VCCI điều tra lấy ý kiến hiệp hội, doanh nghiệp về Phương án đàm phán vấn đề Lao động trong TPP

01/06/2012    76

Trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) (giữa 9 quốc gia, bao gồm: New Zealand, Chile, Singapore, Brunei, Peru, Mỹ, Australia, Malaysia và Việt Nam), liên quan đến chương Lao động và Giải quyết tranh chấp Lao động, Tổ chức Công đoàn Thế giới (ITUC) (với sự ủng hộ của 07 tổ chức công đoàn lớn tại các nước thành viên TPP, trong đó có Hoa Kỳ) đã đưa ra bản Dự thảo. Trong đó, Dự thảo này đòi hỏi nhiều nghĩa vụ phức tạp và rất khó chấp nhận từ góc độ lý thuyết, thực tiễn cũng như năng lực thực hiện của Việt Nam. Dự thảo cũng đưa ra những vấn đề vượt quá xa phạm vi vấn đề lao động theo các Hiệp định thương mại tự do tương tự (ví dụ các FTA mà Hoa Kỳ đã ký với Australia, Peru, Singapore, Chi lê). Dự thảo này, nếu được thông qua sẽ đòi hỏi những thay đổi lớn trong hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật lao động Việt Nam.

Triển khai chương trình vận động chính sách về TPP, thực hiện Quyết định số 06/2012/QĐ-TTg, theo đó Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được giao làm đầu mối tập hợp ý kiến cộng đồng doanh nghiệp trong đàm phán và thực thi các thỏa thuận thương mại quốc tế, Trung tâm WTO – VCCI đã tiến hành xây dựng Khuyến nghị số 4 của Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam về Phương án đàm phán TPP - Chương Lao động và Giải quyết tranh chấp lao động.

Để Khuyến nghị này thực sự thể hiện lợi ích chung của Việt Nam và lợi ích của đối tượng có liên quan, VCCI thực hiện điều tra lấy ý kiến đối với Dự thảo Khuyến nghị  để VCCI chỉnh sửa và ghi chú bảo lưu ý kiến của các Đơn vị liên quan (nếu có) khi gửi Khuyến nghị chính thức nhân danh cộng đồng doanh nghiệp tới Đoàn đàm phán của Chính phủ về TPP.

Dự thảo Khuyến nghị đề xuất các phương án đàm phán và lập luận mà Chính phủ có thể sử dụng trong đàm phán TPP với các đối tác, vì vậy kính đề nghị các Đơn vị  có liên quan gửi bản trả lời Phiếu xin ý kiến không muộn hơn ngày20/04/2012.

Xin vui lòng liên hệ về Ban Thư ký  – Trung tâm WTO để nhận bản mềm của Phiếu lấy ý kiến và Khuyến nghị  nêu trên theo địa chỉ dưới đây:

Trung tâm WTO – Ban Pháp chế 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Số 9 Đào Duy Anh – Hà Nội

Tel: 04-35771458 (gặp chị Nguyễn Thị Thùy Dung) ; Fax: 04-35771459;

Email: banthuky@trungtamwto.vndungntt@vcci.com.vn; thuydungvcci@gmail.com