Cập nhật tình hình đàm phán vấn đề Nông nghiệp và SPS trong TPP của Việt Nam

06/06/2012    78

Trong đàm phán TPP về nông nghiệp thì những sản phẩm mà Việt Nam đã bảo hộ trong đàm phán gia nhập WTO sẽ cố gắng giữ nguyên. Trong khuôn khổ của TPP có thêm một số nội dung liên quan đến vấn đề môi trường, cũng như vấn đề an ninh lương thực, thì có những cơ chế để tăng cường hợp tác giữa các nước trong khuôn khổ TPP. Liên quan đến hiệp định SPS, đây là một hiệp định rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến vấn đề xuất nhập khẩu các sản phẩm nông sản, thực phẩm, cũng như các sản phẩm lâm nghiệp, gỗ chế biến từ Việt Nam sang các nước thị trường là thành viên của TPP. Về chương SPS của hiệp định TPP, trong tất cả 9 nước tham gia đàm phán, thì có 7 nước có dự thảo, và dựa trên 7 dự thảo đó, Việt Nam tổng hợp lại thành một bảng “consolidate text” cuối cùng để trên cơ sở này, hài hòa với nhau, thống nhất được một chương SPS hoàn chỉnh cho hiệp định TPP. 
Xét một cách toàn diện, chương SPS trong TPP có rất nhiều tiến bộ so với những hiệp định mà Việt Namđã từng đàm phán. Ngay cả những nước mà Việt Nam đã có FTA với ASEAN trước đây như là Úc, New Zealand, thì cam kết trong chương SPS cũng mở hơn, có những cơ chế về công nhận tương đương lẫn nhau, có những cơ chế để nghi nhận những vùng phi dịch bệnh, để thúc đẩy thương mại giữa các nước. Ở đây, các bên đã xây dựng những cơ chế trong việc các nước làm SPS của mình dựa trên nguyên lý rủi ro. Luật An toàn Thực phẩm mới của Việt Nam cũng đã chuyển hướng giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm không qua công đoạn cuối cùng nữa, vì chất lượng sản phẩm cũng không nằm ở khâu kiểm nghiệm nữa, mà nằm ở suốt trong quá trình sản xuất, từ sản phẩm đầu vào cho đến phân bón, thu hoạch…Trong hiệp định này, chúng ta chuyển sang kiểm soát tất cả rủi ro trong quá trình sản xuất, và có cơ sở để đánh giá rủi ro, thậm chí trong khi xuất khẩu, các doanh nghiệp đã chứng minh được chuỗi sản xuất của mình là an toàn, thì không cần chứng nhận nữa. Nội dung đó cũng đã được đưa vào trong chương SPS. Do vậy, chi phí cho doanh nghiệp cũng sẽ được giảm bớt rất nhiều, vì hiện tại, tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, nông sản của Việt Nam đều phải có chứng nhận, ví dụ như chúng nhận kiểm dịch của cục bảo vệ thực vật chẳng hạn, hay là chứng nhận về an toàn thực phẩm,… những chứng nhận đó khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, chi phí trong quá trình kiểm nghiệm, do vậy là sự chuyển đổi cơ chế trong sự giám sát, quản lý chất lượng an toàn thực phẩm sẽ rất phù hợp, và trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ bớt được rất nhiều quan ngại. 
Một trong những vấn đề quan trọng là vấn đề xây dựng một cơ chế hợp tác, và thông qua một ủy ban, trong SPS cũng sẽ thành lập một ủy ban gọi là “SPS Committee”. Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi các nội dung của chương SPS, cũng như khi có vấn đề về SPS xảy ra trong thương mại giữa các nước, thì ủy ban này sẽ tiến hành xem xét tất cả nội dung đó. Có một cơ chế mà hiện tạiHoa Kỳ vẫn chưa thống nhất đó là, khi có những vấn đề như thế, tất cả các nước khác đều đề cập đến vấn đề thành lập một tiểu ban về kỹ thuật, vì những người trong ủy ban đó chỉ là những người điều phối các mạng lưới SPS của các quốc gia, họ không phải là người làm kỹ thuật để có thể thảo luận trực tiếp các vấn đề kỹ thuật và để giải quyết những rào cản mà chúng ta gặp phải với các nước trong thương mại. Do vậy hiện tại, chúng ta vẫn còn đang khúc mắc ở khâu đó. Hoa Kỳ cũng đã hứa sẽ xem xét trong phiên sắp tới. Nếu như đưa được nôi dung đó vào, đó cũng là một điều rất tốt cho chúng ta, nếu như sau này chúng ta có những vấn đề vướng mắc khi xuất khẩu các sản phẩm vào các thị trường, đặc biệt là các thị trường như Hoa Kỳ thì thông qua ủy ban này, có thể thành lập những nhóm kỹ thuật, để trên cơ sở đó, giải quyết những vấn đề nhanh hơn, chứ không như bây giờ. Hiện tại, những vấn đề về kỹ thuật như vậy rất rắc rối, nhiều khi là có rất nhiều bên làm việc và ngay cả trong Bộ Nông Nghiệp, nếu như không có một chủ trì, không có người thúc đẩy thì mọi việc đều bị chậm trễ, không có ai giải quyết, và cuối cùng doanh nghiệp là người phải chịu. Chẳng hạn như có vấn đề về ong, thì mỗi bên một ý kiến. Hoa Kỳ nói rằng họ có cơ sở khoa học bởi vì khi kiểm tra thì có dư lượng chất cấm, mà quy định trong luật của họ chưa được thực hiện. Trong khi đó, luật Việt Nam thì lại không có điều này, nên khi áp dụng những biện pháp mà chưa có tính chất quốc tế là rất khó. Do vậy trong tương lai, ủy ban này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc các thành viên tham gia giải quyết những khúc mắc về vấn đề SPS. 
Về công nhận lẫn nhau, các bên đã tham gia bàn bạc, và tính đến tất cả các khía cạnh, ngay cả khía cạnh các nước đang phát triển. Việt Nam đã đưa các nội dung, yêu cầu các nước phát triển như Hoa Kỳ, Úc, New Zealand phải có những hoạt động hỗ trợ Việt Nam trong việc mở rộng thị trường. Ví dụ như sau này, Việt Nam muốn mở rộng xuất khẩu một sản phẩm nào đó sang Hoa Kỳ, mà hàng rào kỹ thuật của Hoa Kỳ cao, Việt Nam không đáp ứng được những yêu cầu đó, thì Việt Nam phải tăng cường năng lực con người như thế nào, về trang thiết bị như thế nào, về vấn đề kiểm tra, kiểm nghiệm như thế nào. Việt Nam có thể thông qua ủy ban đó, xây dựng một đề án, đệ trình qua ủy ban và sau đó yêu cầu Hoa Kỳ cũng như các nước khác hỗ trợ Viêt Nam trong vấn đề mở cửa thị trường. 
Đó là một số nội dung chính của đàm phán, quan trọng nhất là vấn đề công nhận tương đương lẫn nhau trong hiệp định SPS. Nhưng thực tế các nước không bao giờ muốn chấp nhận sự công nhận tương đương bởi vì hiệp định SPS có nói là khi một biện pháp SPS của một nước xuất khẩu nào đó mà đảm bảo được tính an toàn, và bảo vệ được mức độ phù hợp của nước nhập khẩu, thì nước nhập khẩu phải coi đó là tương đương, mặc dù hai biện pháp có thể khác nhau. Ví dụ như ở Việt Nam và Ấn Độ, người ta vắt sữa bò bằng tay, nhưng trong quá trình đó, người ta vẫn đảm bảo đủ vệ sinh, các yếu tố rủi ro lây nhiễm vi sinh vật vào sữa là không có, thì biện pháp đó vẫn đảm bảo là tương đương. Còn so với biện pháp của Hoa Kỳ là vắt bằng máy chẳng hạn, thì sau này Việt Nam có thể đưa vào xây dựng quy trình và nếu như cần nâng cấp, có thể yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ kỹ thuật trong việc cải tiến những quy trình kỹ thuật như vậy. Và sau này, doanh nghiệp phải là người đề xuất những nội dung đó, chứ không phải là những người làm cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ thời gian vừa qua, khi Viêt Nam nhập khẩu bò sống từ Úc để về giết thịt, nhập về khoảng 1500 con bò, nhưng điều kiện giết mổ của Việt Nam không đảm bảo điều kiện giết mổ của Úc. Ở Úc người ta sử dụng phương pháp gây sốc điện. Nhưng ở Việt Nam dùng búa đập, và họ nói là vi phạm quyền động vật, điều hẳn một đoàn công tác của Úc sang để làm việc với Việt Nam trong vấn đề tăng cường năng lực của doanh nghiệp trong vấn đề giết mổ, làm sao đảm bảo quyền động vật và không gây đau đớn trong quá trình giết mổ. Đó cũng là những nội dung mà sau này, doanh nghiệp phải trực tiếp có những đề xuất, có ý kiến với các cơ quan quản lý, để tăng cường năng lực cho doanh nghiệp cũng như là cho các cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề đảm bảo các yêu cầu SPS của thị trường nhập khẩu. 
Một nội dung quan trọng khác là công nhận các vùng phi dịch bệnh. Nội dung này, nếu như đưa vào thì Việt Nam cũng có những lợi thế, cũng như là những nước phát triển cũng có những lợi thế bởi vì Việt Nam là một trong những nước có điều kiện khí hâu rất dài từ Nam tới Bắc, rất đa dạng về vùng sinh thái, và dịch bệnh cũng rất khác nhau. Do vậy, khi một sản phẩm nào đó của Việt Nam, xuất khẩu rau, hoa quả tươi từ vùng phía Bắc chẳng hạn, mà bùng phát một dịch bệnh các nước bảo là Việt Nam đang có dịch bệnh, và có thể cấm nhập khẩu những hoa quả tươi của Việt Nam, mặc dù có thể là hàng xuất xứ từ thành phố Hồ Chí Minh, nhưng họ có thể cấm hết. Biện pháp đó chỉ được áp dụng trong trường hợp gọi là “khẩn cấp”, tức là các nước có thể ra phán quyết nhưng sau đó xem xét lại và thay đổi quy định đó, bởi vì Việt Nam sẽ chứng minh là dịch bệnh chỉ bùng phát ở khu vực phía bắc, chứ không có ở phía nam, nên tất cả các sản phẩm từ miền trung trở vào nam đều có thể xuất khẩu được, vì không liên quan gì đến vấn đề bùng phát dịch bệnh cả. 
Một ví dụ khác là vừa qua, Hoa Kỳ có vấn đề về bệnh bò điên, thực ra chỉ là một vài con bị bệnh, nhưng Hoa Kỳ đã thông báo ngay cho tất cả các nước khác, vì lúc đó chưa có xét nghiệm và đánh giá chính thức về vấn đề đó.Năm 2003 Hoa Kỳ đã từng bị thiệt hại khoảng 10 tỷ USD chỉ vì một thông báo minh bạch như vậy và các nước nhập khẩu đã cấm nhập khẩu thị bò từ Hoa Kỳ. Trong trường hợp vừa rồi, nhiều nước đã phản ứng ngay, nhưng Việt Nam thì vẫn rất mềm dẻo, đánh giá trên nhiều góc độ kể cả về quan hệ và chính trị, và không có bất kì một biện pháp gì. Sau đó,Hoa Kỳ thông báo lại rằng đó chỉ là một trang trại thôi, con bò đó rất già và bị mắc bệnh u não. Tất cả những trường hợp tương tự như vậy, sau này sẽ rất phù hợp cho Việt Nam trong vấn đề xuất khẩu các sản phẩm, ví dụ như gia cầm, bùng phát cúm ở một vùng nào đó chẳng hạn, thì các sản phẩm ở các vùng khác vẫn có thể xuất khẩu được. Vấn đề công nhận tương đương này là vấn đề chính, chủ đạo mà trước đây, tất cả những chương SPS, khi Việt Nam đề cập đến thì đều bị các nước gạt đi, đặc biệt là Nhật Bản, Úc và New Zealand  trước đây, trong ASEAN – Úc – New Zealand. Còn trong TPP, đó là những bước mà chúng ta đã đạt được. 

