Cập nhật tình hình đàm phán vấn đề Mua sắm chính phủ trong TPP của Việt Nam

05/06/2012    283

 

Trong đàm phán TPP, chương Mua sắm chính phủ có một văn bản tổng hợp chung, và các phụ lục, các văn bản chung là những nguyên tắc mà các nước sẽ kí kết chung với nhau, còn các phụ lục là bản chào mở của thị trường của riêng từng quốc gia. Hiện nay, tham vọng của Mỹ là đưa tất cả những gì chung vào trong văn bản chung đó, để các nước vào sau có muốn cũng không thể thay đổi văn bản chung đó, còn nếu muốn bổ sung điều gì thì phải ghi vào phụ lục – bản chào của nước mình. Văn bản chung thì hiện nay đã hoàn thành và các nước đều đã đồng ý. Còn bản chào thì Việt Nam là nước có bản chào đầy đủ đầu tiên tại phiên 11 tại Melbourne của Úc. Dự kiến trong phiên tới, Việt Nam sẽ có một bản chào sửa đổi, và các nội dung này sẽ đặc biệt có ảnh hưởng tới các cơ quan trung ương. Chúng ta mới chỉ chào các cơ quan trung ương, mà chưa chào tới các cơ quan địa phương và doanh nghiệp nhà nước. 
Nội dung chính của mua sắm chính phủ bao gồm như sau. Thứ nhất là phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, bao gồm cả phụ lục mở cửa thị trường, các nguyên tắc chung TPP, là những nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc đối xử quốc gia, và nguyên tắc cấm bù trừ; các hình thức lựa chọn nhà thầu trong TPP, các quy trình đấu thầu và nghĩa vụ trong TPP, sử dụng các phương tiện điện tử trong đấu thầu, và các biện pháp chuyển tiếp dành cho các nước đang phát triển. Hiệp đinh này quy định như sau: đối với các cơ quan, phạm vi điều chỉnh bao gồm các cơ quan mà Việt Nam sẽ chào trong phụ lục, được liệt kê ra. Hiện tại Việt Nam chỉ chào các cơ quan trung ương. Về mặt phạm vi đối tượng, có thể bao gồm các mặt mua, thuê, thuê mua, và các hợp đồng nhượng quyền, riêng đối với hợp đồng VP thì hiện vẫn đang đàm phán, theo hướng một là có lộ trình áp dụng, hai là phải bỏ ra. Tham vọng của các nước là không muốn bỏ cái gì ra cả, cái gì riêng thì đưa vào bản chào. Về xây dựng, các gói thầu có ngưỡng quy định, sẽ có một danh sách cơ quan được chào, khi tổ chức đấu thầu mua sắm công trình xây lắp, hàng hóa, và dịch vụ, có các ngưỡng gói thầu, mà từ cái ngưỡng quy định trở lên, thì lúc đó phải tổ chức đấu thầu rộng rãi, khi đó các nhà thầu trong nước và 8 nhà thầu khác đến từ 8 nước TPP, và phải mở cửa hoàn toàn, không được phân biệt đối xử. Nội dung của phụ lục sẽ bao gồm danh sách cơ quan tổ chức, danh sách hàng hóa, danh sách dịch vụ, danh sách dịch vụ xây dựng, công thức điều chỉnh giá gói thầu và ngưỡng giá gói thầu. Sẽ có một công thức để xác định ngưỡng giá gói thầu tùy tình hình, ví dụ khi lạm phát tăng cao, thì sẽ có yếu tố bù vào lạm phát để xác định gói thầu cho từng thời kì. 
Các nguyên tắc chung là như sau: đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử. Về đối xử quốc gia, các nước đang phát triển ví dụ như Việt Nam sẽ được ưu tiên trong gia đoạn chuyển đổi, khi hết giai đoạn chuyển đổi, thì sẽ thực hiện không phân biệt đối xử. Quy định về biện pháp bù trừ: hiện nay trong APEC có quy định biện pháp bù trừ, nhưng quy định để không áp dụng, chứ không phải là quy định để áp dụng. Bù trừ ở đây có thể hiểu là ưu đãi nội địa, khi chấm thầu, chúng ta sẽ ưu đãi cho các nhà thầu sử mà dụng nhiều, hoặc có hàm lượng nội địa cao. Nhưng các nước lại cho rằng không được làm việc này. Đối với ưu tiên này, Việt Nam đang đàm phán là nếu trong giai đoạn chuyển đổi, phải cho phép Việt Nam làm điều đó, bởi Việt Nam là một nước kém phát triển. Các hình thức lựa chọn nhà thầu giống như GPA, dù Việt Nam đã là thành viên của WTO nhưng chưa gia nhập hiệp định GPA của WTO, hiện nay chúng ta đang làm thủ tục để trở thành quan sát viên. Úc cũng là quan sát viên của GPA khoảng 10 năm nay nhưng vẫn chưa gia nhập. 
Đây là lần đầu tiên Việt Nam mở cửa thị trường mua sắm chính phủ, nhưng mức cam kết thì lại kì vọng là mở rất mạnh, thậm chí mạnh hơn cả GPA. Có ba hình thức: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu. Đấu thầu rộng rãi thì giống như quy định của pháp luật Việt Nam, đấu thầu hạn chế thì giống như đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển của Việt Nam, sử dụng một vòng sơ loại các nhà thầu và tổ chức đấu thầu. Chỉ định thầu thì lại khác. Hiện nay, quy định về chỉ định thầu của Việt Nam vô cùng rộng, ngoài các ngưỡng 5 tỷ đối với xây lắp, , 3 tỷ đối với dịch vụ và 2 tỷ đối với hàng hóa là được chỉ định thầu, còn lại các trường hợp khác thì rất phức tạp. Nếu gia nhập TPP thì sẽ thế nào? Việt Nam sẽ phải rất hạn chế việc chỉ định thầu, chỉ trừ trong những trường hợp cấp bách, phải chứng minh, thì mới được