Mục tiêu tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường tân dược của Hoa Kỳ trong TPP – Công bố của Cơ quan đại diện Thương mại Hoa Kỳ

21/10/2011    77

Vòng đàm phán thứ 8 của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được tổ chức từ ngày 06 – 15/09/2011 vừa qua tại Chicago, một diễn đàn bên lề được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các Doanh nghiệp, Hiệp hội ngành và các tổ chức, cá nhân liên quan trình bày quan điểm trước các Đoàn Đàm phán. Dưới đây là phân tích của Sean Flynn, Phó Giám đốc Chương trình Thông tin Pháp luật và Quyền Sở hữu trí tuệ thuộc Đại học Tư pháp Hoa Kỳ trình bày tại Diễn đàn Bên lề Vòng đàm phán thứ 8 - TPP về các mục tiêu của Hoa Kỳ nhằm mở rộng khả năng tiếp cận thị trường tân dược trong TPP được nêu trong “Sách Trắng” do Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) công bố trong Vòng đám phán TPP thứ 8 vừa qua tại Chicago. 

 

Công bố của chính phủ đưa ra tiếp tục dấu diếm quan điểm “đóng” trong xây dựng luật quốc tế, cũng như không đề cập nhiều đến chính sách thương mại của Hoa Kỳ về vấn đề tân dược hay các nội dung liên quan:

  • Sách trắng không giải thích gì về quan điểm của chính phủ trong đề xuất sở hữu trí tuệ bị rò rỉ;
  • Công bố không cho thấy vai trò của chính phủ trong các dữ liệu độc quyền, hay việc kéo dài thời hạn bằng sáng chế hoặc cơ chế liên kết cấp bằng sáng chế dược phẩm;
  • Văn bản này không đưa ra câu trả lời liệu chính phủ Hoa Kỳ có quay lưng lại với các thỏa thuận ngày 10-5 giữa chính quyền Bush và Quốc hội, vốn đảm bảo tính linh hoạt trong các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) tại các nước đang phát triển;
  • Công bố không cung cấp bằng chứng nào cho thấy chính sách mới của chính phủ sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường tân dược 002E.

Theo những đề xuất được tiết lộ, quan điểm thực sự của chính phủ đã bộc lộ. Chính quyền Hoa Kỳ phê chuẩn một loạt các đề xuất chính sách của nước này trong các đàm phán thương mại với các nước đang triển là điều tồi tệ hơn bất kỳ quản lý nào trong quá khứ về vấn đề tiếp cận thị trường tân dược.

Chính quyền đề xuất:

  • Cấp bằng sáng chế cho các chất đã có,
  • Tăng tịch thu các dược phẩm quá cảnh,
  • Mở rộng quyền độc quyền thông qua việc bảo vệ dữ liệu các bằng sáng chế,
  • Bỏ qua thỏa thuận Ngày 10-5 giữa chính quyền Bush và Quốc hội, vốn bênh vực sự linh hoạt trong tiếp cận thị trường tân dược ở các nước đang phát triển,
  • Thiết lập rào cản đối với các hoạt động của chương trình hoàn dược phẩm từ cơ chế tiết kiệm chi phí ở các nước đang phát triển.

Người gọi đây là một “chính sách mở ra cách cửa vào thị trường tân dược” là Orwellian.

Như những gì phân tích dưới đây, giả định chính quyền không thay đổi chính sách hỗ trợ nhiều hoạt động được tiếp lộ trước đó, sách trắng ngày hôm nay vô cùng mơ hồ và một số nội dung có vẻ dấu diếm sự thật.

Mở cửa thị trường tân dược không phải là nội dung duy nhất trong kiến nghị về luật sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ. Kiến nghị này cũng bao gồm các quy định gây tranh cãi liên quan đến internet, bao gồm việc ngắt kết nối dần dần internet hay hình sự hóa các trường hợp chia sẻ tập tin phi thương mại.

