Cập nhật tình hình đàm phán TPP của Việt Nam– Những vấn đề chung

05/06/2012    64

 

Bắt đầu từ 2005, trong khuôn khổ của các diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), có 4 nước là Singapore, New Zealand, Brunei và Chile đã họp với nhau, đi đến một quyết định thành lập một hiệp định thương mại tự do giữa 4 nước này. Về ý tưởng của các nước này, ý tưởng của Singapore là xây dựng một hiệp định FTA cho cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đây là một tham vọng rất lớn cho cả 21 thành viên APEC. Thế nhưng ở thời điểm đó, những nước có cùng quan điểm thành lập một FTA chung là không nhiều, họ chỉ tìm được 3 nước khác là Chile, New Zealand và Brunei, là những nước có hệ thống chính sách thương mại rát tự do, cởi mở, 4 nước có cùng quan điểm, thành lập ra một hiệp định gọi là P4, gồm bốn nước ban đầu này, tên là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, 4 nước này quá nhỏ, vai trò về kinh tế và chính trị không lớn, cho nên đã không thu hút được sự quan tâm của các nước khác, kể cả các nước thành viên APEC. Thế nên hiệp định P4 mặc dù đã được kí nhưng không gây một tiếng vang lớn  cho khu vực và trên thế giới. 
Mọi chuyện thay đổi hoàn toàn kể từ năm 2008, chính quyền Bush đã  có cách thức tiếp cận và hội nhập khác, đánh dấu sự chuyển hướng chính trị của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đã quyết định tham gia hiệp định TPP này vào quý 3 năm 2008. Khi Hoa Kỳ quyết định tham gia hiệp định P4, mọi chuyện xảy ra khác hẳn, vì một thị trường lớn nhất thế giới đã tham gia khu vực này, tạo ra một cơ hội rất lớn cho những nước xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, những nước chưa có FTA với Hoa Kỳ, để tăng cường xuất khẩu. Vô hình chung, đã tạo ra một sự thay đổi hoàn toàn hình ảnh của P4. Và khi Hoa Kỳ tham gia thì ngay sau đó tại hội nghị APEC được tổ chức tại Peru năm 2008, Úc và Peru đã quyết định tham gia. Như vậy, đến hết năm 2008 TPP đã có 7 nước tham gia. 
Sau khi Úc và Peru tham gia, đầu năm 2009, Việt Nam đã nhận được thư mời tham gia TPP. Đến năm 2010, Malaysia bày tỏ mong muốn tham gia TPP. Quá trình để đồng ý cho Malaysia gia nhập TPP diễn ra rất nhanh, vì khi đó chưa có quy trình áp dụng riêng cho thành viên mới muốn tham gia TPP, nó chỉ là quy trình tham vấn rất nhanh giữa các nước TPP. Đến tháng 9 năm 2010, Malaysia đã được đồng ý tham gia TPP. Và đến tháng 10 tại hội nghị thượng đỉnh APEC, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã thông báo Việt Nam sẽ chính thực tham gia hiệp định TPP. Tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo TPP, cũng được tổ chức bên lề hội nghị cấp cao APEC tại Yokohama, Tổng thống Obama đã chính thức chào mừng Việt Nam và Malaysia tham gia TPP. Như vậy đến cuối năm 2010, Việt Nam cùng với Malaysia đã trở thành hai thành viên chính thức mới của TPP, nâng số thành viên của TPP lên 9 thành viên. 
Kể từ khi TPP mở rộng thành viên, một số nước khác cũng đã thể hiện sự quan tâm đối với hiệp định này. Đến nay, có 3 nước quan trọng nhất đang quan tâm là Mexico, Canada và Nhật Bản. Các nước này hiện giờ đang trong quá trình tham vấn để được các nước TPP đồng ý cho tham gia TPP, theo một quy trình, nói đơn giản là “kết nạp” thành viên mới. Và quy trình này cũng được các bộ trưởng TPP thông qua. 
Thực chất, sau khi hiệp định TPP được tiến hành đàm phán, thì vai trò cũng như thông tin về hiệp định TPP càng ngày càng được phổ biến, thu hút sự quan tâm của rất nhiều nước trên thế giới. Cho nên, không chỉ các nước trong khuôn khổ APEC quan tâm, mà các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đều thực hiện tham vấn và rất quan tâm đến hiệp định này. 
TPP sẽ là cái gốc của những hiệp định FTA trong tương lai của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Có thể chia thành những kịch bản: đến 2013, TPP có 9 thành viên; đến 2015, nếu mọi thứ thuận lợi, TPP sẽ có khoảng 13 thành viên; đến năm 2025, các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các nước APEC có thể tham gia TPP, trở thành một hiệp định thương mại tự do chính thức cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đúng như ý tưởng ban đầu mà Singapore đã đề ra. 
