Tuyên bố của Mạng lưới Người sống với HIV/AIDS VN về vẫn đề tiếp cận thuốc điều trị trong TPP
10/01/2012 103"Việt Nam hiện đang đàm phán một Thỏa Thuận Tự Do Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPFTA) với Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Chile, Peru, Brunei, Singapore và Malaysia. Chúng tôi, đại diện các tổ chức ký tên dưới đây, tuyên bố phản đối Thỏa Thuận Tự Do Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương vì nó đặt lợi ích của các công ty dược phẩm đa quốc gia lên trên quyền đối với sức khỏe của con người.
Việt Nam hiện đang đàm phán một Thỏa Thuận Tự Do Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPFTA) với Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Chile, Peru, Brunei, Singapore và Malaysia. Chúng tôi, đại diện các tổ chức ký tên dưới đây, tuyên bố phản đối Thỏa Thuận Tự Do Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương vì nó đặt lợi ích của các công ty dược phẩm đa quốc gia lên trên quyền đối với sức khỏe của con người.
Chúng tôi nhận thấy rằng Hoa Kỳ đã đưa ra các đề xuất về sở hữu trí tuệ nhằm yêu cầu thay đổi luật của Việt Nam. Nếu được thông qua, các đề xuất sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ trong Thỏa Thuận Tự Do Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương sẽ hạn chế sự cạnh tranh thuốc Gốc giá rẻ và làm cho việc tiếp cận với thuốc ít có khả năng hơn. Các loại thuốc điều trị HIV, Viêm Gan C, các loại thuốc điều trị ung thư và các bệnh mãn tính khác sẽ bị de dọa. Nhiều người dân Việt Nam hiện đã bị hạn chế trong việc tiếp cận thuốc chữa bệnh và những cản trở thương mại mới này sẽ làm cho việc tiếp cận thuốc trở nên tồi tệ hơn.
Trì hoãn và hạn chế việc tiếp cận thuốc Gốc giá rẻ tại Việt Nam cũng sẽ khiến cho các khoản tài trợ kém hiệu quả hơn. Vào năm 2008, có đến 94% nguồn tài trợ cho các hoạt động chăm sóc và điều trị HIV tại Việt Nam đến từ các chương trình tài trợ song phương giống như Kế hoạch hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ cho HIV/AIDS (PEPFAR). PEPFAR dưạ vào thuốc Gốc giá rẻ để cung cấp điều trị cho nhiều người nhất có thể với chi phí lên đến hơn 98% giành cho việc mua thuốc Gốc giá rẻ. Chi phí đắt đỏ của một số loại thuốc bản quyền đã giới hạn khả năng của PEPFAR và các chương trình tài trợ khác trong việc mở rộng tiếp cận điều trị. Việc tăng cường bảo hộ độc quyền sẽ khiến cho vấn đề giá thuốc này tồi tệ hơn nữa.
Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ sự hội nhập quốc tế. Nhưng trong Thỏa Thuận Tự Do Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPFTA) có các điều khoản tác động tiêu cực đối với việc tiếp cận thuốc điều trị đồng thời nó ảnh hưởng đến sự sống của người bênh đặc biệt là những người sống với HIV, và ở cấp độ vĩ mô sẽ ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước dành cho phòng chống HI/AIDS tại Việt Nam. Chính vì thế chúng tôi kịch liệt phản đối bất kỳ và tất cả các điều khoản bao gồm:
* TĂNG CƯỜNG BẢO HỘ BẰNG SÁNG CHẾ đối với những hình dạng mới và các phương pháp sử dụng mới của những thuốc cũ đã được biết đến từ trước. Những tiêu chuẩn cấp bằng sáng chế thấp như vậy có thể kéo dài thời hạn độc quyền đối với những thay đổi nhỏ của các sản phẩm thuốc cũ của các công ty dược phẩm bao gồm cả những thay đổi không có hiệu quả của sản phẩm.
* KÉO DÀI THỜI HẠN BẰNG SÁNG CHẾ làm cho thời gian có hiệu lực của một bằng sáng chế dài hơn 20 năm.
* LIÊN KẾT BẰNG SÁNG CHẾ làm ngăn cản quá trình đăng ký của thuốc Gốc giá rẻ.
* LOẠI TRỪ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ chống lại sự lộng hành của bằng sáng chế, giống như loại trừ hoạt động phản đối trước khi cấp bằng sáng chế.
* ĐỘC QUYỀN DỮ LIỆU làm cản trở việc tiếp cận với các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng để đăng ký thuốc Gốc giá rẻ ngay cả khi chúng đã không còn bản quyền hoặc bản quyền đã hết hạn.
