Giải quyết tranh chấp số DS296

03/02/2010    352

Mỹ – Điều tra thuế đối kháng áp đặt lên Bán dẫn thẻ nhớ truy cập ngẫu nhiên (DRAMS) nhập khẩu từ Hàn Quốc.

 

Tiêu đề:

Mỹ – Điều tra thuế đối kháng áp đặt lên DRAMS

Nguyên đơn:

Hàn Quốc

Bị đơn:

Mỹ

Bên thứ 3

Trung Quốc, Đài Loan, EC và Nhật Bản

Yêu cầu tham vấn ngày:

30 tháng 06 năm 2003

Báo cáo của Ban hội thẩm ban hành ngày

21 tháng 02 năm 2005

Báo cáo của Ban phúc thẩm ban hành ngày

27 tháng 06 năm 2005

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện:

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 21 tháng 01 năm 2009:

Thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Ban hội thẩm.

Do Hàn Quốc khởi kiện.

Ngày 30 tháng 06 năm 2003, Hàn Quốc yêu cầu tham vấn với Mỹ về các phán quyết sơ bộ và cuối cùng đối với thuế đối kháng, phán quyết sơ bộ về thiệt hại và những quyết định đưa ra sau điều tra thiệt hại đối với DRAMs, các linh kiện DRAM nhập khẩu từ Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng phải đối mặt với các luật và qui định liên quan bao gồm Mục 771 của Luật Thuế Quan Mỹ năm 1930 và điều khoản 19 CFR 351. Hàn Quốc tuyên bổ rằng các phán quyết trên, không kể những phán quyết khác nữa, đã vi phạm điều VI:3 và X:3 của GATT 1994 và các điều khoản 1, 2, 10, 11, 12, 14, 17, 22, 32.1 của Hiệp định SCM.

Ngày 18 tháng 08 năm 2003, Hàn Quốc yêu cầu tham vấn thêm với Mỹ lien quan đến kết luận về thuế đối kháng áp dụng với mặt hàng DRAMs và các linh kiện DRAM của nước này. Yêu cầu này liên quan tới kết luận cuối cùng  của USITC về thiệt hại và kết luận về thuế đối kháng của Bộ Thương Mại Mỹ. Cả hai đều được ban hành ngày 11 tháng 08 năm 2003 sau khi Hàn Quốc yêu cầu tham vấn lần đầu tiên. Hàn Quốc cho rằng các kết luận trên không tuân thủ điều khoản 15.1, 15.2, 15.4 và 15.5 của Hiệp định SCM.

Ngày 19 tháng 11 năm 2003, Hàn Quốc yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 01 tháng 12 năm 2003, DSB từ chối yêu cầu này của Hàn Quốc. Sau đó, Hàn Quốc có yêu cầu lần thứ 2 vào ngày 23 tháng 01 năm 2004, DSB đã đáp ứng yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm này. Trung Quốc, EC, Nhật Bản và Đài Loan tham dự với tư cách là bên thứ 3.

Ngày 23 tháng 02 năm 2004, Hàn Quốc yêu cầu Chủ tịch xác định cơ cấu của Ban Hội thẩm. Ngày 05 tháng 03 năm 2004, cơ cấu của Ban Hội thẩm được xác định.

Ngày 16 tháng 08 năm 2004, Chủ tich Ban Hội thẩm thông báo với DSB không thể hoàn tất công việc trong 6 tháng như kế hoạch. Các bên của hội đồng tham vấn đã thống nhất và dự kiến sẽ hoàn tất công việc vào tháng 12 năm 2004.

Ngày 21 tháng 02 năm 2005, Ban Hội thẩm ban hành báo cáo tới các thành viên, báo cáo kết luận:

  • Liên quan tới kết luận của Bộ Thương Mại Mỹ về trợ cấp tài chính đối với  Tổng công ty Hynex. Ban Hội thẩm cho rằng Bộ Thương Mại Mỹ đã không chứng minh một cách thỏa đáng rằng Chính phủ Hàn Quốc đã lạm dụng quyền hạn trong giao phó và định hướng đối với các chủ nợ của tập đoàn B và C (ví dụ, Chính phủ Hàn Quốc không sở hữu 100% 2 tập đoàn này) để đóng góp tài chính trong vụ kiện này. Bởi vậy Ban Hội thẩm kết luận rằng không có đủ bằng chứng để chứng minh cho kết luận chung về việc giao phó hay định hướng liên quan tới tổ chức tư nhân và các giao dịch đa chiều trong suốt thời gian điều tra. Bởi vậy, Ban Hội thẩm kết luận rằng phán quyết của Bộ Thương Mại Mỹ về việc giao phó và định hướng của các chủ nợ là vi phạm điều khoản 1.1(a) của Hiệp định SCM.

