm hóa chất nông nghiệp bị chậm trễ. Họ đề nghị rằng không cho phép các quốc gia có thủ tục phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ trước khi văn bằng bảo hộ được cấp, vì họ muốn tạo điều kiện cho văn bằng được cấp thật nhanh. Riêng đối với dược phẩm và nông hóa phẩm, các FTA có những điều rất riêng, khác hẳn hiệp định TRIPS. Ở trong hiệp định TRIPS của WTO thì chúng ta có cơ chế bảo hộ thông tin bí mật, bảo hộ những dữ liệu thử nghiệm mà vẫn được bí mật, và quyền của người bảo hộ chỉ là được giữ bí mật thông tin đó, người khác không được tiếp cận, không được bộc lộ, không được dùng những thông tin mà bị tiếp cận hoặc bộc lộ trái phép để làm các thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng trong các FTA hiện đại, người ta lại có cơ chế bảo hộ độc quyền đối với những dữ liệu, những thông tin như vậy. Cơ chế bảo hộ độc quyền này sẽ dẫn đến một đối tượng bảo hộ hoàn toàn mới, tức là không phải bản thân dữ liệu đó nữa, mà độc quyền thực chất là dành cho chính sản phẩm đó. Cả về đối tượng bảo hộ và thời gian bảo hộ, lẫn các điều kiện bảo hộ, đều rất “thái quá”, dành quyền lợi rất nhiều cho các hãng dược. Vì vậy nên trên báo chí, các phương tiện thông tin truyền thông, xã hội các nước tham gia đàm phán đều có những phản ứng rất gay gắt về đề xuất của Mỹ. Vậy nên một số FTA mà Mỹ ký kết với một số nước như Peru, mãi mới được quốc hội Mỹ thông qua. 

Về quyền tác giả và quyền liên quan, thời hạn bảo hộ được Mỹ đòi kéo dài lên rất cao, bằng cuộc đời của tác giả cộng với 70 năm, trong khi của Việt Nam là 50 năm, và nếu không tính theo cuộc đời tác giả, thì đòi bảo hộ đến 95 năm sau khi công bố, và không quá 120 năm, trong khi hai con số này ở Việt Nam lần lượt là 70 năm và 100 năm. Phạm vi quyền cũng được mở ra rất rộng, và thậm chí đối với những hành vi không phải là xâm phạm quyền, ví dụ như các hành vi xâm phạm vào các công nghệ bảo vệ tác phẩm, hoặc xâm phạm vào thông tin quản lý quyền, hay các nhà cung cấp dịch vụ cũng bị đặt trách nhiệm rất lớn. Tức là nội dung bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được mở ra rất rộng, bên cạnh bản quyền thì còn có tín hiệu vệ tinh, Việt Nam cũng bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình, nhưng tín hiệu này ở trong các hiệp định FTA thì được mở rộng ra cả tín hiệu truyền cáp. 

Chương cuối cùng là phần thực thi, Mỹ đặt ra những tiêu chuẩn rất hà khắc để thực thi một cách nghiêm ngặt đối với quyền sở hữu trí tuệ từ biện pháp thủ tục hành chính dân sự và hình sự. Về dân sự thì có các điều như chế tài hay biện pháp xử lý hàng hóa có thiên hướng giống như là hình sự. Kể cả thủ tục kiểm soát hải quan ở biên giới cũng như vậy. Đối với thủ tục hành chính, trong 9 nước đàm phán, chỉ có Việt Nam và Peru có thủ tục hành chính, nhưng Mỹ lấy nguyên một nguyên tắc của hiệp đinh TRIPS là nếu như một nước có thủ tục hành chính, thì thủ tục hành chính phải giống như thủ tục dân sự. Đặc biệt là đối với biện pháp hình sự thì họ đã hình sự hóa cái hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ ở mức rất cao. Trong đó, tiêu chuẩn của điều ước quốc tế được phổ biến hiện nay ở trong TRIPS là: hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan, hoặc giả mạo nhãn hiệu phải ở quy mô thương mại, và có tính chất cố ý thì mới xử lý. Trong các FTA, người ta đưa ra một định nghĩa về quy mô thương mại khiến cho bản chất của hành vi không còn là quy mô thương mại nữa. Ví dụ như tronng hiệp định về chống hàng giả mới ký kết cuối năm ngoái, họ định nghĩa quy mô thương mại, đối với quyền tác giả và quyền liên quan, là nếu có xâm phạm đáng kể, dù không có động cơ thu lợi tài chính, trực tiếp hay gián tiếp, thì cũng bị xử lý hình sự; và xâm phạm nhằm đạt lợi thế thương mại, hoặc nhằm thu lợi tài chính, thì cũng bị xử lý hình sự. Điều này là rất khó đối với hệ thống pháp luật của Việt Nam, vì các hành vi vi phạm phải đạt một ngưỡng nhất định, bên cạnh hệ thống hình sự, chúng ta còn có một hệ thống hành chính để hỗ trợ cho hệ thống hình sự. Ngoài ra, các hành vị bị xử lý hình sự cũng mở rất rộng, hành vi xuất nhập khẩu, hành vi xâm phạm bí mật thương mại, hay thậm chí quay phim trong rạp, họ hình sự hóa quan hệ dân sự và có thể xâm phạm cả quyền cá nhân. 

Trong chương thực thi thì đặc biệt có thực thi bản quyền trong môi trường kỹ thuật số là những điểm rất nổi bật. Với những yêu cầu như vậy, các hãng công nghệ lớn có quyền rất cao, và doanh nghiệp của Việt Nam, theo như thống kê về đăng ký sáng chế cở cục sở hữu trí tuệ, thì số lượng sáng chế cấp cho người Việt Nam là không đáng kể. Hiện nay Việt Nam đang bảo hộ chủ yếu là quyền của người nước ngoài. Do đó với quyền được nâng cao như thế, khả năng tiếp cận công nghệ mới, khả năng tiếp cận sản phẩm mới của chúng ta sẽ bị hạn chế một cách đáng kể. Chế độ thực thi hà khắc sẽ khiến cho doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị kiện cáo rất phức tạp và bị phạt rất nặng nếu xâm hại vào quyền sở hữu trí tuệ. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng, Cục sở hữu Trí Tuệ, Bộ KH và CN, Trưởng nhóm Sở hữu trí tuệ
(Phát biểu tại hội thảo “Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Ý nghĩa đối với doanh nghiệp” ngày 23/5/2012)