* BAN HÀNH GIẤY PHÉP BẮT BUỘC nhằm hạn chế chính phủ sử dụng biện pháp này để đảm bảo tiếp cận thuốc thiết yếu cho người bệnh – một biện pháp đã được các hiệp định quốc tế thừa nhận từ lâu.
* CÁC BIỆN PHÁP TẠI CỬA KHẨU cho phép hải quan thu giữ thuốc Gốc giá rẻ mang về từ một nước đang phát triển khác, kể cả quá cảnh.
* CÁC QUI ĐỊNH ĐẦU TƯ cho phép các công ty đa quốc gia kiện chính phủ nước sở tại về các chính sách y tế như ban hành giấy phép bắt buộc và những giải pháp khác, cản trở nước sở tại phát triển ngành công nghiệp dược trong nước.
Chúng tôi kêu gọi:
• Chính phủ Hoa Kỳ hãy rút bỏ ngay lập tức tất cả những Điều Khoản Tăng Cường về các Yếu tố Thương Mại Liên quan đến Quyền Sở Hữu Trí Tuệ (TRIPS-plus) trong Chương Sở Hữu Trí Tuệ của Thỏa Thuận Tự Do Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPFTA), và ngay lập tức dừng ngay các hình thức gây áp lực và vận động chống lại Việt Nam.
• CHÍNH PHỦ CÁC NƯỚC ĐANG ĐÀM PHÁN THỎA THUẬN TỰ DO THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG hãy đoàn kết và từ chối những hạn chế thêm nữa đối với những sản phẩm, quá trình đăng ký, cung ứng, xuất hoặc nhập khẩu thuốc Gốc giá rẻ.
• CHÍNH PHỦ VIỆT NAM hãy phổ biến thông tin đàm phán thông qua các cuộc hội đàm mở nhằm đánh giá tác động của các vòng đàm phán đối với quyền sức khỏe và những quyền khác của người dân.
• QUỐC HỘI VIỆT NAM & CÁC BAN NGÀNH LIÊN QUAN nhanh chóng xem xét các văn kiện đàm phán và cân nhắc tác động của nó đối với quyền sức khỏe và tiếp cận thuốc của người dân, từ chối thông qua các điều khoản bất lợi đối với quyền tiếp cận thuốc điều trị thiết yếu của người dân, và xem xét Luật Sáng chế Việt Nam cũng như các qui định đăng ký thuốc để đảm bảo tất cả các khía cạnh và các yếu tố của Tuyên bố Doha được đề cập đầy đủ trong thỏa thuận.
• CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI, NGƯỜI SỐNG VỚI HIV, CỘNG ĐỒNG NGƯỜI SỐNG VỚI CÁC BỆNH MÃN TÍNH NHƯ UNG THƯ, VIÊM GAN C tại các quốc gia đang đàm phán Thỏa Thuận Tự Do Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPFTA) hãy cùng hợp sức ngăn cản bất kỳ và tất cả những thỏa thuận thương mại đang hạn chế việc tiếp cận các loại thuốc Gốc giá rẻ.
Chúng tôi cùng đoàn kết với tất cả mọi người, những người mà quyền được sống, được có sức khỏe, được làm việc, được bình đẳng, được có công bằng, được có kiến thức… cũng sẽ bị tác động một cách tiêu cực bởi những Thỏa Thuận Tự Do Thương Mại này. Nó không chỉ đe dọa làm tăng khoảng cách giữa giàu và nghèo mà còn làm tăng khoảng cách giữa các quốc gia này với các quốc gia khác."
