Nguyên tắc Xuất xứ “Từ sợi trở đi” trong TPP và Các quan điểm trái chiều

17/05/2012    87

Nguyên tắc Xuất xứ “Từ sợi trở đi” trong TPP và Các quan điểm trái chiều 
Tanh luận xung quanh việc đưa nguyên tắc xuất xứ “Từ sợi trở đi” (Yarn-Forward) vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã trở nên rõ ràng qua 2 bức thư với quan điểm trái chiều được gửi đi tuần trước – 1 từ nhóm thành viên lưỡng đảng thuộc Hạ viện gửi đến Đại sứ Ron Kirk, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), và 1 từ nhóm thành viên lưỡng đảng thuộc  Thượng viện gửi đến Tổng thống Obama. Ngay sau đó, các doanh nghiệp và hiệp hội dệt may và bán lẻ cũng đã đưa ra các quan điểm của mình về vấn đề này. 
Hai bức thư được gửi đi trước vòng đàm phán thứ 12 của TPP diễn ra tại Dallas, Texas Hoa Kỳ kéo dài từ ngày 8/5/2012 đến ngày 18/5/2012. Quan điểm hiện tại của Hoa Kỳ vẫn là ủng hộ việc áp dụng nguyên tắc xuất “từ sợi trở đi” một cách nghiêm ngặt.
Trong bức thư được gửi đến Đại sứ Kirk, 76 Hạ nghị sĩ (trong đó gồm 35 nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa và 41 nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ, đứng đầu là ông Trey Gowdy và ông Larry Kissell) lập luận rằng cần phải đưa các quy định nghiêm ngặt về dệt may vào TPP để có thể “thúc đẩy đầu tư tư nhân, xuất khẩu cũng như tạo công ăn việc làm trong các nước thành viên TPP, trong đó có Hoa Kỳ. Cho đến nay chúng tôi rất vui mừng vì Hoa Kỳ vẫn có quan điểm chặt chẽ về vấn đề Nguyên tắc Xuất xứ (Rule of Origin). Đồng thời, chúng tôi cũng đề nghị Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cũng giữ quan điểm như vậy trong các vấn đề khác liên quan đến dệt may như tiếp cận thị trường và thực thi hải quan” Bức thư đã liệt kê 3 mục tiêu cần tập trung đàm phán, đó là: nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”; các quy định về tiếp cận thị trường; và các quy định về thực thi hải quan.
Trong bức thư gửi đến Tổng thống Obama, 15 Thượng Nghị sĩ (gồm 7 nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ và 8 nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa, đứng đầu là ông Mark Warner) lại ủng hộ các quy tắc linh hoạt hơn đối với dệt may và việc “tiếp cận thị trường có ý nghĩa”. Các nghị sĩ gọi quan điểm hiện tại của  Hoa Kỳ là một “cách tiếp cận quá rộng”. Thay vào đó, họ đề xuất “một cách tiếp cận mới, phản ánh được giá trị quan trọng được tạo ra bởi các nhà bán lẻ, các nhãn hiệu may mặc, các hãng sản xuất và nhập khẩu, cũng như là các nhà sản xuất hàng dệt may nội địa của Hoa Kỳ. Với cách tiếp cận này nên đưa vào một nguyên tắc xuất xứ tổng quát và linh hoạt trong lĩnh vực may mặc mà có thể tối đa hóa được động lực cho tăng trưởng xuất khẩu, gia tăng giá trị và tạo công ăn việc làm cho Hoa Kỳ trong TPP.”  Bức thư cũng nói thêm, “Đối với những sản phẩm mà ngành sản xuất của nó có vai trò quan trọng tại Hoa Kỳ, chúng tôi đề xuất rằng các ngài nên làm việc  với ngành đó để đưa ra các tiêu chí xác định xem khi nào thì cần đưa vào các nguyên tắc xuất xứ yêu cầu nhiều hơn hàm lượng giá trị của Hoa Kỳ hay của TPP.”
Liên minh Dệt May cho TPP (TAAT) – liên minh bao gồm các tổ chức dệt may và sợi tự nhiên đại diện cho 30 quốc gia Châu Mĩ và Châu Phi; và gồm cả các tổ chức của Hoa Kỳ như Hiệp hội Sản xuất Sợi tự nhiên Hoa Kỳ, Liên minh Hành động Sản xuất Thương mại Hoa Kỳ, Hội đồng Bông Quốc gia, Hội đồng Quốc gia Các tổ chức Dệt, Hiệp hội Dệt Quốc gia và Viện Công nghiệp Vải may Hoa Kỳ - ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của các đại biểu Hạ viện trong thư gửi đến Đại sứ Kirk. TAAT được thành lập vào tháng Hai năm 2012 sau khi Việt Nam, một thành viên của TPP, đề xuất các  quy tắc xuất xứ quốc gia hàng dệt may mà cho phépcác doanh nghiệp có thể sử dụng các nguyên liệu đầu vào được sản xuất từ Trung Quốc và sau đó xuất khẩu thành phẩm được miễn thuế đến các nước thành viên khác của TPP. Liên minh TAAT cho rằng việc cho phép Việt Nam nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc để sản xuất hàng hóa được miễn thuế vô hình chung sẽ tạo cơ hội cho hàng Trung Quốc có một cách tiếp cận mới tới thị trường Hoa Kỳ mà không bị giới hạn. TAAT ủng hộ các quy định về dệt may tương tự như các quy định trước đó trong các Hiệp định Tự do Thương mại (FTAs) mà Hoa Kỳ đã đàm phán trong vòng 25 năm qua.
Trong khi đó, ở phía đối lập, Liên minh May mặc TPP – liên minh của các nhà bán lẻ, các nhãn hiệu may mặc, các hãng sản xuất và nhập khẩu quần áo của Hoa Kỳ; và cả các tổ chức khác như Hiệp hội Giầy dép & Quần áo Hoa Kỳ, Tổ chức Bán lẻ Quốc gia, Hiệp hội Công nghiệp Ngoài trời, Hiệp hội Các nhà lãnh đạo Công nghiệp Bán lẻ, và Hiệp hội Các nhà nhập khẩu Dệt may Hoa Kỳ - lại ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của các Thượng Nghị sĩ gửi đến Tổng thống Obama. Các thành viên của liên minh đã phản đối lại nguyên tắc “từ sợi trở đi” từ lâu nay. Họ cho rằng nó không khả thi trong chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay và cũng chẳng làm thay đổi được xuất khẩu của Hoa Kỳ cũng như không đem đến cho Hoa Kỳ những giao dịch thương mại mới với các nước thành viên TPP mà hầu hết trong số đó đã có FTA với Hoa Kỳ rồi.
 8/5/2012
Source: http://www.textileworld.com