TPP có tham vọng rất cao, là một hiệp định của thế kỉ 21, và nhiều thứ khác. Thứ nhất, TPP là mở cửa toàn diện, khi Hoa Kỳ tham gia, họ muốn tạo ra một tiêu chuẩn, một khuôn khổ cơ bản cho quá trình hội nhập khu vực, thậm chí của cả thế giới trong thế kí 21. Vậy nên họ cũng rất kì vọng vào hiệp định này, có thể nói rằng khó có thể có khả năng cho việc Hoa Kỳ chấp nhận các mức cam kết của hiệp định TPP thấp hơn các tiêu chuẩn, mức cam kết trong các FTA trước đây mà Hoa Kỳ đã kí. Có thể nhìn vào các hiệp định FTA mà Hoa Kỳ đã kí để hình dung ra mức độ cơ bản mà Hoa Kỳ chấp nhận, đấy có thể coi là mức “sàn”. Từ đó có thể hình dung trong hàng hóa thì Hoa Kỳ sẽ chấp nhận đến mức nào; và trong dịch vụ, đầu tư thì Hoa Kỳ chấp nhận mức nào; các tiêu chuẩn khác như thế nào, tất cả có thể hình dung ở một mức cơ bản, dựa trên các FTA mà Hoa Kỳ đã kí với các đối tác khác, được công khai trên mạng. 
Mở cửa toàn diện về mặt hàng hóa có nghĩa rằng mức thuế gần như là đưa về 0, chỉ trừ một số rất ít mặt hàng, cực kì nhạy cảm, như đường sữa, thì sẽ qua cơ chế song phương. Còn lại, hầu như không có mặt hàng nào ở mức thuế trên 0%, nếu có thì triển khai ra các lộ trình đưa về 0%. Nhưng nhìn chung, tất cả các loại thuế phải đưa về 0%, đó là mở cửa toàn diện, rất lớn. Ngoài ra, các quy định trong cách thức tiếp cận của hiệp định TPP là cách tiếp cận “chọn-bỏ”. Đó là, chỉ cho phép các nước bảo lưu một số lượng hạn chế các ngành, phân ngành, mà phải giải trình với lý do hợp lý để được bảo lưu. Nếu không giải trình được lý do nhạy cảm đó, thì phải tuân thủ đúng những nguyên tắc TPP, tức là phải mở cửa. Vậy nên có thể hình dung mức độ, so sánh với WTO, khi đàm phán thì Việt Nam được “chọn-cho”, ngành nào mở được thì mở. Nhưng trong đàm phán TPP thì lại khác, Việt Nam sẽ chỉ được giữ lại một số ngành mà thấy cần phải bảo lưu, còn lại những ngành khác phải mở cửa. Thế nên cách tiếp cận này mạnh hơn, minh bạch hơn và chắc chắn hơn với các doanh nghiệp. Cũng giống như luật doanh nghiệp, cấm cái gì thì nêu ra, không nêu ra tức là doanh nghiệp được làm. 
Thứ hai là về phạm vi đàm phán rất sâu rộng. Thậm chí có rất nhiều lĩnh vực không liên quan đến thương mại, những vấn đề về công đoàn, những vấn đề về lao động, mà không phải là tiêu chuẩn thương mại liên quan đến lao động, rồi vấn đề môi trường, chẳng hạn như bảo tồn, thay đổi khí hậu, biến đổi khí hậu, bảo tồn rừng, sinh vật biển…. Tức là, những nội dung mà đang được thảo luận ở các diễn đàn đa phương khác, không phải thương mại, nhưng Hoa Kỳ cũng muốn đưa vào đây, họ cho rằng đây là những ván đề của thế kỉ 21, do vậy một hiệp định của thế kỉ 21 cần phải xử lý. Thậm chí một vấn đề mang tính chính trị như chống tham nhũng chẳng hạn, họ cũng đưa vào đây, đó là quan điểm của họ, và cũng được chia sẻ bởi rất nhiều nước trong hiệp định TPP. Dẫn đến việc tạo ra một hiệp định rất rộng, và đòi hỏi lĩnh vực được đàm phán hết sức sâu về chuyên môn. 
Cuối cùng là số lượng thành viên trong tương lai, sẽ còn mở rộng rất nhiều, không chỉ có 9 thành viên, có thể có 13 thành viên, thậm chí nhiều hơn nữa trong tương lai. Đấy là mức độ tham vọng của TPP. Cho đến nay, kể từ khi Việt nam tham gia với tư cách là thành viên thì đã đàm phán được 12 phiên chính thức, phiên gần đây nhất được tổ chức tại thành phố Dallas, Hoa Kỳ đầu tháng 5/2012, 12 phiên chính thức này có 22 nhóm đàm phán. Trước kia khi đàm phán WTO, chỉ có 2 lĩnh vực đàm phán là đàm phán mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, và đàm phán đa phương. Nhưng trong TPP có tới 22 nhóm lĩnh vực, và có những lĩnh vực đòi hỏi phải có sự chuẩn bị, có nhiều lĩnh vực mà khi đàm phán ban đầu, đoàn đàm phán của chúng ta cũng khá bỡ ngỡ, vì cách thức đàm phán khác hẳn. Trước