KÝ TÊN: (Nhóm/ Mạng lưới/ Tổ chức/ Cá nhân)
1. Mang Luoi Hy Vong (Dai dien cho 60 nhom)
2. Mang Luoi Hy Vong Bac Kan (Dai dien cho 5 nhom)
3. Mang Luoi Tu Luc Nang Mai (Dai dien cho 7 nhom)
4. Nhom Giang Vien khoa Chinh Tri Xa Hoi truong DH Su Pham Ha Noi
5. Mang luoi NCH Hai Duong network (Dai dien cho 5 groups)
6. Mang Luoi Hoa Huong Duong (Dai dien cho 12 groups)
7. Mang Luoi Ha Noi
8. Tieng Vong Group
9. Ban – Toi va Chung Ta Group
10. VNMTS Dong Trieu Group
11. Hoa Phuong Do Kien An Group
12. Hoa Phuong Do Kien Thuy Group
13. Hoa Phuong Do An Duong Group
14. Hoa Phuong Do Hai Phong Group
15. Hoa Phuong Do Cát Bà Group
16. Dong Hanh Group
17. Song Tich Cuc group
18. Dien Dan NCH Tre Tuoi
19. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Bac Ninh Group
20. Hanoi Center for Health of Woman
21. Ha Long Sun Flower Group
22. Tinh Ban 4 group
23. Tinh Ban 3 group
24. Tinh Ban 1 group
25. Chuong Ban mai – Thai Binh group
26. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Ha Tinh group
27. Tinh ban - Bien Hoa group
28. Vi ngay mai tuoi sang Thai Nguyen 1 group
29. Hoa Huong Duong – Dien Bien group
30. Nhom Xuan Hop group
31. Amaron Can Tho group
32. Tinh Ban 5 group
33. Nang Moi – Long An group
34. Hy Vong – Long An group
35. Ban va Toi – Dong Nai group
36. NCH Quang Xuong group
37. CLB Than Thien – Thanh Hoa group
38. Mot Ngay Moi – Thanh Hoa group
39. Hoa Co May – Thai Binh group
40. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Thai Binh group
41. Nang Mai 3 group
42. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Phu Tho group
43. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Ha Nam group
44. Hoa Phuong Do Ninh Binh group
45. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Bac Ninh 1 group
46. Sac Mau Nhan Ai group
47. Hoa Dong Noi group
48. Hai Duong Xanh- Hai Duong group
49. Suc Song Moi – Hai Duong group
50. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Hai Ninh group
51. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Chi Linh group
52. Song Lam Xanh group
53. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Quy Hop group
54. Cat Trang group
55. Ngay Moi Nghe An group
56. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Thai nguyen 2 group
57. Uoc Mo Xanh Hoang Mai group
58. Hai Dang group
59. Hoa Hai Duong group
60. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Kim son group
61. Khat Vong Tinh Thuong group
62. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Ninh Binh group
63. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Dong Trieu group
64. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Van Don group
65. Hoa Phuong Do Kien Thuy group
66. Ban Giup Ban Kien Giang group
67. Niem Tin Can tho group
68. Suc Moi group
69. Niem Tin Bac Ninh group
70. Ban Giup Ban Phu Luong – Thai Nguyen group
71. Ban Giup Ban Pho Yen – Thai Nguyen group
72. Noi Vong Tay Lon – Thai Nguyen group
73. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Nghe An group
74. Vong Tay Nhan An – Thai Nguyen group
75. Truyen thong phong chong HIV/AIDS Hue group
76. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Tre Xanh – Bac Ninh group
77. Niem Tin Cai Lay – Tien Giang group
78. Nang Mai 1 group
79. Niem Tin – Da Nang group
80. Cham Soc Tai Nha – Da Nang group
81. CLB Yeu Thuong – Quang Tri group
82. Nang Mai 4 - Dong Nai group
83. Cham Soc Tai Nha – TP HCM group
84. Nang Mai 2 group
85. Suc Moi – Ha noi group
86. Hy Vong – Da nang group
87. Tinh Ban- Soc trang group
88. Dong Que- Hai duong group
89. Ha Giang group
90. Mat Troi Cua be Group
91. Nu Cuoi Group
92. Phu nu co HIV Tinh Bien Group
93. Dong Cam Tan Chau Group
94. Hoan Sinh Phu Tan Group
95. Muon Sac Mau Tan Chau Group
96. Hy Vong cho Moi Group
97. Hy Vong Thoai Son Group
98. Tinh Thuong An Phu Group
99. Vong Tay Am Tri Ton Group
100. Bong Dien Dien Chau Phu Group
101. Co Phan Vu Diem Hang
102. Pham Thi Tuyet Mai - Save The Children
103. Vi Ngay Mai Tuoi Sang Hy Vong Bac Ninh
- Khối thị trường CPTPP vươn lên vị trí thứ hai về nhập khẩu cá tra Việt Nam
- Lựa chọn CPTPP hay UKVFTA khi xuất khẩu sang Vương quốc Anh?
- Anh gia nhập CPTPP: Thêm cơ hội cho xuất khẩu da giày
- Hiệp định CPTPP: “Đòn bẩy” giúp nâng cao giá trị xuất khẩu hàng Việt
- Việt Nam - Nhật Bản: 'Đón sóng' hợp tác thương mại trong khuôn khổ CPTPP và IPEF