chỉ định thầu. Nếu cứ để diễn ra tình trạng hiện nay thì chúng ta sẽ vi phạm hiệp định. Tất nhiên vẫn có loại trừ cho quốc phòng anh ninh, đó là loại trừ chung. Việc chỉ định thầu có nhiều thông tin rất quan trọng, trong khoảng 3 năm trở lại đây, số lượng các gói thầu chỉ định thầu là khoảng 75%. Vậy là, gọi là Luật Đấu Thầu nhưng “đấu” thì ít mà “chỉ định” thì nhiều, khi xin đổi tên luật thì lại khó. Giá trị chỉ định thầu chiếm tới 45% và thực tế đó là cơ chế xin cho rất nặng, và đã xin cho thì nó loại bỏ các doanh nghiệp ra khỏi thị trường chơi chung, cạnh tranh mở. Và đặc biệt, khi chỉ định thầu thì các doanh nghiệp không chú ý đến tăng cường năng lực, nếu như ngay bây giờ mở cửa thị trường, thậm chí chưa cần kí TPP, mà mở cửa cho cạnh tranh tự do, thì các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ sớm bị loại từ vòng hồ sơ. 
Các nội dung đặc biệt về thông tin: thứ nhất là hiệp định này quy định rất chặt chẽ về thông tin, thông tin đấu thầu, trước và sau. Trước là khi thông báo mời thầu, người ta đòi hỏi những yêu cầu rất minh bạch và khắt khe. Sau đấu thầu thì việc cung cấp thông tin phải rất chi tiết. Và phải dùng những yêu cầu kĩ thuật mang tính rộng rãi, phổ biến. Về đánh giá hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng thì các nước đưa ra những nguyên tắc sau: những gói thầu nào mà giá là yếu tố chủ yếu thì lấy giá thấp nhất, thứ hai là điểm và giá kết hợp cao nhất, và thứ ba là giá đánh giá thấp nhất, và vấn đề này sẽ còn được mở rộng ra rất nhiều. Về xử lý kiến nghị trong đấu thầu, thì trong phiên vừa qua đã đạt được một điều là khi nhà thầu có kiến nghị và kiện ra tòa, thì mọi thông tin xét xử phải được công bố, nhưng phiên vừa rồi các nước đã đồng ý bỏ, tạm gác lại vì coi đó là vấn đề tư pháp. Nhưng các nước vẫn có đòi hỏi là phải có một cơ quan hành chính độc lập, hoặc một cơ quan tư pháp độc lập để giải quyết vấn đề kiện tụng. 
Về việc sử dụng các phương tiện điện tử, các nước rất khuyến khích việc sử dụng các phương tiện điện tử, vì hiện nay công nghệ đấu thầu của Việt Nam gọi là công nghệ giấy. Công nghệ mới thì rất tốt, nói đơn giản là các nhà thầu không biết mặt nhau, kí hợp đồng trên mạng, đến khi bàn giao mới gặp nhau. Như thế thì không thể có sự thông đồng trong đầu thầu. Trong nước, chúng ta cũng đang xây dựng một hệ thống đấu thầu qua mạng, với sự trợ giúp của Hàn Quốc, khi đó, vấn đề điện tử cũng không phải là rào cản đối với Việt Nam.  Nhưng rào cản thực sự lại là ở trong nước, đó là việc các doanh nghiệp trong nước không muốn áp dụng hệ thống này, vì áp dụng hệ thống này thì rất mình bạch, nhưng lại nhanh quá, nên đó là một rào cản trong nước, chứ không phải là một rào cản quốc tế. 
Về các biện pháp chuyển đổi, TPP cho phép một số trì hoãn nghĩa vụ thực hiện, và trì hoãn như thế nào thì Việt Nam phải xây dựng, phải đưa ra được bản chào cho các nước là Việt Nam muốn trì hoãn cái gì, nhưng cũng phải chứng minh được là trì hoãn hợp lý, thì mới được chấp nhận. Về ngưỡng để áp dụng,  hiện nay GPA vào khoảng S$ 95.000 và S$ 130.000 đối với hàng hóa dịch vụ, và 5 triệu S$ đối với xây lắp, một S$ có thể chuyển tính ra theo USD. Việt Nam định chào cao hơn, nhưng Hoa Kỳ thì cho rằng nên xuống ở mức đó. 
Các điều khoản thực hiện nghĩa vụ tạm thời đề cập đến có nghĩa là trong khoảng thời gian chuyển đổi, không phải là Việt Nam không có nghĩa vụ gì, mà vẫn phải tập dượt dần. Việc chào thời gian cụ thể là bao nhiêu cũng cần tính đến vì thời gian dài thì cũng có cái tốt mà cũng có cái bất lợi, vì doanh nghiệp sẽ chủ quan, cho rằng còn lâu mới phải áp dụng, cho nên không cần chuẩn bị gì cả. 
Về những thách thức đối với Việt Nam, thứ nhất là thay đổi quy định pháp luật về đấu thầu, thì hiện nay chúng ta đang sử Luật Đấu Thầu. Thứ hai là về nâng cao năng lực cạnh tranh, thì đây vẫn còn là thách thức rất lớn, nếu các doanh nghiệp không thay đổi thì chúng ta có thể sẽ thua ngay trên sân nhà. Thứ ba là khi thực thi cam kết sẽ có những biện pháp thực thi bao gồm cả luật, nghị quyết, và cả hành vi của chủ đầu tư bên mời thầu, nếu như có sai trái thì họ cũng có thể khép ta vào việc vi phạm hiệp định. 
Về những thuận lợi thì rõ ràng việc đấu thầu sẽ thuận lợi hơn, minh bạch hơn, nhiều lựa chọn cho chủ đầu tư và tăng cường chất lượng cho công trình, cũng như thu hút được đầu tư tư nhân. Cái lợi rõ ràng có thể nhìn thấy là dùng ngoại lực, thay đổi môi trường bên trong. 
Ông Nguyễn Đăng Chương, Phó Cục trưởng Cục QL Đấu thầu, Bộ KH và ĐT, Trưởng nhóm Mua sắm Chính phủ
(Phát biểu tại hội thảo “Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Ý nghĩa đối với doanh nghiệp” ngày 23/5/2012