đây trong đàm phán WTO là đàm phán theo hình thức phòng thủ, tức là chỉ có chúng ta giơ mặt cho họ đánh thôi, chúng ta đỡ, vì chúng ta không có cách nào đánh lại cả, nó là đàm phán một chiều. Chúng ta có thể nói là đã phòng thủ tốt. Thế nhưng chúng ta không biết tấn công, hay chưa quen cách tấn công. Còn trong đàm phán TPP này, trong một số phiên ban đầu, có một số nhóm cũng theo kiểu phòng thủ như thế, và chưa tấn công, dẫn đến có những điều chưa được như mong đợi. Nhưng sau khoảng 3, 4 phiên sau khi đã chính thức gia nhập, cách tiếp cận của chúng ta đã rõ ràng hơn, và chúng ta cũng quen dần hơn với cách đàm phán của một hiệp định FTA tiêu chuẩn cao như TPP. Cho đến giờ, đoàn đàm phán cũng khá tự tin trong quá trình thảo luận với tất cả các đoàn đàm phán khác. 
Sau 12 phiên đàm phán, có thể tóm tắt kết quả đàm phán đã đạt được như sau. Trong đàm phán TPP, cũng tương tự như các đàm phán khác, có đàm phán về “lời văn”, tức là tạo ra một khuôn khổ, một cơ bản để trên cơ sở đó tạo ra các đàm phán mở cửa thị trường. VD như đàm phán về hàng hóa thì sẽ có những “lời văn” về hàng hóa, lời văn liên quan đến cách thức cắt giảm thuế như thế nào, mức độ cắt giảm thuế ra sao, thời gian và cách đàm phán như thế nào… Và trên cơ sở lời văn đó, các bên tiến hành đàm phán mở cửa thị trường. Và từ đầu cho đến giờ, hầu như tất cả mọi nhóm đàm phán trong cả 22 nhóm đàm phán đều đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong vấn đề thu hẹp khoảng cách về lời văn trong lĩnh vực của mình. Thậm chí có một số nhóm đã, về cơ bản, hoàn tất công việc, ví dụ như nhóm về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một tiến bộ rất lớn. Tại hội nghị thượng đỉnh các thành viên APEC, và cuộc họp cấp cao của lãnh đạo TPP ở Hawai năm ngoái, Tổng thống Obama cùng với những nhà lãnh đạo khác đã đặt ra mục tiêu cơ bản là sẽ kết thúc đàm phán TPP trong năm nay. Đó cũng là mục tiêu hết sức tham vọng và đầy thách thức. 
Do tuyên bố của lãnh đạo TPP, cụ thể là Tổng thống Obama ảnh hưởng đến hình ảnh của ông trong cuộc bầu cử sắp tới, nên Hoa Kỳ tạo ra sức ép rất mạnh. Thông thường thì việc tổ chức đàm phán sẽ diễn ra luân phiên, hết nước này tới nước khác, nhưng riêng Hoa Kỳ xung phong tổ chức các kì họp kiên tục tại đất nước họ, vì theo quy định của TPP thì nước chủ nhà sẽ là nước chủ tọa, tức là nước chủ trì cuộc họp. Và người chủ trì có quyền thúc đẩy các thành viên khác trong quá trình thảo luận, có quyền đưa ra nội dung để thảo luận, cho nên Hoa Kỳ xung phong làm chủ trì tổ chức các phiên đàm phán cho tới năm 2012, để đẩy nhanh, ép các nước khác phải có những tiến bộ, để thực hiện mục tiêu mà các lãnh đạo TPP, cụ thể là Tổng thống Obama đã đưa ra. 
Cho đến giờ, chúng ta đã hoàn tất xong lời văn trong một số nhóm đàm phán. Trong các nhóm còn lại, đã thu hẹp được khoảng cách còn rất nhỏ. Đối với vấn đề mở cửa thị trường, các nước cũng đã trao đổi các bản chào sửa đổi để mở cửa thị trường trong lĩnh vực thuế, dịch vụ và đầu tư, về mua sắm chính phủ. 
Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. 
Về cơ hội của Việt Nam trong TPP, cho đến bây giờ, chưa có một con số thống kê chính thức nào về định lượng. Tức là không có con số chính xác rằng nếu Hiệp định TPP được kí kết, doanh nghiệp Việt Nam sẽ thu được bao nhiêu tiền. Chỉ có thống kê định tính rằng tham gia TPP, Việt Nam có thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ với mức thuế giảm xuống 0%, thì có thể làm ăn có lợi. Và khi Chính phủ cân nhắc tham gia đàm phán TPP, cũng nhận được một số ý kiến từ phía doanh nghiệp, ví dụ như hiệp hội dệt may, là hiệp hội xuất khẩu mặt hàng hết sức quan trọng của Việt Nam. Có một số đánh giá không chính thức gửi Bộ Công Thương, rằng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ hiện khoảng 56 tỷ, nếu chúng ta kí kết TPP, có khả năng lên tới 75 tỷ. Đây là con số rất hấp dẫn mà hiệp hội dệt may dự kiến đưa ra, còn đối với các hiệp hội khác thì chưa có con số. 
