Hoa kỳ phá vỡ cam kết Hội nghị thượng đỉnh về AIDS của Liên hợp quốc về việc tiếp cận điều trị

10/01/2012    68

Các nhóm hoạt động phòng chống HIV/AIDS đã bầy tỏ sự tức giận khi Hoa Kỳ tuyên bố chiến tranh về “thuốc giá rẻ” HIV/AIDS thông qua các cuộc thương lượng hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và Maylaysia.
Ngày 23/6/2011 Bangkok và Thành phố Hồ Chí Minh – Mạng lưới những người dương tính tại Châu Á – Thái Bình Dương (APN+) đang bầy tỏ sự bất bình về các cuộc thương lượng thoả thuận tự do thương mại giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và Maylaysia đe doạ việc tiếp cận thuốc HIV, lao, viêm gan C cũng như những loại bệnh tật khác tại các quốc gia này. Các cuộc đàm phán đang diễn ra là một phần trong chuỗi đàm phán thoảthuận đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPPA) giữa Hoa Kỳ và nhiều nước thuộc vành đai Thái Bình Dương gồm cả Việt Nam và Maylaysia.
Vòng đàm phán thứ 7 TPPA đang diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam,  chỉ 10 ngày sau cuộc họp thượng đỉnh về HIV và AIDS của Liên hợp quốc tại NewYork nơi mà tất cả các nước bao gồm cả Hoa Kỳ đã cam kết “đảm bảo rằng các điều khoản về quyền Sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại không làm hỏng sự linh hoạt đang tồn tại như tuyên bố Doha về thoả thuận Trips và y tế cộng cộng đã khẳng định”.
“Mực ký của tuyên bố  Liên hợp quốc 2011 về HIV và AIDS còn chưa ráo” ông Shiba Phurailatpam của APN+ phát biểu”. “Tuyên bố rõ ràng đã thừanhận rằng sở hữu trí tuệ có thể là rào cản trong việc tiếp cận thuốc. Mọi thứ trong lịch sử đại dịch AIDS đã chứng minh điều này. Trên 80% những người được điều trị AIDS tại các nước nghèo đang sử dụng “thuốc giá rẻ”. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn đang thúc đẩy những hàng rào pháp lý lớn hơn đối với việc điều trị “thuốc giá rẻ””.
Những văn bản đàm phán về TPPA rò rỉ cho thấy Hoa Kỳ đang thúc đẩy các điều khoản Sở hữu trí tuệ qúa xa so với những gì Việt Nam và Maylaysia đã thoả thuận theo trong hiệp định thương mại của tổ chức thương mại thế giới (WTO) về các lĩnh vực liên quan đến các quyền Sởhữu trí tuệ hay còn gọi là Trips. Được biết đến là “Trips cộng”, các biện pháp này đã đi ngược lại tuyên bố Doha tái khẳng định rằng “TRIPS” có thể và nên được giải thích và thực hiện nhằm hỗ trợ cho quyền của các thành viên WTO bảo vệ y tế công cộng, đặc biệt là thúc đẩy việc tiếp cận thuốc cho tất cả mọi người”.
Sản xuất “thuốc giá rẻ” đã hạ giá thành loại thuốc AIDS thế hệ thứ nhất từ 15,000$ mỗi bệnh nhân 1 năm xuống dưới 70$ mỗi bệnh nhân 1 năm. Hiện nay, nhiều người đang sống với HIV cần chuyển sang điều trị loại thuốc AIDS mới hơn đã rất đắt rồi.
“Tôi không biết Tổng thống Obama và ngoại trưởng Clinton có biết là đại diện thương mại Hoa kỳ hiện đang yêu cầu Việt Nam thay đổi các luật mà theo đó sẽ ngăn cản việc sản xuất “thuốc giá rẻ”giá rẻ loại thuốc AIDS mới hay không?”. Đỗ Đăng Đông, đại diện mạng lưới những người chung sống với HIV của Việt Nam (VNP+) chia sẻ “PEPPAR đã chuyển sang dùng “thuốc giá rẻ”nhằm đảm bảo việc điều trị AIDS tại VIệt Nam. Nếu việc tiếp cận “thuốc giá rẻ” mới bị cắt bỏ do thoả thuận thương mại tự do này thì nó sẽ ảnh hưởng ghê gớm đến việc điều trị tại Việt Nam.”
Một trong những yêu cầu chính của Hoa kỳ có liên quan đến khả năng Việt Nam và Maylaysia sử dụng sự linh hoạt quan trọng của Trips nhằm phòng ngừa các sáng chế được đưa ra “Luật sáng chế của Ấn Độ đã đi tiên phong trong việc  bảo vệ sức khoẻ và sau đó đã được Philippine chấp nhận và làm theo”  Loon Gangte thuộc mạng lưới những người dương tính Dehli (DNP+) cho biết “chúng tôi đã sử dụng sự bảo vệ này để phản đối  thành công các sáng chế về những hình thức mới của thuốc cũ nhằm đảm bảo tiếp tục sản xuất thuốc gốc kết hợp Lamivudine, Zidovudine, dạng siro Nevirapine và tenofovir”.