Trong đàm phán TPP về nông nghiệp thì những sản phẩm mà Việt Nam đã bảo hộ trong đàm phán gia nhập WTO sẽ cố gắng giữ nguyên. Trong khuôn khổ của TPP có thêm một số nội dung liên quan đến vấn đề môi trường, cũng như vấn đề an ninh lương thực, thì có những cơ chế để tăng cường hợp tác giữa các nước trong khuôn khổ TPP. Liên quan đến hiệp định SPS, đây là một hiệp định rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến vấn đề xuất nhập khẩu các sản phẩm nông sản, thực phẩm, cũng như các sản phẩm lâm nghiệp, gỗ chế biến từ Việt Nam sang các nước thị trường là thành viên của TPP. Về chương SPS của hiệp định TPP, trong tất cả 9 nước tham gia đàm phán, thì có 7 nước có dự thảo, và dựa trên 7 dự thảo đó, Việt Nam tổng hợp lại thành một bảng “consolidate text” cuối cùng để trên cơ sở này, hài hòa với nhau, thống nhất được một chương SPS hoàn chỉnh cho hiệp định TPP. 

Xét một cách toàn diện, chương SPS trong TPP có rất nhiều tiến bộ so với những hiệp định mà Việt Namđã từng đàm phán. Ngay cả những nước mà Việt Nam đã có FTA với ASEAN trước đây như là Úc, New Zealand, thì cam kết trong chương SPS cũng mở hơn, có những cơ chế về công nhận tương đương lẫn nhau, có những cơ chế để nghi nhận những vùng phi dịch bệnh, để thúc đẩy thương mại giữa các nước. Ở đây, các bên đã xây dựng những cơ chế trong việc các nước làm SPS của mình dựa trên nguyên lý rủi ro. Luật An toàn Thực phẩm mới của Việt Nam cũng đã chuyển hướng giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm không qua công đoạn cuối cùng nữa, vì chất lượng sản phẩm cũng không nằm ở khâu kiểm nghiệm nữa, mà nằm ở suốt trong quá trình sản xuất, từ sản phẩm đầu vào cho đến phân bón, thu hoạch…Trong hiệp định này, chúng ta chuyển sang kiểm soát tất cả rủi ro trong quá trình sản xuất, và có cơ sở để đánh giá rủi ro, thậm chí trong khi xuất khẩu, các doanh nghiệp đã chứng minh được chuỗi sản xuất của mình là an toàn, thì không cần chứng nhận nữa. Nội dung đó cũng đã được đưa vào trong chương SPS. Do vậy, chi phí cho doanh nghiệp cũng sẽ được giảm bớt rất nhiều, vì hiện tại, tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, nông sản của Việt Nam đều phải có chứng nhận, ví dụ như chúng nhận kiểm dịch của cục bảo vệ thực vật chẳng hạn, hay là chứng nhận về an toàn thực phẩm,… những chứng nhận đó khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, chi phí trong quá trình kiểm nghiệm, do vậy là sự chuyển đổi cơ chế trong sự giám sát, quản lý chất lượng an toàn thực phẩm sẽ rất phù hợp, và trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ bớt được rất nhiều quan ngại. 