Ngoài ra có một số đánh giá từ một giáo sư của đại học Yale Hoa Kỳ, cùng với một số giáo sư và cộng sự khác tại Hoa Kỳ, dựa trên thống số sẵn có của đàm phán TPP, đưa ra một nghiên cứu định lượng về kết quả, tác động của TPP đối với một số thành viên tham gia hiệp định TPP. Trong nghiên cứu này, ông nhấn mạnh rất nhiều đến Việt Nam, và bài nghiên cứu này đã được trình bày bên lề phiên đàm phán thứ 11, tổ chức tại Melbourne, với sự tham gia của các trưởng đoàn đàm phán TPP. Bài trình bày này được đánh giá rất cao về cách thức tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. Mặc dù sự chính xác của con số cần phải được xem xét, nhưng ít nhất bài nghiên cứu cũng cho chúng ta một con số ước lượng: nếu hiệp định TPP có hiệu lực, và Việt Nam đủ lực để đáp ứng các tiêu chuẩn, và hưởng lợi ích của TPP, thì có khả năng thu được bao nhiêu tiền. Kịch bản đến năm 2025, có tất cả 21 thành viên APEC đều trở thành thành viên của TPP. Và giả sử lúc đó, GDP của Việt Nam là khoảng hơn 200 tỷ. Quan điểm đánh giá của ông cho rằng Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất và những nước nhỏ sẽ được lợi ích lớn hơn: Chile, Malaysia, Brunei… Nếu so sánh lợi ích mà Việt Nam đạt được thông qua các kênh FTA, thì đó là các kênh nào? Chúng ta có kênh ASEAN, có đàm phán và hội nhập ASEAN, lan tỏa theo hình thức ASEAN+. Kênh thứ hai là TPP. Kênh thứ ba là khi khu vực mậu dịch tự do Châu Á – Thái Bình Dương đã được hình thành. Và kết hợp các khu đó lại với nhau, thì lợi ích như thế nào? Trong đó TPP là có lợi ích cao hơn cả, và khi kết hợp cả khối TPP vào với Châu Á thì nó cao hơn nữa, và cuối cùng là FTA PAP. Vậy thì đến 2025, khi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã có các hiệp định FTA, thì lợi nhuận thu lại rất khả quan, lên tới hơn 60 tỷ. 
Những mặt hàng có khả năng được hưởng lợi nhiều nhất từ việc Việt Nam tham gia TPP đó là dệt may, giầy dép, hàng điện tử. Về nhập khẩu, cơ cấu nhập khẩu cũng tập trung vào những mặt hàng lớn nhất, gồm có dệt may, quần áo giầy dép, và nhập khẩu về dịch vụ. 
Mặc dù TPP rất hấp dẫn nhưng không phải dễ dàng để đạt được. Hàng dệt may phải đạt được tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, nếu như không đạt được tiêu chuẩn này thì vô hình chung lợi ích từ FTA cũng không được hưởng. Vậy nên phải có những cách thức để tiếp cận, đàm phán để được hưởng lợi nhuận. 
Thứ hai, TPP là một hiệp định tham vọng, nguy hiểm cũng rất lớn, và có nhiều cái mới mẻ, chắc chắn là mới hơn rất nhiều so với WTO. WTO là cơ chế đã có sẵn hàng chục năm rồi, còn TPP là một cơ chế vừa đàm phán và vừa xây dựng, nên nó có những điều rất mới mà chúng ta cũng không biết là có thể áp dụng thành công ở Việt Nam hay không. Chúng ta không thể hình dung ra được, ngay cả các nước cũng chưa biết nên có thể có thay đổi về chính sách trong tương lai. Và còn thách thức một số vấn đề về chính trị và kinh tế khác, sức ép cạnh tranh, vv..
Vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị gì? Thứ nhất, có thể thấy Hoa Kỳ là đối tác quan trọng nhất đối với Việt Nam trong TPP, do đó chúng ta cần xây dựng kế hoạch, chủ động tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ, đó là hướng để tận dụng lợi ích từ TPP. Thứ hai là chủ động xây dựng năng lực, vì trong quá trình xây dựng TPP có một ý tưởng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm, trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Để chúng ta trở thành thành viên của chuỗi cung ứng toàn cầu này, chúng ta cần phải có những năng lực nhất định, nếu không thì chúng ta không thể trở thành một mắt xích của chuỗi đó được. Doanh nghiệp cũng nên chủ động cung cấp thông tin, phối hợp với đoàn đàm phán để tăng hiệu quả đàm phàn, phản ánh đúng nhất lợi ích của doanh nghiệp. 
Ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng vụ Chính sách Đa biên, Bộ Công thương
(Phát biểu tại hội thảo “Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Ý nghĩa đối với doanh nghiệp”