 

  • Liên quan tới kết luận của Bộ Thương Mại Mỹ về lợi ích mà Hynex được hưởng, Ban Hội thẩm kết luân rằng do các chủ nợ của Tập đoàn B và C không bị coi là được chính phủ Hàn Quốc giao phó và định hướng (và bởi vậy các quan hệ tài chính của họ với Hynex không được coi là một trợ cấp tài chính), họ có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn trong xác định lợi ích. Bởi vậy Ban Hội thẩm kết luận rằng xác định lợi ích của Bộ Thương Mại Mỹ không phù hợp với điều khoản 1.1(b) của Hiệp định SCM.
  • Liên quan tới sự “riêng biệt”, Ban Hội thẩm cho rằng các kết luận của Bộ Thương Mại Mỹ về việc giao phó và định hướng không đưa ra được cơ sở hợp lý cho việc xác định mức độ khác biệt liên quan tới trợ cấp bị khiếu nại của các chủ nợ tập đoàn B và C. Tuy nhiên, trong phạm vi các kết luận của DOC liên quan tới đặc trưng của các chủ nợ của tập đoàn A dựa trên cơ sở hoạt động của Chính phủ Hàn Quốc trong việc Chính phủ nước này đặc biệt tập trung vào Hynix, Ban Hội thẩm cho rằng kết luận như vậy là phù hợp với điều khoản 2 của Hiệp định SCM.

 

  • Liên quan tới xác định thiệt hại của ITC, Ban Hội thẩm đã bác bỏ các khiếu nại của Hàn Quốc trừ khiếu nại liên quan tới “không quy kết”. Ban Hội thẩm kết luận rằng ITC đã không xác định được rõ ràng các thiệt hại gây ra bởi một nhân tố khác không phải là hàng nhập khẩu gây ra thì không có nghĩa quy kết cho hàng nhập khẩu được trợ cấp gây ra thiệt hại đáng kể này. Bởi vậy, Ban Hội thẩm kết luận Mỹ đã vi phạm điều khoản 15.5 của Hiệp định SCM.
  • Ban Hội thẩm đã không bác bỏ hay thực thi phán quyết đối với tất cả các khiếu nại của Hàn Quốc liên quan tới các cuộc họp thẩm tra, sức thuyết phục của bằng chứng, điều khoản 4.4 của DSU, việc áp đặt thuế đối kháng (điều khoản 19.4 của Hiệp định SCM và điều khoản VI.3 của GATT 1994), điều khoản 10 và 32.1 của Hiệp định SCM và điều khoản 22.3 của Hiệp định SCM.

 

Ngày 29 tháng 03 năm 2005, Mỹ thông báo ý định kháng lại các vấn đề pháp lý và các giải thích pháp luật của Ban hội thẩm nêu trong báo cáo. (Yêu cầu này của Mỹ liên quan tới phán quyết của Bộ Thương Mại Mỹ về trợ cấp nhưng không liên quan tới phán quyết về thiệt hại đáng kể của ITC). Ngày 27 tháng 06 năm 2005, Cơ quan Phúc thẩm ban hành báo cáo tới các thành viên. Báo cáo nêu rõ:

  • Cơ quan Phúc thẩm đã sửa lại cách giải thích điều khoản 1.1(a)(1)(iv) của Ban Hội thẩm và phát hiện những lỗi trong rà soát của Ban về các chứng cứ đằng sau các kết luận của Bộ Thương Mại Mỹ về sự giao phó và định hướng. Cơ quan Phúc thẩm kết luận những lỗi này làm giảm tính thuyết phục trong kết luận của Ban Hội thẩm rằng các chứng cứ không chứng minh được kết luận của DOC về sự giao phó và định hướng. Bởi vậy, bác bỏ kết luận này cũng như kết luận của Ban hội thẩm về sự không phù hợp với điều khoản  1.1(a)(1)(iv). Cơ quan Phúc thẩm còn kết luận thêm rằng không thể đưa ra kết luận chỉ dựa trên phân tích của cơ quan này để khẳng định phán quyết của Bộ Thương Mại Mỹ về trợ cấp không phù hợp với điều khoản 1.1(a)(1)(iv).
  • Cơ quan Phúc thẩm cũng bác bỏ kết luận của Ban Hội thẩm về tính không phù hợp với điều khoản 1.1(b) (về lợi ích) và điều khoản 2 (sự riêng biệt) của Hiệp định SCM bởi các kết luận này dựa trên kết luận không phù hợp với điều khoản 1.1(a)(1)(iv). Cơ quan Phúc thẩm đưa ra phán quyết rằng Ban Hội thẩm không có kết luận thực tế đầy đủ nào cũng như các chứng cứ thực tế thuyết phục trong hồ sơ cho phép hoàn tất các phân tích này.
  • Cơ quan Phúc thẩm kết luận Ban Hội thẩm đã không tuân thủ nghĩa vụ của mình theo điều khoản 11 của DSU đó là “đánh giá khách quan vấn đề trước đó, bao gồm đánh giá khách quan thực tế của vụ kiện”, không kể những điều khoản khác, do không áp dụng tiêu chuẩn rà soát thích hợp.

 

  • Với những bác bỏ của Cơ quan Phúc thẩm, vẫn không có kết luận về tính không phù hợp với WTO liên quan đến các kết luận về trợ cấp của Bộ Thương Mại Mỹ.

Tại cuộc họp ngày 20 tháng 07 năm 2005, DSB thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo của Ban Hội thẩm do Cơ quan Phúc thẩm sửa đổi.

Tình hình thực thi các báo cáo đã thông qua

Tại cuộc họp ngày 03 tháng 08 năm 2005 của DSB, Mỹ thông báo ý định sẽ thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB trong vụ kiện này, và cho hay Mỹ cần một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện. Ngày 07 tháng 11 năm 2005, các bên thông báo cho DSB rằng họ đã thỏa thuận được khoảng thời gian hợp lý là 7 tháng và 16 ngày, hạn cuối cùng cho thực thi các phán quyết là ngày 08 tháng 03 năm 2006.