Một trong những vấn đề quan trọng là vấn đề xây dựng một cơ chế hợp tác, và thông qua một ủy ban, trong SPS cũng sẽ thành lập một ủy ban gọi là “SPS Committee”. Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi các nội dung của chương SPS, cũng như khi có vấn đề về SPS xảy ra trong thương mại giữa các nước, thì ủy ban này sẽ tiến hành xem xét tất cả nội dung đó. Có một cơ chế mà hiện tạiHoa Kỳ vẫn chưa thống nhất đó là, khi có những vấn đề như thế, tất cả các nước khác đều đề cập đến vấn đề thành lập một tiểu ban về kỹ thuật, vì những người trong ủy ban đó chỉ là những người điều phối các mạng lưới SPS của các quốc gia, họ không phải là người làm kỹ thuật để có thể thảo luận trực tiếp các vấn đề kỹ thuật và để giải quyết những rào cản mà chúng ta gặp phải với các nước trong thương mại. Do vậy hiện tại, chúng ta vẫn còn đang khúc mắc ở khâu đó. Hoa Kỳ cũng đã hứa sẽ xem xét trong phiên sắp tới. Nếu như đưa được nôi dung đó vào, đó cũng là một điều rất tốt cho chúng ta, nếu như sau này chúng ta có những vấn đề vướng mắc khi xuất khẩu các sản phẩm vào các thị trường, đặc biệt là các thị trường như Hoa Kỳ thì thông qua ủy ban này, có thể thành lập những nhóm kỹ thuật, để trên cơ sở đó, giải quyết những vấn đề nhanh hơn, chứ không như bây giờ. Hiện tại, những vấn đề về kỹ thuật như vậy rất rắc rối, nhiều khi là có rất nhiều bên làm việc và ngay cả trong Bộ Nông Nghiệp, nếu như không có một chủ trì, không có người thúc đẩy thì mọi việc đều bị chậm trễ, không có ai giải quyết, và cuối cùng doanh nghiệp là người phải chịu. Chẳng hạn như có vấn đề về ong, thì mỗi bên một ý kiến. Hoa Kỳ nói rằng họ có cơ sở khoa học bởi vì khi kiểm tra thì có dư lượng chất cấm, mà quy định trong luật của họ chưa được thực hiện. Trong khi đó, luật Việt Nam thì lại không có điều này, nên khi áp dụng những biện pháp mà chưa có tính chất quốc tế là rất khó. Do vậy trong tương lai, ủy ban này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc các thành viên tham gia giải quyết những khúc mắc về vấn đề SPS. 

Về công nhận lẫn nhau, các bên đã tham gia bàn bạc, và tính đến tất cả các khía cạnh, ngay cả khía cạnh các nước đang phát triển. Việt Nam đã đưa các nội dung, yêu cầu các nước phát triển như Hoa Kỳ, Úc, New Zealand phải có những hoạt động hỗ trợ Việt Nam trong việc mở rộng thị trường. Ví dụ như sau này, Việt Nam muốn mở rộng xuất khẩu một sản phẩm nào đó sang Hoa Kỳ, mà hàng rào kỹ thuật của Hoa Kỳ cao, Việt Nam không đáp ứng được những yêu cầu đó, thì Việt Nam phải tăng cường năng lực con người như thế nào, về trang thiết bị như thế nào, về vấn đề kiểm tra, kiểm nghiệm như thế nào. Việt Nam có thể thông qua ủy ban đó, xây dựng một đề án, đệ trình qua ủy ban và sau đó yêu cầu Hoa Kỳ cũng như các nước khác hỗ trợ Viêt Nam trong vấn đề mở cửa thị trường. 

Đó là một số nội dung chính của đàm phán, quan trọng nhất là vấn đề công nhận tương đương lẫn nhau trong hiệp định SPS. Nhưng thực tế các nước không bao giờ muốn chấp nhận sự công nhận tương đương bởi vì hiệp định SPS có nói là khi một biện pháp SPS của một nước xuất khẩu nào đó mà đảm bảo được tính an toàn, và bảo vệ được mức độ phù hợp của nước nhập khẩu, thì nước nhập khẩu phải coi đó là tương đương, mặc dù hai biện pháp có thể khác nhau. Ví dụ như ở Việt Nam và Ấn Độ, người ta vắt sữa bò bằng tay, nhưng trong quá trình đó, người ta vẫn đảm bảo đủ vệ sinh, các yếu tố rủi ro lây nhiễm vi sinh vật vào sữa là không có, thì biện pháp đó vẫn đảm bảo là tương đương. Còn so với biện pháp của Hoa Kỳ là vắt bằng máy chẳng hạn, thì sau này Việt Nam có thể đưa vào xây dựng quy trình và nếu như cần nâng cấp, có thể yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ kỹ thuật trong việc cải tiến những quy trình kỹ thuật như vậy. Và sau này, doanh nghiệp phải là người đề xuất những nội dung đó, chứ không phải là những người làm cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ thời gian vừa qua, khi Viêt Nam nhập khẩu bò sống từ Úc để về giết thịt, nhập về khoảng 1500 con bò, nhưng điều kiện giết mổ của Việt Nam không đảm bảo điều kiện giết mổ của Úc. Ở Úc người ta sử dụng phương pháp gây sốc điện. Nhưng ở Việt Nam dùng búa đập, và họ nói là vi phạm quyền động vật, điều hẳn một đoàn công tác của Úc sang để làm việc với Việt Nam trong vấn đề tăng cường năng lực của doanh nghiệp trong vấn đề giết mổ, làm sao đảm bảo quyền động vật và không gây đau đớn trong quá trình giết mổ. Đó cũng là những nội dung mà sau này, doanh nghiệp phải trực tiếp có những đề xuất, có ý kiến với các cơ quan quản lý, để tăng cường năng lực cho doanh nghiệp cũng như là cho các cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề đảm bảo các yêu cầu SPS của thị trường nhập khẩu. 

