Khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp VN về phương án đàm phán chương Lao động trong TPP

04/06/2012    70

 

LỜNÓI ĐẦU 
Đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa chín nước trong khu vực APEC nhằm thiết lập một khu vực thương mại tự do hai bờ Thái Bình dương bắt đầu cuối năm 2009. Việt Nam là quan sát viên của đàm phán này từ những Vòng đàm phán đầu tiên và là thành viên chính thức từ tháng 11/2010. 
Theo dự kiến đầy tham vọng của các nước thành viên TPP thì đàm phán này sẽ được tăng tốc trong năm 2012 với những thảo luận và cam kết cụ thể trong từng lĩnh vực. 
Đàm phán về lao động là vấn đề mới được đưa vào trong các FTA gần đây và gây ra chia rẽ đáng kể trong quan điểm giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Hoa Kỳ, thành viên quan trọng trong đàm phán TPP, đặc biệt nhấn mạnh và đưa ra nhiều đòi hỏi cao đối với vấn đề này (bao gồm cả những vấn đề nhạy cảm và có cách hiểu khác nhau giữa các nước như quyền lập hội, quyền can thiệp vào các trường hợp sử dụng lao động trẻ em, quyền can thiệp của Nhà nước vào các tranh chấp lao động…). Đặc biệt, các nhóm đại diện người lao động (công đoàn, liên đoàn lao động…) ở Hoa Kỳ cũng như một số nước TPP vận động rất mạnh cho vấn đề này.
Đây cũng là một chủ đề đàm phán nhiều thách thức đối với Việt Nam trong TPP. 
Gần đây, Tổ chức Công đoàn thế giới (ITUC) đã đưa ra một bản Dự thảo Chương lao động và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động cho đàm phán TPP, dựa trên Hiệp định Thương mại tự do Hoa Kỳ - Peru (hai thành viên của TPP hiện tại). Dự thảo này được sự ủng hộ của 07 tổ chức công đoàn lớn ở các nước thành viên TPP (trong đó có Liên minh Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ và Các tổ chức liên đoàn các ngành công nghiệp Hoa Kỳ AFL-CIO; Hội đồng các liên đoàn lao động Australia ACTU, Hội đồng các liên đoàn lao động New Zealand CTU…). Vì vậy, suy đoán là bản dự thảo này sẽ có trọng lượng nhất định trong đàm phán TPP và Việt Nam cần có sự xem xét đầy đủ và cụ thể đối với các đề xuất mà các bên trong TPP, đặc biệt là Hoa Kỳ, có thể đưa ra dựa trên Dự thảo này. 
Khuyến nghị này tập trung vào những phân tích về các vấn đề và nội dung được nêu trong Bản Dự thảo Chương lao động nói trên, so sánh với dự thảo mới nhất (2/2012) của Bộ luật lao động của Việt Nam (dự kiến sẽ được thông qua trong kỳ họp vào tháng 5/2012 tới đây, phân tích những tác động có thể có của các quy định trong Dự thảo đối với Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất cụ thể thích hợp cho phương án đàm phán Chương lao động trong TPP của Việt Nam. 
  