Thông cáo này là một minh chứng nữa cho thấy chính phủ không thể hoạt động theo những tiêu chuẩn họ đặt ra cho người khác. Một Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) chuẩn của Hoa Kỳ đòi hỏi rằng những thay đổi chính sách ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dược phẩm phải rõ ràng, công khai, tuân thủ theo một quy trình công bố bao gồm thông báo và trưng cầu ý kiến, cũng như giải thích bằng văn bản cho bất kỳ ý kiến góp ý nào được không được chấp nhận. Thông cáo hôm nay không đáp ứng bất cứ điều kiện nào trên đây.

So sánh Sách trắng với Kiến nghị Luật về Rò rỉ tài sản trí tuệ và ngành dược phẩm.

CÔNG BỐ CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI HOA KỲ TRONG SÁCH TRẮNG

BÌNH LUẬN CHI TIẾT

"Tăng cường khả năng tiếp cận thuốc đặc trị bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống trong các thị trường TPP. Đồng thời, thiết lập cơ chế cho thuốc generics thâm nhập những thị trường này càng nhanh càng tốt bằng cách xây dựng các quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về tân dược, nhằm đưa tân dược vào các thị trường TPP theo một khung thời gian thoả thuận."

Với ý tưởng này, có vẻ như Hoa Kỳ khó có thể tiếp tục đường lối linh hoạt trong thoả thuận Ngày 10-5 về vấn đề dữ liệu sáng chế độc quyền. Thoả thuận này cho phép các dữ liệu sáng chế độc quyền được chia sẻ ở các quốc gia ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) theo một cấp độ tương tự như tại Mỹ . Nếu những thông tin này chính xác, các nước đang phát triển sẽ không nhận được gì từ Thoả thuận Ngày 10-5, trong khi các cơ chế linh hoạt khác như yêu cầu cho phép kết nối và quyền tự do đối với dữ liệu giấy phép bắt buộc có thể bị mất đi.

Khái niệm “đưa vào sản xuất” các sản phẩm có chứng nhận sở hữu trí tuệ không mới và có thể hữu ích. Nhiều quốc gia đòi hỏi các sản phẩm này “phải được đưa vào sản xuất và đáp ứng “một mức hợp lý” nhu cầu trong nước. Sẽ tốt hơn nếu các nước đang phát triển áp dụng quy định này, đặc biệt với lĩnh vực dược phẩm.

Các hạn chế do dự thảo luật “bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngành dược" gây nên quan ngại về liệu nó này có vi phạm các thảo thuận thương mại về quyền sở hữu trí tuệ  cấm phân biệt đối xử giữa các lĩnh vực công nghệ.

"Giảm thiểu các rào cản nhập khẩu như những quy trình thủ tục hải quan phân biệt đối xử, nặng nề, và khó đoán định, gây cản trở khả năng tiếp cận với các loại thuốc mới và thuốc generic."

"Duy trì các thủ tục hải quan và biện pháp thực thi hình sự để ngăn chặn thuốc giả, thuốc nhái xâm nhập các thị trường TPP, qua đó hỗ trợ các nước TPP trong việc giải quyết các rủi ro nghiêm trọng do thuốc giả gây nên."

Theo những thông tin được tiết lộ, Hoa Kỳ  hoàn toàn không có ý định giảm các rào cản thương mại đối với dược phẩm. Ngược lại, đệ trình đề nghị tăng các rào cản đối với dòng chảy tự do của thuốc generic:

 

- Đẩy mạnh việc bắt giữ hàng hóa quá cảnh đối với các nhãn hàng đáng nghi;

- Đẩy mạnh hình sự hóa và bắt giữ khi chưa có giấy phép các vụ vi phạm thương hiệu , bao gồm các nhãn hàng đáng nghi.

"Tăng cường tính minh bạch và công bằng: Nhằm đảm bảo tính công bằng cho thuốc có bằng sáng chế và thuốc generics khi thâm nhập vào các thị trường TPP,  các chỉ tiêu cơ bản về minh bạch và công bằng trong hoạt động của các chương trình bảo hiểm chăm xóc y tế chính phủ phải được tôn trọng."