Các đàm phán TPP không chỉ gây khó khăn cho Việt Nam và Maylaysia với ví dụ ở Ấn Độ mà trên thực tế chúng sẽ buộc các nước này phải xin bằng sáng chế về về những thay đổi nhỏ nếu có đối với các thuốc hiện hành. Rõ ràng Hoa Kỳ đang hỗ trợ cho thực hành xanh – 1 thực hành mà công nghiệp dược liệu đa quốc gia kéo dài sáng chế của họ sau 20 năm bằng việc đơn giản là chuyển đổi từ thuốc viên thành sizô hay thay đổi liều dùng thuốc hiện nay.  Do vậy, Ấn Độ đã có khả năng từ chối sáng chế dạng sirô của của Nevizapine,  1 loại thuốc đã có từ thập kỷ năm 80. Việt Nam và Maylaysia thì không có khả năng làm được điều này. Hoa kỳ cũng muốn các nước tham gia TPPA loại bỏ những phản đối tiền cấp,  1 sự bảo vệ giúp ngăn chặn lạm dụng hệ thống sáng chế và độc quyền thuốc không được phép.
Theo Peter Maybardul thuộc nhóm công dân  Hoa Kỳ “Hoa Kỳ dường như  đã bị ám ảnh bởi việc tối đa hoá quyền Sở hữu trí tuệ và đang tạo thuận  lợi cho các hãng dược lớn, thậm trí nếu nó dẫn đến việc các sáng chế chất lượng thấp đã không làm gì để đổi mới và ngăn chặn việc tiếp cận điều trịcứu người.”
Đối với nhiều người nhiễm HIV sử dụng ma túy đang sống chung với viêm gan C tại khu vực Châu Á, thì Việt Nam là hy vọng tốt nhất cho họ đối với việc cung cấp pegylated  interferon gốc, một loại thuốc được sử dụng điều trị viêm gan C có chi phí cao. Pegylated  interferon đã được cấp sáng chế tại Ấn Độ và các công ty Ấn Độ đã buộc phải sản xuất chúng. “Công nghiệp thuốc gốc Việt Nam với sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam đang đi đầu trong việc cung cấp tiếp cận thuốc điều tri viêm gan C với giá cả chấp nhận được”.  Noah Metheny thuộc nhóm hành động điều trị AIDS của Thái Lan cho biết “Roche đang thách thức việc sản xuất thuốc pegylated  interferon tại Việt Nam và hiện nay các đàm phán TPPA đang đe doạ thậm trí áp đặt các rào cản pháp lý lớn hơn có thể ngăn chặn các nỗ lực của Việt Nam nhằm đảm bảo sản xuất các loại thuốc gốc chính.
Hoa Kỳ cũng đã bỏ lại các điều khoản về  độc quyền số liệu mở rộng và liên kết sáng chế “Hoa Kỳ dường như chưa quyết định rút lại những cam kết của mình từ tháng 5/2007 nhằm giảm những tác động tiêu cực của các hiệp định tự do thương mại với việc tiếp cận thuốc, những điều kiện Hoa Kỳ đưa ra được mong đợi về độc quyền số liệu, liên kết và mở rộng sáng chế có thể thay đổi các luật tại các nước đang phát triển biến những quy định về an toàn thuốc thành những bắt buộc sang chế đối với những công ty dược phẩm lớn và ảnh hưởng đến tiến bộ của những điều trị sinh học chi phí thấp liên quan đến sức khoẻ, có lẽ bao gồm cả viêm gan C.” Peter cho biết.
“Chúng tôi đã mất quá nhiều người bạn và các đồng nghiệp bởi AIDS. Các loại thuốc HIV/AIDS cứu người phải tồn tại để không ai phải chết nhưng TPPA sẽ làm cho các loại thuốc mới điều trị AIDS trở nên đắt đỏ hơn khiến nhiều người không tiếp cận được, dẫn đến những cái chết không cần thiết” Edward Low trong nhóm vận động và tiếp cận điều trị cho những người dương tính tại Maylaysia chia sẻ  (MTAA G+). “Với những người đang sống chung với HIV, chúng ta cần điều trị lâu dài.  Đối với chúng tôi, đây là vấn đề sống chết, do vậy chúng tôi kêu gọi ngừng đàm phán các thoả thuận tựdo thương mại vì nếu không được tiếp cận các loại thuốc rẻ tiền, sẽ có nhiều người trong chúng tôi phải chết”.
APN+, MTAAG+ và VNP+ là những bên đã ký kết vào bản “Tuyên bố Bangkok về các thoả thuận thương mại tự do và tiếp cận thuốc” và kêu gọi ngừng ngay các đàm phán TPPA và kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng những cam kết quốc tế mới đưa ra 2 tuần trước đây nhằm đảm bảo việc tiếp cận việc phổ cập điều trị và đảm bảo các hiệp định thương mại không huỷ hoại khả năng của các nước đang phát triển sử dụng các biện pháp về pháp lý và chính sách đảm bảo việc tiếp cận thuốc.