“Mua sắm chính phủ”, hay còn gọi là mua sắm công, ở Việt Nam ít người nghe đến khái niệm này. Trước đây, khi xây dựng Luật Đấu thầu, trong kì họp quốc hội khóa 11, kì họp 29/5/2005, khi biểu quyết một trong những cái tên cho bộ luật này, thì đa số địa biểu đã chọn chữ “Đấu Thầu” do thói quen. Vậy bây giờ, chúng ta phải hiểu rằng luật đấu thầu này là để chỉ luật chi tiêu mua sắm công, để phục vụ việc mua sắm của chính phủ. Thế nhưng mua sắm của Việt Nam có khác so với mua sắm của các nước phát triển trên thế giới? Ở các nước khác, họ thường mua sắm phục vụ chủ yếu cho các cơ quan của chính phủ, và để duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan chính phủ. Nhưng chúng ta lại có tới ba phần mục trong mua sắm chính phủ: thứ nhất là mua sắm để phục vụ cho việc duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang, và cấp ngân sách cho các hiệp hội,…; thứ hai là các dự án đầu tư phát triển, vì các dự án này mới đến gần đây mới có những nguồn đầu tư khác, nhưng chủ yếu vẫn là nhà nước bỏ ra đầu tư, hoàn toàn là chi tiêu từ ngân sách; thứ ba nữa là chúng ta có một hệ thống doanh nghiệp nhà nước rất đồ sộ, và các doanh nghiệp này đều được cấp tiền vốn, tài sản, đất đai, các tài sản này đều có nguồn gốc từ nhà nước. Vì vậy đặc thù của mua sắm Việt Nam là gồm có 3 trụ cột chính ấy. Còn tên gọi Luật Đấu Thầu chỉ là ước lệ tên gọi thôi. Bộ luật này quy định về thủ tục trình tự, phương thức thực hiện cho mua sắm chính phủ đối với từng loại một. Hiện nay Việt Nam đang tiến hành xây dựng một luật mới thay thế hoàn toàn Luật Đấu Thầu, gọi là Luật Mua Sắm Công. 