Một nội dung quan trọng khác là công nhận các vùng phi dịch bệnh. Nội dung này, nếu như đưa vào thì Việt Nam cũng có những lợi thế, cũng như là những nước phát triển cũng có những lợi thế bởi vì Việt Nam là một trong những nước có điều kiện khí hâu rất dài từ Nam tới Bắc, rất đa dạng về vùng sinh thái, và dịch bệnh cũng rất khác nhau. Do vậy, khi một sản phẩm nào đó của Việt Nam, xuất khẩu rau, hoa quả tươi từ vùng phía Bắc chẳng hạn, mà bùng phát một dịch bệnh các nước bảo là Việt Nam đang có dịch bệnh, và có thể cấm nhập khẩu những hoa quả tươi của Việt Nam, mặc dù có thể là hàng xuất xứ từ thành phố Hồ Chí Minh, nhưng họ có thể cấm hết. Biện pháp đó chỉ được áp dụng trong trường hợp gọi là “khẩn cấp”, tức là các nước có thể ra phán quyết nhưng sau đó xem xét lại và thay đổi quy định đó, bởi vì Việt Nam sẽ chứng minh là dịch bệnh chỉ bùng phát ở khu vực phía bắc, chứ không có ở phía nam, nên tất cả các sản phẩm từ miền trung trở vào nam đều có thể xuất khẩu được, vì không liên quan gì đến vấn đề bùng phát dịch bệnh cả. 

Một ví dụ khác là vừa qua, Hoa Kỳ có vấn đề về bệnh bò điên, thực ra chỉ là một vài con bị bệnh, nhưng Hoa Kỳ đã thông báo ngay cho tất cả các nước khác, vì lúc đó chưa có xét nghiệm và đánh giá chính thức về vấn đề đó.Năm 2003 Hoa Kỳ đã từng bị thiệt hại khoảng 10 tỷ USD chỉ vì một thông báo minh bạch như vậy và các nước nhập khẩu đã cấm nhập khẩu thị bò từ Hoa Kỳ. Trong trường hợp vừa rồi, nhiều nước đã phản ứng ngay, nhưng Việt Nam thì vẫn rất mềm dẻo, đánh giá trên nhiều góc độ kể cả về quan hệ và chính trị, và không có bất kì một biện pháp gì. Sau đó,Hoa Kỳ thông báo lại rằng đó chỉ là một trang trại thôi, con bò đó rất già và bị mắc bệnh u não. Tất cả những trường hợp tương tự như vậy, sau này sẽ rất phù hợp cho Việt Nam trong vấn đề xuất khẩu các sản phẩm, ví dụ như gia cầm, bùng phát cúm ở một vùng nào đó chẳng hạn, thì các sản phẩm ở các vùng khác vẫn có thể xuất khẩu được. Vấn đề công nhận tương đương này là vấn đề chính, chủ đạo mà trước đây, tất cả những chương SPS, khi Việt Nam đề cập đến thì đều bị các nước gạt đi, đặc biệt là Nhật Bản, Úc và New Zealand  trước đây, trong ASEAN – Úc – New Zealand. Còn trong TPP, đó là những bước mà chúng ta đã đạt được. 

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ NN và PTNT

(Phát biểu tại hội thảo “Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Ý nghĩa đối với doanh nghiệp” ngày 23/5/2012)