Tình hình đàm phán hiệp định TPP

Bắt đầu từ 2005, trong khuôn khổ của các diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), có 4 nước là Singapore, New Zealand, Brunei và Chile đã họp với nhau, đi đến một quyết định thành lập một hiệp định thương mại tự do giữa 4 nước này. Về ý tưởng của các nước này, ý tưởng của Singapore là xây dựng một hiệp định FTA cho cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đây là một tham vọng rất lớn cho cả 21 thành viên APEC. Thế nhưng ở thời điểm đó, những nước có cùng quan điểm thành lập một FTA chung là không nhiều, họ chỉ tìm được 3 nước khác là Chile, New Zealand và Brunei, là những nước có hệ thống chính sách thương mại rát tự do, cởi mở, 4 nước có cùng quan điểm, thành lập ra một hiệp định gọi là P4, gồm bốn nước ban đầu này, tên là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, 4 nước này quá nhỏ, vai trò về kinh tế và chính trị không lớn, cho nên đã không thu hút được sự quan tâm của các nước khác, kể cả các nước thành viên APEC. Thế nên hiệp định P4 mặc dù đã được kí nhưng không gây một tiếng vang lớn  cho khu vực và trên thế giới. 

Mọi chuyện thay đổi hoàn toàn kể từ năm 2008, chính quyền Bush đã  có cách thức tiếp cận và hội nhập khác, đánh dấu sự chuyển hướng chính trị của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đã quyết định tham gia hiệp định TPP này vào quý 3 năm 2008. Khi Hoa Kỳ quyết định tham gia hiệp định P4, mọi chuyện xảy ra khác hẳn, vì một thị trường lớn nhất thế giới đã tham gia khu vực này, tạo ra một cơ hội rất lớn cho những nước xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, những nước chưa có FTA với Hoa Kỳ, để tăng cường xuất khẩu. Vô hình chung, đã tạo ra một sự thay đổi hoàn toàn hình ảnh của P4. Và khi Hoa Kỳ tham gia thì ngay sau đó tại hội nghị APEC được tổ chức tại Peru năm 2008, Úc và Peru đã quyết định tham gia. Như vậy, đến hết năm 2008 TPP đã có 7 nước tham gia. 

Sau khi Úc và Peru tham gia, đầu năm 2009, Việt Nam đã nhận được thư mời tham gia TPP. Đến năm 2010, Malaysia bày tỏ mong muốn tham gia TPP. Quá trình để đồng ý cho Malaysia gia nhập TPP diễn ra rất nhanh, vì khi đó chưa có quy trình áp dụng riêng cho thành viên mới muốn tham gia TPP, nó chỉ là quy trình tham vấn rất nhanh giữa các nước TPP. Đến tháng 9 năm 2010, Malaysia đã được đồng ý tham gia TPP. Và đến tháng 10 tại hội nghị thượng đỉnh APEC, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã thông báo Việt Nam sẽ chính thực tham gia hiệp định TPP. Tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo TPP, cũng được tổ chức bên lề hội nghị cấp cao APEC tại Yokohama, Tổng thống Obama đã chính thức chào mừng Việt Nam và Malaysia tham gia TPP. Như vậy đến cuối năm 2010, Việt Nam cùng với Malaysia đã trở thành hai thành viên chính thức mới của TPP, nâng số thành viên của TPP lên 9 thành viên. 

Kể từ khi TPP mở rộng thành viên, một số nước khác cũng đã thể hiện sự quan tâm đối với hiệp định này. Đến nay, có 3 nước quan trọng nhất đang quan tâm là Mexico, Canada và Nhật Bản. Các nước này hiện giờ đang trong quá trình tham vấn để được các nước TPP đồng ý cho tham gia TPP, theo một quy trình, nói đơn giản là “kết nạp” thành viên mới. Và quy trình này cũng được các bộ trưởng TPP thông qua. 

Thực chất, sau khi hiệp định TPP được tiến hành đàm phán, thì vai trò cũng như thông tin về hiệp định TPP càng ngày càng được phổ biến, thu hút sự quan tâm của rất nhiều nước trên thế giới. Cho nên, không chỉ các nước trong khuôn khổ APEC quan tâm, mà các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đều thực hiện tham vấn và rất quan tâm đến hiệp định này. 

TPP sẽ là cái gốc của những hiệp định FTA trong tương lai của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Có thể chia thành những kịch bản: đến 2013, TPP có 9 thành viên; đến 2015, nếu mọi thứ thuận lợi, TPP sẽ có khoảng 13 thành viên; đến năm 2025, các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các nước APEC có thể tham gia TPP, trở thành một hiệp định thương mại tự do chính thức cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đúng như ý tưởng ban đầu mà Singapore đã đề ra. 