Trong đàm phán TPP, chương Mua sắm chính phủ có một văn bản tổng hợp chung, và các phụ lục, các văn bản chung là những nguyên tắc mà các nước sẽ kí kết chung với nhau, còn các phụ lục là bản chào mở của thị trường của riêng từng quốc gia. Hiện nay, tham vọng của Mỹ là đưa tất cả những gì chung vào trong văn bản chung đó, để các nước vào sau có muốn cũng không thể thay đổi văn bản chung đó, còn nếu muốn bổ sung điều gì thì phải ghi vào phụ lục – bản chào của nước mình. Văn bản chung thì hiện nay đã hoàn thành và các nước đều đã đồng ý. Còn bản chào thì Việt Nam là nước có bản chào đầy đủ đầu tiên tại phiên 11 tại Melbourne của Úc. Dự kiến trong phiên tới, Việt Nam sẽ có một bản chào sửa đổi, và các nội dung này sẽ đặc biệt có ảnh hưởng tới các cơ quan trung ương. Chúng ta mới chỉ chào các cơ quan trung ương, mà chưa chào tới các cơ quan địa phương và doanh nghiệp nhà nước. 

Nội dung chính của mua sắm chính phủ bao gồm như sau. Thứ nhất là phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, bao gồm cả phụ lục mở cửa thị trường, các nguyên tắc chung TPP, là những nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc đối xử quốc gia, và nguyên tắc cấm bù trừ; các hình thức lựa chọn nhà thầu trong TPP, các quy trình đấu thầu và nghĩa vụ trong TPP, sử dụng các phương tiện điện tử trong đấu thầu, và các biện pháp chuyển tiếp dành cho các nước đang phát triển. Hiệp đinh này quy định như sau: đối với các cơ quan, phạm vi điều chỉnh bao gồm các cơ quan mà Việt Nam sẽ chào trong phụ lục, được liệt kê ra. Hiện tại Việt Nam chỉ chào các cơ quan trung ương. Về mặt phạm vi đối tượng, có thể bao gồm các mặt mua, thuê, thuê mua, và các hợp đồng nhượng quyền, riêng đối với hợp đồng VP thì hiện vẫn đang đàm phán, theo hướng một là có lộ trình áp dụng, hai là phải bỏ ra. Tham vọng của các nước là không muốn bỏ cái gì ra cả, cái gì riêng thì đưa vào bản chào. Về xây dựng, các gói thầu có ngưỡng quy định, sẽ có một danh sách cơ quan được chào, khi tổ chức đấu thầu mua sắm công trình xây lắp, hàng hóa, và dịch vụ, có các ngưỡng gói thầu, mà từ cái ngưỡng quy định trở lên, thì lúc đó phải tổ chức đấu thầu rộng rãi, khi đó các nhà thầu trong nước và 8 nhà thầu khác đến từ 8 nước TPP, và phải mở cửa hoàn toàn, không được phân biệt đối xử. Nội dung của phụ lục sẽ bao gồm danh sách cơ quan tổ chức, danh sách hàng hóa, danh sách dịch vụ, danh sách dịch vụ xây dựng, công thức điều chỉnh giá gói thầu và ngưỡng giá gói thầu. Sẽ có một công thức để xác định ngưỡng giá gói thầu tùy tình hình, ví dụ khi lạm phát tăng cao, thì sẽ có yếu tố bù vào lạm phát để xác định gói thầu cho từng thời kì. 