Tranh luận xung quanh việc đưa nguyên tắc xuất xứ “Từ sợi trở đi” (Yarn-Forward) vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã trở nên rõ ràng qua 2 bức thư với quan điểm trái chiều được gửi đi tuần trước – 1 từ nhóm thành viên lưỡng đảng thuộc Hạ viện gửi đến Đại sứ Ron Kirk, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), và 1 từ nhóm thành viên lưỡng đảng thuộc  Thượng viện gửi đến Tổng thống Obama. Ngay sau đó, các doanh nghiệp và hiệp hội dệt may và bán lẻ cũng đã đưa ra các quan điểm của mình về vấn đề này. 

Hai bức thư được gửi đi trước vòng đàm phán thứ 12 của TPP diễn ra tại Dallas, Texas Hoa Kỳ kéo dài từ ngày 8/5/2012 đến ngày 18/5/2012. Quan điểm hiện tại của Hoa Kỳ vẫn là ủng hộ việc áp dụng nguyên tắc xuất “từ sợi trở đi” một cách nghiêm ngặt.

Trong bức thư được gửi đến Đại sứ Kirk, 76 Hạ nghị sĩ (trong đó gồm 35 nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa và 41 nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ, đứng đầu là ông Trey Gowdy và ông Larry Kissell) lập luận rằng cần phải đưa các quy định nghiêm ngặt về dệt may vào TPP để có thể “thúc đẩy đầu tư tư nhân, xuất khẩu cũng như tạo công ăn việc làm trong các nước thành viên TPP, trong đó có Hoa Kỳ. Cho đến nay chúng tôi rất vui mừng vì Hoa Kỳ vẫn có quan điểm chặt chẽ về vấn đề Nguyên tắc Xuất xứ (Rule of Origin). Đồng thời, chúng tôi cũng đề nghị Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cũng giữ quan điểm như vậy trong các vấn đề khác liên quan đến dệt may như tiếp cận thị trường và thực thi hải quan” Bức thư đã liệt kê 3 mục tiêu cần tập trung đàm phán, đó là: nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”; các quy định về tiếp cận thị trường; và các quy định về thực thi hải quan.

Trong bức thư gửi đến Tổng thống Obama, 15 Thượng Nghị sĩ (gồm 7 nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ và 8 nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa, đứng đầu là ông Mark Warner) lại ủng hộ các quy tắc linh hoạt hơn đối với dệt may và việc “tiếp cận thị trường có ý nghĩa”. Các nghị sĩ gọi quan điểm hiện tại của  Hoa Kỳ là một “cách tiếp cận quá rộng”. Thay vào đó, họ đề xuất “một cách tiếp cận mới, phản ánh được giá trị quan trọng được tạo ra bởi các nhà bán lẻ, các nhãn hiệu may mặc, các hãng sản xuất và nhập khẩu, cũng như là các nhà sản xuất hàng dệt may nội địa của Hoa Kỳ. Với cách tiếp cận này nên đưa vào một nguyên tắc xuất xứ tổng quát và linh hoạt trong lĩnh vực may mặc mà có thể tối đa hóa được động lực cho tăng trưởng xuất khẩu, gia tăng giá trị và tạo công ăn việc làm cho Hoa Kỳ trong TPP.”  Bức thư cũng nói thêm, “Đối với những sản phẩm mà ngành sản xuất của nó có vai trò quan trọng tại Hoa Kỳ, chúng tôi đề xuất rằng các ngài nên làm việc  với ngành đó để đưa ra các tiêu chí xác định xem khi nào thì cần đưa vào các nguyên tắc xuất xứ yêu cầu nhiều hơn hàm lượng giá trị của Hoa Kỳ hay của TPP.”

Liên minh Dệt May cho TPP (TAAT) – liên minh bao gồm các tổ chức dệt may và sợi tự nhiên đại diện cho 30 quốc gia Châu Mĩ và Châu Phi; và gồm cả các tổ chức của Hoa Kỳ như Hiệp hội Sản xuất Sợi tự nhiên Hoa Kỳ, Liên minh Hành động Sản xuất Thương mại Hoa Kỳ, Hội đồng Bông Quốc gia, Hội đồng Quốc gia Các tổ chức Dệt, Hiệp hội Dệt Quốc gia và Viện Công nghiệp Vải may Hoa Kỳ - ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của các đại biểu Hạ viện trong thư gửi đến Đại sứ Kirk. TAAT được thành lập vào tháng Hai năm 2012 sau khi Việt Nam, một thành viên của TPP, đề xuất các  quy tắc xuất xứ quốc gia hàng dệt may mà cho phépcác doanh nghiệp có thể sử dụng các nguyên liệu đầu vào được sản xuất từ Trung Quốc và sau đó xuất khẩu thành phẩm được miễn thuế đến các nước thành viên khác của TPP. Liên minh TAAT cho rằng việc cho phép Việt Nam nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc để sản xuất hàng hóa được miễn thuế vô hình chung sẽ tạo cơ hội cho hàng Trung Quốc có một cách tiếp cận mới tới thị trường Hoa Kỳ mà không bị giới hạn. TAAT ủng hộ các quy định về dệt may tương tự như các quy định trước đó trong các Hiệp định Tự do Thương mại (FTAs) mà Hoa Kỳ đã đàm phán trong vòng 25 năm qua.

Trong khi đó, ở phía đối lập, Liên minh May mặc TPP – liên minh của các nhà bán lẻ, các nhãn hiệu may mặc, các hãng sản xuất và nhập khẩu quần áo của Hoa Kỳ; và cả các tổ chức khác như Hiệp hội Giầy dép & Quần áo Hoa Kỳ, Tổ chức Bán lẻ Quốc gia, Hiệp hội Công nghiệp Ngoài trời, Hiệp hội Các nhà lãnh đạo Công nghiệp Bán lẻ, và Hiệp hội Các nhà nhập khẩu Dệt may Hoa Kỳ - lại ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của các Thượng Nghị sĩ gửi đến Tổng thống Obama. Các thành viên của liên minh đã phản đối lại nguyên tắc “từ sợi trở đi” từ lâu nay. Họ cho rằng nó không khả thi trong chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay và cũng chẳng làm thay đổi được xuất khẩu của Hoa Kỳ cũng như không đem đến cho Hoa Kỳ những giao dịch thương mại mới với các nước thành viên TPP mà hầu hết trong số đó đã có FTA với Hoa Kỳ rồi.

 

 8/5/2012

Source: http://www.textileworld.com