I.  Quan điểm tiếp cận 
Lao động là một vấn đề mới trong các đàm phán mở cửa thương mại. Đây được xem là các vấn đề “phi thương mại” nhưng có liên quan chặt chẽ đến hoạt động thương mại được các nước phát triển đưa vào trong các mô hình đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới (các FTA với phạm vi điều chỉnh rộng và mức độ can thiệp khá sâu vào quyền quyết định của các nước liên quan). Hoa Kỳ, một trong các thành viên có tiếng nói quan trọng nhất trong đàm phán TPP, là nước nhấn mạnh vấn đề này trong các FTA. 
Là một thành viên của đàm phán TPP, Việt Nam phải có phương án đàm phán thích hợp về nội dung này, đặt trong tương quan với các nội dung quan trọng khác của toàn bộ đàm phán TPP. 
1. Những thách thức và thuận lợi của Việt Nam trong đàm phán TPP về vấn đề lao động 
Đàm phán các vấn đề liên quan đến lao động trong TPP, đối với Việt Nam, là một thử thách lớn. 
Thứ nhất, đây là lần đầu tiên Việt Nam phải xử lý nội dung này trong một đàm phán FTA (tất cả các FTA mà Việt Nam đã ký trước đây chưa đề cập đến vấn đề này), và do đó Việt Nam không thể tránh khỏi những khó khăn trong việc tiếp cận các vấn đề mới cũng như phân tích tác động của chúng tới kinh tế - xã hội và khả năng thực thi của mình để có thể đưa ra phương án đàm phán phù hợp với lợi ích của Việt Nam. 
Thứ hai, cũng tương tự như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam gặp những khó khăn nhất định trong việc tiếp nhận và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực lao động, và vì vậy việc xử lý các đòi hỏi cao của các nước thành viên TPP liên quan đến vấn đề này là một khó khăn không dễ vượt qua. 
Cuối cùng, sự khác biệt về quan điểm trong một số vấn đề cụ thể về lao động giữa Việt Nam và một số nước khác, ví dụ Hoa Kỳ, khiến cho một số nội dung liên quan trở thành vấn đề nhạy cảm đòi hỏi phải có sự phân tích nhiều chiều để xử lý một cách thích hợp. 
Mặc dù vậy, việc đàm phán chương lao động trong TPP của Việt Nam không phải là không có những thuận lợi. 
Thứ nhất, các đòi hỏi của các bên, đặc biệt là Hoa Kỳ trong đàm phán TPP liên quan đến lao động, dựa trên những Công ước và Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Là một thành viên của ILO từ rất sớm (năm 1980), Việt Nam đã thiết lập khung khổ pháp luật về lao động của mình theo hướng phù hợp với các tiêu chí cơ bản về lao động của tổ chức này. Việt Nam đã phê chuẩn 18 Công ước của ILO[1]. Liên quan đến các vấn đề lao động cơ bản, trong số 8 Công ước “hạt nhân” của Tổ chức này, Việt Nam đã phê chuẩn 5 Công ước quan trọng (bao gồm Công ước số 100 về công bằng trong tiền công/tiền lương; Công ước số 111 về Phân biệt đối xử về lao động và việc làm; Công ước 182 về các Hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em; Công ước 138 về tuổi lao động tối thiểu; Công ước 29 về Lao động cưỡng bức). Liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động, năm 2008 Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước 144 về Cơ chế tham vấn ba bên. 
Với việc tham gia các Công ước này, Việt Nam đã có các sửa đổi pháp luật cũng như điều chỉnh cơ chế thực thi để đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan với sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của ILO. Do đó, Việt Nam có thể tự tin rằng mình đãđáp ứng được một phần lớn những đòi hỏi trong TPP liên quan đến các Công ước ILO. 
Thứ hai, Việt Nam đang tiến hành những sửa đổi tổng thểpháp luật gốc về lao động, trong đó đáng kể là hai văn bản Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn. Những thảo luận, trao đổi theo xu hướng mới, kết hợp những yếu tố tiến bộ trong pháp luật và chính sách về lao động đã được đưa vào các Dự thảo. Do đó, suy đoán là pháp luận nội địa của Việt Nam về cơ bản là đã phù hợp với những tiêu chuẩn mới về lao động và dễ dàng đáp ứng TPP hơn. 
Ngoài ra, việc sửa đổi này cũng là cơ hội để những vấn đề mới được đề cập trong TPP nếu phù hợp có thể được đưa vào hệ thống pháp luật Việt Nam một cách thuận lợi mà không phải mất thêm các chi phí vật chất và nhân lực đáng kể trong việc sửa đổi pháp luật lao động nội địa theo TPP. 
Thứ ba, đối với một số vấn đề lao động (đặc biệt là các tiêu chuẩn trong sản xuất, sử dụng lao động trẻ em/cưỡng bức, điều kiện lao động), ngay cả khi pháp luật Việt Nam chưa có quy định liên quan hoặc chưa tham gia các Công ước liên quan của ILO thì trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang sản xuất hàng xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực gia công (dệt may, giầy dép…), từ lâu đã phải đáp ứng các điều kiện lao động này từ phía khách hàng nước ngoài. Nói cách khác, dù chưa ghi nhận chính thức trong pháp luật, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực thi tốt các điều kiện này, nếu có. Đây rõ ràng là một thuận lợi cho đoàn đàm phán Việt Nam khi phải xem xét chấp thuận các điều kiện liên quan. 