TPP có tham vọng rất cao, là một hiệp định của thế kỉ 21, và nhiều thứ khác. Thứ nhất, TPP là mở cửa toàn diện, khi Hoa Kỳ tham gia, họ muốn tạo ra một tiêu chuẩn, một khuôn khổ cơ bản cho quá trình hội nhập khu vực, thậm chí của cả thế giới trong thế kí 21. Vậy nên họ cũng rất kì vọng vào hiệp định này, có thể nói rằng khó có thể có khả năng cho việc Hoa Kỳ chấp nhận các mức cam kết của hiệp định TPP thấp hơn các tiêu chuẩn, mức cam kết trong các FTA trước đây mà Hoa Kỳ đã kí. Có thể nhìn vào các hiệp định FTA mà Hoa Kỳ đã kí để hình dung ra mức độ cơ bản mà Hoa Kỳ chấp nhận, đấy có thể coi là mức “sàn”. Từ đó có thể hình dung trong hàng hóa thì Hoa Kỳ sẽ chấp nhận đến mức nào; và trong dịch vụ, đầu tư thì Hoa Kỳ chấp nhận mức nào; các tiêu chuẩn khác như thế nào, tất cả có thể hình dung ở một mức cơ bản, dựa trên các FTA mà Hoa Kỳ đã kí với các đối tác khác, được công khai trên mạng. 

Mở cửa toàn diện về mặt hàng hóa có nghĩa rằng mức thuế gần như là đưa về 0, chỉ trừ một số rất ít mặt hàng, cực kì nhạy cảm, như đường sữa, thì sẽ qua cơ chế song phương. Còn lại, hầu như không có mặt hàng nào ở mức thuế trên 0%, nếu có thì triển khai ra các lộ trình đưa về 0%. Nhưng nhìn chung, tất cả các loại thuế phải đưa về 0%, đó là mở cửa toàn diện, rất lớn. Ngoài ra, các quy định trong cách thức tiếp cận của hiệp định TPP là cách tiếp cận “chọn-bỏ”. Đó là, chỉ cho phép các nước bảo lưu một số lượng hạn chế các ngành, phân ngành, mà phải giải trình với lý do hợp lý để được bảo lưu. Nếu không giải trình được lý do nhạy cảm đó, thì phải tuân thủ đúng những nguyên tắc TPP, tức là phải mở cửa. Vậy nên có thể hình dung mức độ, so sánh với WTO, khi đàm phán thì Việt Nam được “chọn-cho”, ngành nào mở được thì mở. Nhưng trong đàm phán TPP thì lại khác, Việt Nam sẽ chỉ được giữ lại một số ngành mà thấy cần phải bảo lưu, còn lại những ngành khác phải mở cửa. Thế nên cách tiếp cận này mạnh hơn, minh bạch hơn và chắc chắn hơn với các doanh nghiệp. Cũng giống như luật doanh nghiệp, cấm cái gì thì nêu ra, không nêu ra tức là doanh nghiệp được làm. 

Thứ hai là về phạm vi đàm phán rất sâu rộng. Thậm chí có rất nhiều lĩnh vực không liên quan đến thương mại, những vấn đề về công đoàn, những vấn đề về lao động, mà không phải là tiêu chuẩn thương mại liên quan đến lao động, rồi vấn đề môi trường, chẳng hạn như bảo tồn, thay đổi khí hậu, biến đổi khí hậu, bảo tồn rừng, sinh vật biển…. Tức là, những nội dung mà đang được thảo luận ở các diễn đàn đa phương khác, không phải thương mại, nhưng Hoa Kỳ cũng muốn đưa vào đây, họ cho rằng đây là những ván đề của thế kỉ 21, do vậy một hiệp định của thế kỉ 21 cần phải xử lý. Thậm chí một vấn đề mang tính chính trị như chống tham nhũng chẳng hạn, họ cũng đưa vào đây, đó là quan điểm của họ, và cũng được chia sẻ bởi rất nhiều nước trong hiệp định TPP. Dẫn đến việc tạo ra một hiệp định rất rộng, và đòi hỏi lĩnh vực được đàm phán hết sức sâu về chuyên môn. 