Các nhóm hoạt động phòng chống HIV/AIDS đã bầy tỏ sự tức giận khi Hoa Kỳ tuyên bố chiến tranh về “thuốc giá rẻ” HIV/AIDS thông qua các cuộc thương lượng hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và Maylaysia.

Ngày 23/6/2011 Bangkok và Thành phố Hồ Chí Minh – Mạng lưới những người dương tính tại Châu Á – Thái Bình Dương (APN+) đang bầy tỏ sự bất bình về các cuộc thương lượng thoả thuận tự do thương mại giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và Maylaysia đe doạ việc tiếp cận thuốc HIV, lao, viêm gan C cũng như những loại bệnh tật khác tại các quốc gia này. Các cuộc đàm phán đang diễn ra là một phần trong chuỗi đàm phán thoảthuận đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPPA) giữa Hoa Kỳ và nhiều nước thuộc vành đai Thái Bình Dương gồm cả Việt Nam và Maylaysia.

Vòng đàm phán thứ 7 TPPA đang diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam,  chỉ 10 ngày sau cuộc họp thượng đỉnh về HIV và AIDS của Liên hợp quốc tại NewYork nơi mà tất cả các nước bao gồm cả Hoa Kỳ đã cam kết “đảm bảo rằng các điều khoản về quyền Sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại không làm hỏng sự linh hoạt đang tồn tại như tuyên bố Doha về thoả thuận Trips và y tế cộng cộng đã khẳng định”.

“Mực ký của tuyên bố  Liên hợp quốc 2011 về HIV và AIDS còn chưa ráo” ông Shiba Phurailatpam của APN+ phát biểu”. “Tuyên bố rõ ràng đã thừanhận rằng sở hữu trí tuệ có thể là rào cản trong việc tiếp cận thuốc. Mọi thứ trong lịch sử đại dịch AIDS đã chứng minh điều này. Trên 80% những người được điều trị AIDS tại các nước nghèo đang sử dụng “thuốc giá rẻ”. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn đang thúc đẩy những hàng rào pháp lý lớn hơn đối với việc điều trị “thuốc giá rẻ””.