Thứ tư, từ góc độ của các đối tác, đặc biệt là Hoa Kỳ, cũng phải nhận thấy rằng bản thân các đoàn đàm phán của các nước này cũng chịu sức ép từ các nhóm lợi ích có quan điểm trái chiều nhau. 
Ví dụ, ở Hoa Kỳ, trong khi các tổ chức công đoànnhấn mạnh việc bổ sung các yêu cầu về lao động (ví dụ các quy định trong các Công ước của ILO, tăng cường các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động khi có khiếu nại…) thì một số lực lượng khác không có cùng quan điểm như vậy. Cụ thể, các Nghị sỹ Đảng Cộng hòa thậm chí đã có Thư ngày 21/12/2011 tới Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - USTR (Cơ quan đầu mối trong đàm phán TPP) phản đối mọi động thái mở rộng các nghĩa vụ trong Chương lao động trong khuôn khổ đàm phán TPP với lý do việc này sẽ “ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ủng hộ cho TPP và khiến Nghị viện không đạt được đồng thuận khi xem xét phê chuẩn thỏa thuận thương mại này trong tương lai”. Họ cũng cho rằng các bổ sung mới theo chiều hướng mở rộng các nghĩa vụ lao động này trong TPP sẽ làm chậm trễ đàm phán TPP, khiến các nước đối tác khác trong TPP e dè hơn khi đưa ra các cam kết mở cửa thị trường với Hoa Kỳ và khiến Hoa Kỳ có nguy cơ phải hứng chịu nhiều hơn những khiếu kiện từ các đối tác TPP liên quan đến vấn đề lao động. Thậm chí, Thư này còn chỉ trích rằng việc đưa ra những quy định về lao động quá chi tiết và nhiều đòi hỏi đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ đang “cố gắng điều khiển và can thiệp chi li vào pháp luật lao động của các nước khác, một điều không có căn cứ và cũng không thích hợp”. 
Ở một góc độ nào đó, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể có “đồng minh” trong lĩnh vực này ngay cả ở Hoa Kỳ. Mà điều này là rất có ý nghĩa, bởi khi đàm phán, USTR không thể bỏ qua những ý kiến có trọng lượng từ chính các Nghị sỹ của mình. Việt Nam cũng sẽ dễ dàng thuyết phục nước này hơn, đặc biệt khi thị trường Việt Nam thực sự là hấp dẫn và những đánh đổi về mở cửa thị trường có sức nặng đặc biệt. 
Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể tìm kiếm đồng minh trong vấn đề này ở các nước đối tác trong TPP khi đàm phán về các vấn đề cụ thể trong Chương lao động. Ví dụ, vấn đề quyền tự do lập hội, vốn là nội dung được xem là nhạy cảm nhất đối với Việt Nam, cũng là vấn đề mà Australia cũng phản đối quyết liệt. Và trên thực tế Australia cũng đã thành công trong vấn đề này trước đây, khi nước này buộc Hoa Kỳ phải chấp thuận một Chương lao động mang tính tuyên bố nhiều hơn là quy định các nghĩa vụ cụ thể liên quan đến vấn đề này trong FTA song phương giữa hai nước. Đây là cơ sở cho thấy vấn đề này không phải là không có giải pháp phù hợp trong TPP, và nếu tìm kiếm được đồng minh thích hợp, Việt Nam có thể xử lý được vấn đề này. 
Từ những phân tích nói trên, có thể nói đàm phán Chương lao động trong TPP là một thách thức nhưng không phải là không thể vượt qua đối với Việt Nam. Và nếu có cách tiếp cận thích hợp, tự tin và khôn khéo, kết hợp với đàm phán cả gói những vấn đề khác, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được một cam kết phù hợp về vấn đề này trong khuôn khổ TPP. 
2. Quan điểm tiếp cận chung khi xem xét các vấn đề về lao động trong TPP 
Trên cơ sở các phân tích về thuận lợi và thách thức của Việt Nam khi đàm phán các vấn đề lao động, kết hợp với các xu hướng cải thiện theo hướng tăng cường các quyền và lợi ích của người lao động và phát triển bền vững về con người của các doanh nghiệp Việt Nam, có lẽ sẽ là thích hợp nếu việc đàm phán Chương lao động trong TPP được tiếp cận theo cách thức sau đây: 
- Ủng hộ/chấp thuận các quyền cơ bản của người lao động trong TPP mà pháp luật Việt Nam, thực tiễn Việt Nam đã hoặc có xu hướng ghi nhận hoặc nên tiếp nhận; 
- Phản đối các nội dung đi quá xa so với quyền của người lao động (đặc biệt liên quan đến việc can thiệp vào quyền chủ quyền của các Chính phủ trong những nội dung liên quan đến vấn đề lao động). 
II.    Các đề xuất phương án đàm phán cụ thể 
Trung tâm WTO VCCI đã tiến hành phân tích từng điều khoản trong Dự thảo Chương lao động TPP do ITUC đề xuất, đối chiếu với pháp luật Việt Nam và đưa ra các đề xuất đàm phán tương ứng. 
Các phân tích được thực hiện dựa trên các nguyên tắc pháp luật liên quan cũng như tính hợp lý về lý thuyết và thực tế của các điều khoản đề xuất. Các phân tích cũng tiến hành so sánh điều khoản đề xuất với các điều khoản tương tự trong các FTA mà Hoa Kỳ đã ký với Peru, Australia hay Singapore (ba nước thành viên của đàm phán TPP đã có FTA với Hoa Kỳ và về nguyên tắc Việt Nam có thể đòi hỏi Hoa Kỳ áp dụng các “chuẩn”, nếu không thấp hơn thì cũng ít nhất là tương tự). 
Các phương án đàm phán đề xuất trong Khuyến nghị này được xây dựng với cân nhắc đầy đủ đến các lợi ích hợp lý của doanh nghiệp, của người lao động và của Nhà nước. 
Xem các đề xuất cụ thể trong file đính kèm dưới đây
Nguồn: Trung tâm WTO - VCCI