Cuối cùng là số lượng thành viên trong tương lai, sẽ còn mở rộng rất nhiều, không chỉ có 9 thành viên, có thể có 13 thành viên, thậm chí nhiều hơn nữa trong tương lai. Đấy là mức độ tham vọng của TPP. Cho đến nay, kể từ khi Việt nam tham gia với tư cách là thành viên thì đã đàm phán được 12 phiên chính thức, phiên gần đây nhất được tổ chức tại thành phố Dallas, Hoa Kỳ đầu tháng 5/2012, 12 phiên chính thức này có 22 nhóm đàm phán. Trước kia khi đàm phán WTO, chỉ có 2 lĩnh vực đàm phán là đàm phán mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, và đàm phán đa phương. Nhưng trong TPP có tới 22 nhóm lĩnh vực, và có những lĩnh vực đòi hỏi phải có sự chuẩn bị, có nhiều lĩnh vực mà khi đàm phán ban đầu, đoàn đàm phán của chúng ta cũng khá bỡ ngỡ, vì cách thức đàm phán khác hẳn. Trước đây trong đàm phán WTO là đàm phán theo hình thức phòng thủ, tức là chỉ có chúng ta giơ mặt cho họ đánh thôi, chúng ta đỡ, vì chúng ta không có cách nào đánh lại cả, nó là đàm phán một chiều. Chúng ta có thể nói là đã phòng thủ tốt. Thế nhưng chúng ta không biết tấn công, hay chưa quen cách tấn công. Còn trong đàm phán TPP này, trong một số phiên ban đầu, có một số nhóm cũng theo kiểu phòng thủ như thế, và chưa tấn công, dẫn đến có những điều chưa được như mong đợi. Nhưng sau khoảng 3, 4 phiên sau khi đã chính thức gia nhập, cách tiếp cận của chúng ta đã rõ ràng hơn, và chúng ta cũng quen dần hơn với cách đàm phán của một hiệp định FTA tiêu chuẩn cao như TPP. Cho đến giờ, đoàn đàm phán cũng khá tự tin trong quá trình thảo luận với tất cả các đoàn đàm phán khác. 

Sau 12 phiên đàm phán, có thể tóm tắt kết quả đàm phán đã đạt được như sau. Trong đàm phán TPP, cũng tương tự như các đàm phán khác, có đàm phán về “lời văn”, tức là tạo ra một khuôn khổ, một cơ bản để trên cơ sở đó tạo ra các đàm phán mở cửa thị trường. VD như đàm phán về hàng hóa thì sẽ có những “lời văn” về hàng hóa, lời văn liên quan đến cách thức cắt giảm thuế như thế nào, mức độ cắt giảm thuế ra sao, thời gian và cách đàm phán như thế nào… Và trên cơ sở lời văn đó, các bên tiến hành đàm phán mở cửa thị trường. Và từ đầu cho đến giờ, hầu như tất cả mọi nhóm đàm phán trong cả 22 nhóm đàm phán đều đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong vấn đề thu hẹp khoảng cách về lời văn trong lĩnh vực của mình. Thậm chí có một số nhóm đã, về cơ bản, hoàn tất công việc, ví dụ như nhóm về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một tiến bộ rất lớn. Tại hội nghị thượng đỉnh các thành viên APEC, và cuộc họp cấp cao của lãnh đạo TPP ở Hawai năm ngoái, Tổng thống Obama cùng với những nhà lãnh đạo khác đã đặt ra mục tiêu cơ bản là sẽ kết thúc đàm phán TPP trong năm nay. Đó cũng là mục tiêu hết sức tham vọng và đầy thách thức. 

Do tuyên bố của lãnh đạo TPP, cụ thể là Tổng thống Obama ảnh hưởng đến hình ảnh của ông trong cuộc bầu cử sắp tới, nên Hoa Kỳ tạo ra sức ép rất mạnh. Thông thường thì việc tổ chức đàm phán sẽ diễn ra luân phiên, hết nước này tới nước khác, nhưng riêng Hoa Kỳ xung phong tổ chức các kì họp kiên tục tại đất nước họ, vì theo quy định của TPP thì nước chủ nhà sẽ là nước chủ tọa, tức là nước chủ trì cuộc họp. Và người chủ trì có quyền thúc đẩy các thành viên khác trong quá trình thảo luận, có quyền đưa ra nội dung để thảo luận, cho nên Hoa Kỳ xung phong làm chủ trì tổ chức các phiên đàm phán cho tới năm 2012, để đẩy nhanh, ép các nước khác phải có những tiến bộ, để thực hiện mục tiêu mà các lãnh đạo TPP, cụ thể là Tổng thống Obama đã đưa ra. 

Cho đến giờ, chúng ta đã hoàn tất xong lời văn trong một số nhóm đàm phán. Trong các nhóm còn lại, đã thu hẹp được khoảng cách còn rất nhỏ. Đối với vấn đề mở cửa thị trường, các nước cũng đã trao đổi các bản chào sửa đổi để mở cửa thị trường trong lĩnh vực thuế, dịch vụ và đầu tư, về mua sắm chính phủ. 

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Về cơ hội của Việt Nam trong TPP, cho đến bây giờ, chưa có một con số thống kê chính thức nào về định lượng. Tức là không có con số chính xác rằng nếu Hiệp định TPP được kí kết, doanh nghiệp Việt Nam sẽ thu được bao nhiêu tiền. Chỉ có thống kê định tính rằng tham gia TPP, Việt Nam có thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ với mức thuế giảm xuống 0%, thì có thể làm ăn có lợi. Và khi Chính phủ cân nhắc tham gia đàm phán TPP, cũng nhận được một số ý kiến từ phía doanh nghiệp, ví dụ như hiệp hội dệt may, là hiệp hội xuất khẩu mặt hàng hết sức quan trọng của Việt Nam. Có một số đánh giá không chính thức gửi Bộ Công Thương, rằng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ hiện khoảng 56 tỷ, nếu chúng ta kí kết TPP, có khả năng lên tới 75 tỷ. Đây là con số rất hấp dẫn mà hiệp hội dệt may dự kiến đưa ra, còn đối với các hiệp hội khác thì chưa có con số. 