Những văn bản đàm phán về TPPA rò rỉ cho thấy Hoa Kỳ đang thúc đẩy các điều khoản Sở hữu trí tuệ qúa xa so với những gì Việt Nam và Maylaysia đã thoả thuận theo trong hiệp định thương mại của tổ chức thương mại thế giới (WTO) về các lĩnh vực liên quan đến các quyền Sởhữu trí tuệ hay còn gọi là Trips. Được biết đến là “Trips cộng”, các biện pháp này đã đi ngược lại tuyên bố Doha tái khẳng định rằng “TRIPS” có thể và nên được giải thích và thực hiện nhằm hỗ trợ cho quyền của các thành viên WTO bảo vệ y tế công cộng, đặc biệt là thúc đẩy việc tiếp cận thuốc cho tất cả mọi người”.

Sản xuất “thuốc giá rẻ” đã hạ giá thành loại thuốc AIDS thế hệ thứ nhất từ 15,000$ mỗi bệnh nhân 1 năm xuống dưới 70$ mỗi bệnh nhân 1 năm. Hiện nay, nhiều người đang sống với HIV cần chuyển sang điều trị loại thuốc AIDS mới hơn đã rất đắt rồi.

“Tôi không biết Tổng thống Obama và ngoại trưởng Clinton có biết là đại diện thương mại Hoa kỳ hiện đang yêu cầu Việt Nam thay đổi các luật mà theo đó sẽ ngăn cản việc sản xuất “thuốc giá rẻ”giá rẻ loại thuốc AIDS mới hay không?”. Đỗ Đăng Đông, đại diện mạng lưới những người chung sống với HIV của Việt Nam (VNP+) chia sẻ “PEPPAR đã chuyển sang dùng “thuốc giá rẻ”nhằm đảm bảo việc điều trị AIDS tại VIệt Nam. Nếu việc tiếp cận “thuốc giá rẻ” mới bị cắt bỏ do thoả thuận thương mại tự do này thì nó sẽ ảnh hưởng ghê gớm đến việc điều trị tại Việt Nam.”

Một trong những yêu cầu chính của Hoa kỳ có liên quan đến khả năng Việt Nam và Maylaysia sử dụng sự linh hoạt quan trọng của Trips nhằm phòng ngừa các sáng chế được đưa ra “Luật sáng chế của Ấn Độ đã đi tiên phong trong việc  bảo vệ sức khoẻ và sau đó đã được Philippine chấp nhận và làm theo”  Loon Gangte thuộc mạng lưới những người dương tính Dehli (DNP+) cho biết “chúng tôi đã sử dụng sự bảo vệ này để phản đối  thành công các sáng chế về những hình thức mới của thuốc cũ nhằm đảm bảo tiếp tục sản xuất thuốc gốc kết hợp Lamivudine, Zidovudine, dạng siro Nevirapine và tenofovir”.

Các đàm phán TPP không chỉ gây khó khăn cho Việt Nam và Maylaysia với ví dụ ở Ấn Độ mà trên thực tế chúng sẽ buộc các nước này phải xin bằng sáng chế về về những thay đổi nhỏ nếu có đối với các thuốc hiện hành. Rõ ràng Hoa Kỳ đang hỗ trợ cho thực hành xanh – 1 thực hành mà công nghiệp dược liệu đa quốc gia kéo dài sáng chế của họ sau 20 năm bằng việc đơn giản là chuyển đổi từ thuốc viên thành sizô hay thay đổi liều dùng thuốc hiện nay.  Do vậy, Ấn Độ đã có khả năng từ chối sáng chế dạng sirô của của Nevizapine,  1 loại thuốc đã có từ thập kỷ năm 80. Việt Nam và Maylaysia thì không có khả năng làm được điều này. Hoa kỳ cũng muốn các nước tham gia TPPA loại bỏ những phản đối tiền cấp,  1 sự bảo vệ giúp ngăn chặn lạm dụng hệ thống sáng chế và độc quyền thuốc không được phép.