LỜI NÓI ĐẦU 

Đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa chín nước trong khu vực APEC nhằm thiết lập một khu vực thương mại tự do hai bờ Thái Bình dương bắt đầu cuối năm 2009. Việt Nam là quan sát viên của đàm phán này từ những Vòng đàm phán đầu tiên và là thành viên chính thức từ tháng 11/2010. 

Theo dự kiến đầy tham vọng của các nước thành viên TPP thì đàm phán này sẽ được tăng tốc trong năm 2012 với những thảo luận và cam kết cụ thể trong từng lĩnh vực. 

Đàm phán về lao động là vấn đề mới được đưa vào trong các FTA gần đây và gây ra chia rẽ đáng kể trong quan điểm giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Hoa Kỳ, thành viên quan trọng trong đàm phán TPP, đặc biệt nhấn mạnh và đưa ra nhiều đòi hỏi cao đối với vấn đề này (bao gồm cả những vấn đề nhạy cảm và có cách hiểu khác nhau giữa các nước như quyền lập hội, quyền can thiệp vào các trường hợp sử dụng lao động trẻ em, quyền can thiệp của Nhà nước vào các tranh chấp lao động…). Đặc biệt, các nhóm đại diện người lao động (công đoàn, liên đoàn lao động…) ở Hoa Kỳ cũng như một số nước TPP vận động rất mạnh cho vấn đề này.

Đây cũng là một chủ đề đàm phán nhiều thách thức đối với Việt Nam trong TPP. 

Gần đây, Tổ chức Công đoàn thế giới (ITUC) đã đưa ra một bản Dự thảo Chương lao động và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động cho đàm phán TPP, dựa trên Hiệp định Thương mại tự do Hoa Kỳ - Peru (hai thành viên của TPP hiện tại). Dự thảo này được sự ủng hộ của 07 tổ chức công đoàn lớn ở các nước thành viên TPP (trong đó có Liên minh Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ và Các tổ chức liên đoàn các ngành công nghiệp Hoa Kỳ AFL-CIO; Hội đồng các liên đoàn lao động Australia ACTU, Hội đồng các liên đoàn lao động New Zealand CTU…). Vì vậy, suy đoán là bản dự thảo này sẽ có trọng lượng nhất định trong đàm phán TPP và Việt Nam cần có sự xem xét đầy đủ và cụ thể đối với các đề xuất mà các bên trong TPP, đặc biệt là Hoa Kỳ, có thể đưa ra dựa trên Dự thảo này. 