Ngoài ra có một số đánh giá từ một giáo sư của đại học Yale Hoa Kỳ, cùng với một số giáo sư và cộng sự khác tại Hoa Kỳ, dựa trên thống số sẵn có của đàm phán TPP, đưa ra một nghiên cứu định lượng về kết quả, tác động của TPP đối với một số thành viên tham gia hiệp định TPP. Trong nghiên cứu này, ông nhấn mạnh rất nhiều đến Việt Nam, và bài nghiên cứu này đã được trình bày bên lề phiên đàm phán thứ 11, tổ chức tại Melbourne, với sự tham gia của các trưởng đoàn đàm phán TPP. Bài trình bày này được đánh giá rất cao về cách thức tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. Mặc dù sự chính xác của con số cần phải được xem xét, nhưng ít nhất bài nghiên cứu cũng cho chúng ta một con số ước lượng: nếu hiệp định TPP có hiệu lực, và Việt Nam đủ lực để đáp ứng các tiêu chuẩn, và hưởng lợi ích của TPP, thì có khả năng thu được bao nhiêu tiền. Kịch bản đến năm 2025, có tất cả 21 thành viên APEC đều trở thành thành viên của TPP. Và giả sử lúc đó, GDP của Việt Nam là khoảng hơn 200 tỷ. Quan điểm đánh giá của ông cho rằng Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất và những nước nhỏ sẽ được lợi ích lớn hơn: Chile, Malaysia, Brunei… Nếu so sánh lợi ích mà Việt Nam đạt được thông qua các kênh FTA, thì đó là các kênh nào? Chúng ta có kênh ASEAN, có đàm phán và hội nhập ASEAN, lan tỏa theo hình thức ASEAN+. Kênh thứ hai là TPP. Kênh thứ ba là khi khu vực mậu dịch tự do Châu Á – Thái Bình Dương đã được hình thành. Và kết hợp các khu đó lại với nhau, thì lợi ích như thế nào? Trong đó TPP là có lợi ích cao hơn cả, và khi kết hợp cả khối TPP vào với Châu Á thì nó cao hơn nữa, và cuối cùng là FTA PAP. Vậy thì đến 2025, khi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã có các hiệp định FTA, thì lợi nhuận thu lại rất khả quan, lên tới hơn 60 tỷ. 

Những mặt hàng có khả năng được hưởng lợi nhiều nhất từ việc Việt Nam tham gia TPP đó là dệt may, giầy dép, hàng điện tử. Về nhập khẩu, cơ cấu nhập khẩu cũng tập trung vào những mặt hàng lớn nhất, gồm có dệt may, quần áo giầy dép, và nhập khẩu về dịch vụ. 

Mặc dù TPP rất hấp dẫn nhưng không phải dễ dàng để đạt được. Hàng dệt may phải đạt được tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, nếu như không đạt được tiêu chuẩn này thì vô hình chung lợi ích từ FTA cũng không được hưởng. Vậy nên phải có những cách thức để tiếp cận, đàm phán để được hưởng lợi nhuận. 

Thứ hai, TPP là một hiệp định tham vọng, nguy hiểm cũng rất lớn, và có nhiều cái mới mẻ, chắc chắn là mới hơn rất nhiều so với WTO. WTO là cơ chế đã có sẵn hàng chục năm rồi, còn TPP là một cơ chế vừa đàm phán và vừa xây dựng, nên nó có những điều rất mới mà chúng ta cũng không biết là có thể áp dụng thành công ở Việt Nam hay không. Chúng ta không thể hình dung ra được, ngay cả các nước cũng chưa biết nên có thể có thay đổi về chính sách trong tương lai. Và còn thách thức một số vấn đề về chính trị và kinh tế khác, sức ép cạnh tranh, vv..

Vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị gì? Thứ nhất, có thể thấy Hoa Kỳ là đối tác quan trọng nhất đối với Việt Nam trong TPP, do đó chúng ta cần xây dựng kế hoạch, chủ động tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ, đó là hướng để tận dụng lợi ích từ TPP. Thứ hai là chủ động xây dựng năng lực, vì trong quá trình xây dựng TPP có một ý tưởng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm, trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Để chúng ta trở thành thành viên của chuỗi cung ứng toàn cầu này, chúng ta cần phải có những năng lực nhất định, nếu không thì chúng ta không thể trở thành một mắt xích của chuỗi đó được. Doanh nghiệp cũng nên chủ động cung cấp thông tin, phối hợp với đoàn đàm phán để tăng hiệu quả đàm phàn, phản ánh đúng nhất lợi ích của doanh nghiệp. 

Ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng vụ Chính sách Đa biên, Bộ Công thương

(Phát biểu tại hội thảo “Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Ý nghĩa đối với doanh nghiệp” ngày 23/5/2012