Theo Peter Maybardul thuộc nhóm công dân  Hoa Kỳ “Hoa Kỳ dường như  đã bị ám ảnh bởi việc tối đa hoá quyền Sở hữu trí tuệ và đang tạo thuận  lợi cho các hãng dược lớn, thậm trí nếu nó dẫn đến việc các sáng chế chất lượng thấp đã không làm gì để đổi mới và ngăn chặn việc tiếp cận điều trịcứu người.”

Đối với nhiều người nhiễm HIV sử dụng ma túy đang sống chung với viêm gan C tại khu vực Châu Á, thì Việt Nam là hy vọng tốt nhất cho họ đối với việc cung cấp pegylated  interferon gốc, một loại thuốc được sử dụng điều trị viêm gan C có chi phí cao. Pegylated  interferon đã được cấp sáng chế tại Ấn Độ và các công ty Ấn Độ đã buộc phải sản xuất chúng. “Công nghiệp thuốc gốc Việt Nam với sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam đang đi đầu trong việc cung cấp tiếp cận thuốc điều tri viêm gan C với giá cả chấp nhận được”.  Noah Metheny thuộc nhóm hành động điều trị AIDS của Thái Lan cho biết “Roche đang thách thức việc sản xuất thuốc pegylated  interferon tại Việt Nam và hiện nay các đàm phán TPPA đang đe doạ thậm trí áp đặt các rào cản pháp lý lớn hơn có thể ngăn chặn các nỗ lực của Việt Nam nhằm đảm bảo sản xuất các loại thuốc gốc chính.

Hoa Kỳ cũng đã bỏ lại các điều khoản về  độc quyền số liệu mở rộng và liên kết sáng chế “Hoa Kỳ dường như chưa quyết định rút lại những cam kết của mình từ tháng 5/2007 nhằm giảm những tác động tiêu cực của các hiệp định tự do thương mại với việc tiếp cận thuốc, những điều kiện Hoa Kỳ đưa ra được mong đợi về độc quyền số liệu, liên kết và mở rộng sáng chế có thể thay đổi các luật tại các nước đang phát triển biến những quy định về an toàn thuốc thành những bắt buộc sang chế đối với những công ty dược phẩm lớn và ảnh hưởng đến tiến bộ của những điều trị sinh học chi phí thấp liên quan đến sức khoẻ, có lẽ bao gồm cả viêm gan C.” Peter cho biết.

“Chúng tôi đã mất quá nhiều người bạn và các đồng nghiệp bởi AIDS. Các loại thuốc HIV/AIDS cứu người phải tồn tại để không ai phải chết nhưng TPPA sẽ làm cho các loại thuốc mới điều trị AIDS trở nên đắt đỏ hơn khiến nhiều người không tiếp cận được, dẫn đến những cái chết không cần thiết” Edward Low trong nhóm vận động và tiếp cận điều trị cho những người dương tính tại Maylaysia chia sẻ  (MTAA G+). “Với những người đang sống chung với HIV, chúng ta cần điều trị lâu dài.  Đối với chúng tôi, đây là vấn đề sống chết, do vậy chúng tôi kêu gọi ngừng đàm phán các thoả thuận tựdo thương mại vì nếu không được tiếp cận các loại thuốc rẻ tiền, sẽ có nhiều người trong chúng tôi phải chết”.

APN+, MTAAG+ và VNP+ là những bên đã ký kết vào bản “Tuyên bố Bangkok về các thoả thuận thương mại tự do và tiếp cận thuốc” và kêu gọi ngừng ngay các đàm phán TPPA và kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng những cam kết quốc tế mới đưa ra 2 tuần trước đây nhằm đảm bảo việc tiếp cận việc phổ cập điều trị và đảm bảo các hiệp định thương mại không huỷ hoại khả năng của các nước đang phát triển sử dụng các biện pháp về pháp lý và chính sách đảm bảo việc tiếp cận thuốc.

Nguồn: Mạng lưới những người sống chung với HIV (VNP+)