Khuyến nghị này tập trung vào những phân tích về các vấn đề và nội dung được nêu trong Bản Dự thảo Chương lao động nói trên, so sánh với dự thảo mới nhất (2/2012) của Bộ luật lao động của Việt Nam (dự kiến sẽ được thông qua trong kỳ họp vào tháng 5/2012 tới đây, phân tích những tác động có thể có của các quy định trong Dự thảo đối với Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất cụ thể thích hợp cho phương án đàm phán Chương lao động trong TPP của Việt Nam.  

I.  Quan điểm tiếp cận 

Lao động là một vấn đề mới trong các đàm phán mở cửa thương mại. Đây được xem là các vấn đề “phi thương mại” nhưng có liên quan chặt chẽ đến hoạt động thương mại được các nước phát triển đưa vào trong các mô hình đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới (các FTA với phạm vi điều chỉnh rộng và mức độ can thiệp khá sâu vào quyền quyết định của các nước liên quan). Hoa Kỳ, một trong các thành viên có tiếng nói quan trọng nhất trong đàm phán TPP, là nước nhấn mạnh vấn đề này trong các FTA. 

Là một thành viên của đàm phán TPP, Việt Nam phải có phương án đàm phán thích hợp về nội dung này, đặt trong tương quan với các nội dung quan trọng khác của toàn bộ đàm phán TPP. 

1. Những thách thức và thuận lợi của Việt Nam trong đàm phán TPP về vấn đề lao động 

Đàm phán các vấn đề liên quan đến lao động trong TPP, đối với Việt Nam, là một thử thách lớn. 

Thứ nhất, đây là lần đầu tiên Việt Nam phải xử lý nội dung này trong một đàm phán FTA (tất cả các FTA mà Việt Nam đã ký trước đây chưa đề cập đến vấn đề này), và do đó Việt Nam không thể tránh khỏi những khó khăn trong việc tiếp cận các vấn đề mới cũng như phân tích tác động của chúng tới kinh tế - xã hội và khả năng thực thi của mình để có thể đưa ra phương án đàm phán phù hợp với lợi ích của Việt Nam. 

Thứ hai, cũng tương tự như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam gặp những khó khăn nhất định trong việc tiếp nhận và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực lao động, và vì vậy việc xử lý các đòi hỏi cao của các nước thành viên TPP liên quan đến vấn đề này là một khó khăn không dễ vượt qua. 

Cuối cùng, sự khác biệt về quan điểm trong một số vấn đề cụ thể về lao động giữa Việt Nam và một số nước khác, ví dụ Hoa Kỳ, khiến cho một số nội dung liên quan trở thành vấn đề nhạy cảm đòi hỏi phải có sự phân tích nhiều chiều để xử lý một cách thích hợp. 

Mặc dù vậy, việc đàm phán chương lao động trong TPP của Việt Nam không phải là không có những thuận lợi. 

Thứ nhất, các đòi hỏi của các bên, đặc biệt là Hoa Kỳ trong đàm phán TPP liên quan đến lao động, dựa trên những Công ước và Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Là một thành viên của ILO từ rất sớm (năm 1980), Việt Nam đã thiết lập khung khổ pháp luật về lao động của mình theo hướng phù hợp với các tiêu chí cơ bản về lao động của tổ chức này. Việt Nam đã phê chuẩn 18 Công ước của ILO[1]. Liên quan đến các vấn đề lao động cơ bản, trong số 8 Công ước “hạt nhân” của Tổ chức này, Việt Nam đã phê chuẩn 5 Công ước quan trọng (bao gồm Công ước số 100 về công bằng trong tiền công/tiền lương; Công ước số 111 về Phân biệt đối xử về lao động và việc làm; Công ước 182 về các Hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em; Công ước 138 về tuổi lao động tối thiểu; Công ước 29 về Lao động cưỡng bức). Liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động, năm 2008 Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước 144 về Cơ chế tham vấn ba bên. 