Phần này cho thấy chủ ý của chính phủ Hoa Kỳ về hạn chế xuất khẩu cho các chương trình bồi hoàn dược phẩm ở nước ngoài không hợp tác với các chương trình tương tự tại Hoa Kỳ . Chính sách này chịu sự phản đối của Thống đốc của bang Maine và Vermont và nhiều lập pháp liên bang. Điều khoản này có thể trở thành nội dung đầu tiên trong các HIệp định FTA áp đặt rào cản đối với các chương trình định giá dược phẩm ở các nước đang phát triển. Sẽ khá mỉa mai khi coi đây là chính sách “mở cửa cho thị trường tân dược” 

 

"Khẳng định lại cam kết  của các quốc gia TPP trong Tuyên bố Doha về Hoạt động thương mại của các sản phẩm đăng ký Sở hữu trí tuệ và Y tế Công cộng: Phối hợp các kinh nghiệm về y tế công cộng, dựa trên Tuyên bố Doha về Thảo thuận trong Hoạt động thương mại của các sản phẩm đăng ký Sở hữu trí tuệ và Y tế Công cộng."

Các tuyên bố của chính phủ trong Tuyên bố Doha vô cùng mơ hồ. Thời chính quyền Bush, Tuyên bố Doha về Khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ và Y tế Công cộng thống nhất với chính sách của chính phủ: gia tăng rào cản đối với cơ chế linh hoạt dành cho hoạt động Thương mại của các sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển. Chính phủ lập luận rằng bấy kỳ sự mở cửa nào về sở hữu trí tuệ cũng sẽ thúc đẩy cơ hội tiếp cận thị trường tân dược do việc tăng lợi nhuận cho các loại thuốc mới. Không một nghiên cứu nghiêm túc nào hay một bằng chứng nào do chính phủ cung cấp ủng hộ lập luận của họ. Chính quyền Hoa Kỳ không bao giờ lặp lại cam kết của họ đối với trọng tâm của Tuyên bố Doha – các nước đang phát triển có thể thực thi mọi biện pháp linh hoạt trong Hiệp định Thương mại về quyền sở hữu trí tuệ đến mức tối đa. Trên thực tế, các cam kết của chính phủ không đồng nhất với quy định của TPP.

"Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa kỳ sẽ thành lập một nhóm chuyên trách gồm các chuyên gia trong chính phủ để đánh giá các đề xuất chính sách về mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường tân dược. Thông qua nhóm chuyên trách và các buổi đối thoại trực tiếp, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ sẽ tham khảo thường xuyên ý kiến các chuyên gia từ Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID, Dự án về cứu trợ khẩn cấp AIDS của Tổng thống PEPFAR và các bộ phận khác của chương trình Sáng kiến ​​Y tế toàn cầu, cũng như tất cả các cơ quan liên quan khác trong chính phủ liên bang. Nhóm chuyên trách sẽ báo cáo với Uỷ ban chuyên gia về chính sách  Thương mại liên cơ quan."

Khó có thể cho rằng việc này sẽ làm thay đổi được gì, hay khiến công chúng quan tâm hơn đến việc xây dựng chính sách. Nhóm chuyên trách này có thực sự hoạt động công khai? Các cuộc họp của nó liệu có được họp mở? Liệu nhóm chuyên trách có hoạt động theo đúng quy định về chính phủ mở và luật về mở cuộc họp? Và nếu không, thì tại sao không?

"Coi trọng những sáng kiến đề xuất của nhóm chuyên trách, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm những đề xuất mới từ tất cả các nguồn, kể cả từ công chúng nói chung"

Người dân không được hỏi ý kiến cho việc thông qua kiến nghị này. Những người ủng hộ việc mở cửa thị trường tân dược tại Hoa Kỳ khó có thể tin vào cam kết này.

 

Nguồn: http://infojustice.org/archives/5453