Các nguyên tắc chung là như sau: đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử. Về đối xử quốc gia, các nước đang phát triển ví dụ như Việt Nam sẽ được ưu tiên trong gia đoạn chuyển đổi, khi hết giai đoạn chuyển đổi, thì sẽ thực hiện không phân biệt đối xử. Quy định về biện pháp bù trừ: hiện nay trong APEC có quy định biện pháp bù trừ, nhưng quy định để không áp dụng, chứ không phải là quy định để áp dụng. Bù trừ ở đây có thể hiểu là ưu đãi nội địa, khi chấm thầu, chúng ta sẽ ưu đãi cho các nhà thầu sử mà dụng nhiều, hoặc có hàm lượng nội địa cao. Nhưng các nước lại cho rằng không được làm việc này. Đối với ưu tiên này, Việt Nam đang đàm phán là nếu trong giai đoạn chuyển đổi, phải cho phép Việt Nam làm điều đó, bởi Việt Nam là một nước kém phát triển. Các hình thức lựa chọn nhà thầu giống như GPA, dù Việt Nam đã là thành viên của WTO nhưng chưa gia nhập hiệp định GPA của WTO, hiện nay chúng ta đang làm thủ tục để trở thành quan sát viên. Úc cũng là quan sát viên của GPA khoảng 10 năm nay nhưng vẫn chưa gia nhập. 

Đây là lần đầu tiên Việt Nam mở cửa thị trường mua sắm chính phủ, nhưng mức cam kết thì lại kì vọng là mở rất mạnh, thậm chí mạnh hơn cả GPA. Có ba hình thức: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu. Đấu thầu rộng rãi thì giống như quy định của pháp luật Việt Nam, đấu thầu hạn chế thì giống như đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển của Việt Nam, sử dụng một vòng sơ loại các nhà thầu và tổ chức đấu thầu. Chỉ định thầu thì lại khác. Hiện nay, quy định về chỉ định thầu của Việt Nam vô cùng rộng, ngoài các ngưỡng 5 tỷ đối với xây lắp, , 3 tỷ đối với dịch vụ và 2 tỷ đối với hàng hóa là được chỉ định thầu, còn lại các trường hợp khác thì rất phức tạp. Nếu gia nhập TPP thì sẽ thế nào? Việt Nam sẽ phải rất hạn chế việc chỉ định thầu, chỉ trừ trong những trường hợp cấp bách, phải chứng minh, thì mới được chỉ định thầu. Nếu cứ để diễn ra tình trạng hiện nay thì chúng ta sẽ vi phạm hiệp định. Tất nhiên vẫn có loại trừ cho quốc phòng anh ninh, đó là loại trừ chung. Việc chỉ định thầu có nhiều thông tin rất quan trọng, trong khoảng 3 năm trở lại đây, số lượng các gói thầu chỉ định thầu là khoảng 75%. Vậy là, gọi là Luật Đấu Thầu nhưng “đấu” thì ít mà “chỉ định” thì nhiều, khi xin đổi tên luật thì lại khó. Giá trị chỉ định thầu chiếm tới 45% và thực tế đó là cơ chế xin cho rất nặng, và đã xin cho thì nó loại bỏ các doanh nghiệp ra khỏi thị trường chơi chung, cạnh tranh mở. Và đặc biệt, khi chỉ định thầu thì các doanh nghiệp không chú ý đến tăng cường năng lực, nếu như ngay bây giờ mở cửa thị trường, thậm chí chưa cần kí TPP, mà mở cửa cho cạnh tranh tự do, thì các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ sớm bị loại từ vòng hồ sơ. 

Các nội dung đặc biệt về thông tin: thứ nhất là hiệp định này quy định rất chặt chẽ về thông tin, thông tin đấu thầu, trước và sau. Trước là khi thông báo mời thầu, người ta đòi hỏi những yêu cầu rất minh bạch và khắt khe. Sau đấu thầu thì việc cung cấp thông tin phải rất chi tiết. Và phải dùng những yêu cầu kĩ thuật mang tính rộng rãi, phổ biến. Về đánh giá hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng thì các nước đưa ra những nguyên tắc sau: những gói thầu nào mà giá là yếu tố chủ yếu thì lấy giá thấp nhất, thứ hai là điểm và giá kết hợp cao nhất, và thứ ba là giá đánh giá thấp nhất, và vấn đề này sẽ còn được mở rộng ra rất nhiều. Về xử lý kiến nghị trong đấu thầu, thì trong phiên vừa qua đã đạt được một điều là khi nhà thầu có kiến nghị và kiện ra tòa, thì mọi thông tin xét xử phải được công bố, nhưng phiên vừa rồi các nước đã đồng ý bỏ, tạm gác lại vì coi đó là vấn đề tư pháp. Nhưng các nước vẫn có đòi hỏi là phải có một cơ quan hành chính độc lập, hoặc một cơ quan tư pháp độc lập để giải quyết vấn đề kiện tụng. 

Về việc sử dụng các phương tiện điện tử, các nước rất khuyến khích việc sử dụng các phương tiện điện tử, vì hiện nay công nghệ đấu thầu của Việt Nam gọi là công nghệ giấy. Công nghệ mới thì rất tốt, nói đơn giản là các nhà thầu không biết mặt nhau, kí hợp đồng trên mạng, đến khi bàn giao mới gặp nhau. Như thế thì không thể có sự thông đồng trong đầu thầu. Trong nước, chúng ta cũng đang xây dựng một hệ thống đấu thầu qua mạng, với sự trợ giúp của Hàn Quốc, khi đó, vấn đề điện tử cũng không phải là rào cản đối với Việt Nam.  Nhưng rào cản thực sự lại là ở trong nước, đó là việc các doanh nghiệp trong nước không muốn áp dụng hệ thống này, vì áp dụng hệ thống này thì rất mình bạch, nhưng lại nhanh quá, nên đó là một rào cản trong nước, chứ không phải là một rào cản quốc tế. 

Về các biện pháp chuyển đổi, TPP cho phép một số trì hoãn nghĩa vụ thực hiện, và trì hoãn như thế nào thì Việt Nam phải xây dựng, phải đưa ra được bản chào cho các nước là Việt Nam muốn trì hoãn cái gì, nhưng cũng phải chứng minh được là trì hoãn hợp lý, thì mới được chấp nhận. Về ngưỡng để áp dụng,  hiện nay GPA vào khoảng S$ 95.000 và S$ 130.000 đối với hàng hóa dịch vụ, và 5 triệu S$ đối với xây lắp, một S$ có thể chuyển tính ra theo USD. Việt Nam định chào cao hơn, nhưng Hoa Kỳ thì cho rằng nên xuống ở mức đó. 

Các điều khoản thực hiện nghĩa vụ tạm thời đề cập đến có nghĩa là trong khoảng thời gian chuyển đổi, không phải là Việt Nam không có nghĩa vụ gì, mà vẫn phải tập dượt dần. Việc chào thời gian cụ thể là bao nhiêu cũng cần tính đến vì thời gian dài thì cũng có cái tốt mà cũng có cái bất lợi, vì doanh nghiệp sẽ chủ quan, cho rằng còn lâu mới phải áp dụng, cho nên không cần chuẩn bị gì cả. 

Về những thách thức đối với Việt Nam, thứ nhất là thay đổi quy định pháp luật về đấu thầu, thì hiện nay chúng ta đang sử Luật Đấu Thầu. Thứ hai là về nâng cao năng lực cạnh tranh, thì đây vẫn còn là thách thức rất lớn, nếu các doanh nghiệp không thay đổi thì chúng ta có thể sẽ thua ngay trên sân nhà. Thứ ba là khi thực thi cam kết sẽ có những biện pháp thực thi bao gồm cả luật, nghị quyết, và cả hành vi của chủ đầu tư bên mời thầu, nếu như có sai trái thì họ cũng có thể khép ta vào việc vi phạm hiệp định. 

Về những thuận lợi thì rõ ràng việc đấu thầu sẽ thuận lợi hơn, minh bạch hơn, nhiều lựa chọn cho chủ đầu tư và tăng cường chất lượng cho công trình, cũng như thu hút được đầu tư tư nhân. Cái lợi rõ ràng có thể nhìn thấy là dùng ngoại lực, thay đổi môi trường bên trong. 

Ông Nguyễn Đăng Chương, Phó Cục trưởng Cục QL Đấu thầu, Bộ KH và ĐT, Trưởng nhóm Mua sắm Chính phủ

(Phát biểu tại hội thảo “Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Ý nghĩa đối với doanh nghiệp” ngày 23/5/2012