Với việc tham gia các Công ước này, Việt Nam đã có các sửa đổi pháp luật cũng như điều chỉnh cơ chế thực thi để đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan với sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của ILO. Do đó, Việt Nam có thể tự tin rằng mình đãđáp ứng được một phần lớn những đòi hỏi trong TPP liên quan đến các Công ước ILO. 

Thứ hai, Việt Nam đang tiến hành những sửa đổi tổng thểpháp luật gốc về lao động, trong đó đáng kể là hai văn bản Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn. Những thảo luận, trao đổi theo xu hướng mới, kết hợp những yếu tố tiến bộ trong pháp luật và chính sách về lao động đã được đưa vào các Dự thảo. Do đó, suy đoán là pháp luận nội địa của Việt Nam về cơ bản là đã phù hợp với những tiêu chuẩn mới về lao động và dễ dàng đáp ứng TPP hơn. 

Ngoài ra, việc sửa đổi này cũng là cơ hội để những vấn đề mới được đề cập trong TPP nếu phù hợp có thể được đưa vào hệ thống pháp luật Việt Nam một cách thuận lợi mà không phải mất thêm các chi phí vật chất và nhân lực đáng kể trong việc sửa đổi pháp luật lao động nội địa theo TPP. 

Thứ ba, đối với một số vấn đề lao động (đặc biệt là các tiêu chuẩn trong sản xuất, sử dụng lao động trẻ em/cưỡng bức, điều kiện lao động), ngay cả khi pháp luật Việt Nam chưa có quy định liên quan hoặc chưa tham gia các Công ước liên quan của ILO thì trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang sản xuất hàng xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực gia công (dệt may, giầy dép…), từ lâu đã phải đáp ứng các điều kiện lao động này từ phía khách hàng nước ngoài. Nói cách khác, dù chưa ghi nhận chính thức trong pháp luật, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực thi tốt các điều kiện này, nếu có. Đây rõ ràng là một thuận lợi cho đoàn đàm phán Việt Nam khi phải xem xét chấp thuận các điều kiện liên quan. 

Thứ tư, từ góc độ của các đối tác, đặc biệt là Hoa Kỳ, cũng phải nhận thấy rằng bản thân các đoàn đàm phán của các nước này cũng chịu sức ép từ các nhóm lợi ích có quan điểm trái chiều nhau. 

Ví dụ, ở Hoa Kỳ, trong khi các tổ chức công đoànnhấn mạnh việc bổ sung các yêu cầu về lao động (ví dụ các quy định trong các Công ước của ILO, tăng cường các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động khi có khiếu nại…) thì một số lực lượng khác không có cùng quan điểm như vậy. Cụ thể, các Nghị sỹ Đảng Cộng hòa thậm chí đã có Thư ngày 21/12/2011 tới Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - USTR (Cơ quan đầu mối trong đàm phán TPP) phản đối mọi động thái mở rộng các nghĩa vụ trong Chương lao động trong khuôn khổ đàm phán TPP với lý do việc này sẽ “ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ủng hộ cho TPP và khiến Nghị viện không đạt được đồng thuận khi xem xét phê chuẩn thỏa thuận thương mại này trong tương lai”. Họ cũng cho rằng các bổ sung mới theo chiều hướng mở rộng các nghĩa vụ lao động này trong TPP sẽ làm chậm trễ đàm phán TPP, khiến các nước đối tác khác trong TPP e dè hơn khi đưa ra các cam kết mở cửa thị trường với Hoa Kỳ và khiến Hoa Kỳ có nguy cơ phải hứng chịu nhiều hơn những khiếu kiện từ các đối tác TPP liên quan đến vấn đề lao động. Thậm chí, Thư này còn chỉ trích rằng việc đưa ra những quy định về lao động quá chi tiết và nhiều đòi hỏi đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ đang “cố gắng điều khiển và can thiệp chi li vào pháp luật lao động của các nước khác, một điều không có căn cứ và cũng không thích hợp”. 

Ở một góc độ nào đó, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể có “đồng minh” trong lĩnh vực này ngay cả ở Hoa Kỳ. Mà điều này là rất có ý nghĩa, bởi khi đàm phán, USTR không thể bỏ qua những ý kiến có trọng lượng từ chính các Nghị sỹ của mình. Việt Nam cũng sẽ dễ dàng thuyết phục nước này hơn, đặc biệt khi thị trường Việt Nam thực sự là hấp dẫn và những đánh đổi về mở cửa thị trường có sức nặng đặc biệt. 

Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể tìm kiếm đồng minh trong vấn đề này ở các nước đối tác trong TPP khi đàm phán về các vấn đề cụ thể trong Chương lao động. Ví dụ, vấn đề quyền tự do lập hội, vốn là nội dung được xem là nhạy cảm nhất đối với Việt Nam, cũng là vấn đề mà Australia cũng phản đối quyết liệt. Và trên thực tế Australia cũng đã thành công trong vấn đề này trước đây, khi nước này buộc Hoa Kỳ phải chấp thuận một Chương lao động mang tính tuyên bố nhiều hơn là quy định các nghĩa vụ cụ thể liên quan đến vấn đề này trong FTA song phương giữa hai nước. Đây là cơ sở cho thấy vấn đề này không phải là không có giải pháp phù hợp trong TPP, và nếu tìm kiếm được đồng minh thích hợp, Việt Nam có thể xử lý được vấn đề này. 

Từ những phân tích nói trên, có thể nói đàm phán Chương lao động trong TPP là một thách thức nhưng không phải là không thể vượt qua đối với Việt Nam. Và nếu có cách tiếp cận thích hợp, tự tin và khôn khéo, kết hợp với đàm phán cả gói những vấn đề khác, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được một cam kết phù hợp về vấn đề này trong khuôn khổ TPP. 

2. Quan điểm tiếp cận chung khi xem xét các vấn đề về lao động trong TPP 

Trên cơ sở các phân tích về thuận lợi và thách thức của Việt Nam khi đàm phán các vấn đề lao động, kết hợp với các xu hướng cải thiện theo hướng tăng cường các quyền và lợi ích của người lao động và phát triển bền vững về con người của các doanh nghiệp Việt Nam, có lẽ sẽ là thích hợp nếu việc đàm phán Chương lao động trong TPP được tiếp cận theo cách thức sau đây: 

- Ủng hộ/chấp thuận các quyền cơ bản của người lao động trong TPP mà pháp luật Việt Nam, thực tiễn Việt Nam đã hoặc có xu hướng ghi nhận hoặc nên tiếp nhận; 

- Phản đối các nội dung đi quá xa so với quyền của người lao động (đặc biệt liên quan đến việc can thiệp vào quyền chủ quyền của các Chính phủ trong những nội dung liên quan đến vấn đề lao động). 

II.    Các đề xuất phương án đàm phán cụ thể 

Trung tâm WTO VCCI đã tiến hành phân tích từng điều khoản trong Dự thảo Chương lao động TPP do ITUC đề xuất, đối chiếu với pháp luật Việt Nam và đưa ra các đề xuất đàm phán tương ứng. 

Các phân tích được thực hiện dựa trên các nguyên tắc pháp luật liên quan cũng như tính hợp lý về lý thuyết và thực tế của các điều khoản đề xuất. Các phân tích cũng tiến hành so sánh điều khoản đề xuất với các điều khoản tương tự trong các FTA mà Hoa Kỳ đã ký với Peru, Australia hay Singapore (ba nước thành viên của đàm phán TPP đã có FTA với Hoa Kỳ và về nguyên tắc Việt Nam có thể đòi hỏi Hoa Kỳ áp dụng các “chuẩn”, nếu không thấp hơn thì cũng ít nhất là tương tự). 

Các phương án đàm phán đề xuất trong Khuyến nghị này được xây dựng với cân nhắc đầy đủ đến các lợi ích hợp lý của doanh nghiệp, của người lao động và của Nhà nước. 

Xem các đề xuất cụ thể trong file đính kèm dưới đây

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI