Giải quyết tranh chấp số DS257

03/02/2010    457

Hoa Kỳ - Phán quyết biện pháp đối kháng chính thức liên quan tới gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada

Tiêu đề:

Hoa Kỳ - Gỗ xẻ mềm VI

Nguyên đơn:

Canada

Bị đơn:

Hoa Kỳ

Các bên thứ ba:

EC, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng: Điều 1, 2, 10, 11, 12, 14, 15, 19, 21, 22, 32; GATT 1994: Điều VI. VI:3, X:3

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn:

03 tháng 05 năm 2002

Ngày lưu hành báo cáo Ban Hội thẩm:

29 tháng 08 năm 2003

Ngày lưu hành báo cáo Cơ quan Phúc thẩm:

19 tháng 01 năm 2004

Ngày lưu hành Báo cáo Ban Hội thẩm theo Điều 21.5:

01 tháng 08 năm 2005

Ngày lưu hành Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm theo Điều 21.5:

05 tháng 12 năm 2005

Ngày đạt được thỏa thuận chung:

12 tháng 10 năm 2006

 

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện:

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 24 tháng 02 năm 2010

Thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm.

Do Canada khởi kiện

Ngày 03 tháng 05 năm 2002, Canada yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ. Yêu cầu liên quan tới phán quyết cuối cùng về thuế đối kháng do Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành ngày 25 tháng 03 năm 2002 (Hồ sơ số C-122839) đối với gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada. Các biện pháp đưa ra bao gồm khởi xướng và thực hiện điều tra, đưa ra phán quyết cuối cùng, chuẩn bị cho điều tra rà soát và các vấn đề khác liên quan tới các biện pháp này.  Canada buộc tội các biện pháp này không phù hợp và vi phạm các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo điều khoản 1, 2, 10, 11, 12, 14, 15, 19, 22 và 32.1 của Hiệp định Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (SCM) và điều khoản VI:3 và X:3 của GATT 1994.

Ngày 18 tháng 07 năm 2002, Canada yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Tại cuộc họp ngày

29 tháng 07 năm 2002, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO (DSB) trì hoãn việc thành lập ban. Ngày 19 tháng 08 năm 2002, Canada yêu cầu rút đề nghị thành lập Ban Hội thẩm trước đó và đệ trình yêu cầu mới. Theo đó, Canada khiếu nại rằng việc khởi xướng điều tra gỗ xẻ IV Hoa Kỳ đã vi phạm Điều khoản 10, 11.4 và 32.1 của Hiệp định Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (SCM). Trong tất cả các khiếu nại khác, yêu cầu mới tương tự với yêu cầu trước đó (ngày 18/07/2002).

Tại cuộc họp ngày 30 tháng 08 năm 2002, DSB trì hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 01/10/2002, Ban Hội thẩm chính thức được thành lập. Cộng đồng Châu Âu (EC), Ấn Độ và Nhật Bản tham gia với vai trò là bên thứ ba. Ngày 08 tháng 11 năm 2002, cơ cấu Ban Hội thẩm được xác định.

Ngày 29 tháng 08 năm 2003, Ban Hội thẩm ban hành báo cáo tới các thành viên. Ban Hội thẩm cho rằng phán quyết cuối cùng của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ về thuế đối kháng không phù hợp với điều khoản 10, 14, 14(d), 32.1 của Hiệp định SCM và điều khoản VI:3 của GATT 1994. Ban Hội thẩm quyết định áp dụng luật kinh tế theo khiếu kiện của Canada đề cập trong điều khoản 19.4 của Hiệp định SCM và điều khoản VI:3 GATT 1994 liên quan tới phương pháp luận được sử dụng để tính toán mức trợ cấp và khiếu nại về việc Hoa Kỳ vi phạm các quy định thủ tục của chứng cứ nêu trong điều khoản 12 của Hiệp định SCM. Hơn nữa, trong báo cáo của Canada tại cuộc họp chính đầu tiên giữa Ban Hội thẩm với các bên, Canada cho rằng không thích hợp khi nhấn mạnh khiếu nại theo điều khoản 10, 11.4 và 32.1 liên quan tới việc khởi xướng điều tra, Ban Hội thẩm cũng trì hoãn việc giải quyết và đưa ra phán quyết mới trên cơ sở khiếu nại này. Theo đó, Ban Hội thẩm khuyến nghị DSB yêu cầu Hoa Kỳ sửa đổi các biện pháp cho phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiệp định SCM và GATT 1994.

Ngày 02 tháng 10 năm 2003, Hoa Kỳ thông báo quyết định yêu cầu Cơ quan Phúc thẩm rà soát lại các vấn đề pháp lý nêu trong báo cáo của Ban Hội thẩm và giải thích pháp luật của Ban. Tuy nhiên ngày 03 tháng 10 năm 2003, Hoa Kỳ rút lại thông báo này vì một số lý do về mặt lộ trình dù việc rút lại này là quyền của Hoa Kỳ được nêu ra yêu cầu trong khung thời gian theo Quy tắc về giải quyết tranh chấp.

Ngày 21 tháng 10 năm 2003, Hoa Kỳ thông báo quyết định yêu cầu lại Cơ quan Phúc thẩm rà soát các vấn đề pháp lý nêu trong báo cáo của Ban Hội thẩm và cách giải thích pháp luật của Ban.

Ngày 17 tháng 12 năm 2003, chủ tịch Cơ quan Phúc thẩm thông báo với DSB rằng Cơ quan Phúc thẩm sẽ không thể ban hành báo cáo trong vòng 60 ngày như yêu cầu cho việc hoàn tất và dịch báo cáo. Cơ quan Phúc thẩm dự kiến sẽ ban hành báo cáo tới các thành viên muộn nhất ngày 19 tháng 01 năm 2004.

Ngày 19 tháng 01 năm 2004, Cơ quan Phúc thẩm ban hành báo cáo tới các thành viên. Báo cáo đưa ra:

    * Tán thành kết luận của Ban hội thẩm rằng Hoa Kỳ đã xác định chính xác rằng quyền khai thác gỗ xẻ do chính phủ Canada quy định đối với gỗ kiến trúc cấu thành điều khoản về hàng hóa theo Điều 1.1 của Hiệp định SCM;

    * Phản đối giải thích của Ban hội thẩm về điều khoản 14(d) của Hiệp định SCM và kết luận của Ban hội thẩm rằng Hoa Kỳ đã xác định không xác đáng sự tồn tại và lượng hóa lợi ích do đóng góp tài chính đem lại. Cơ quan Phúc thẩm kết luận rằng không thể hoàn thành phân tích pháp lý về liệu Hoa Kỳ có xác định đầy đủ lợi ích trong cuộc điều tra này không theo như kết luận thực tế không đầy đủ bởi Ban hội thẩm và thực tế chưa đem ra tranh chấp trong kết luận của Ban.

    * Ủng hộ kết luận của Ban hội thẩm rằng Hoa Kỳ đã hành động không phù hợp với các điều khoản của Hiệp định SCM và GATT 1994 do không phân tích liệu trợ cấp có được chuyển giao từ việc bán gỗ tròn của các nhà khai thác gỗ sang nhà sản xuất gỗ xẻ không liên quan không. Mặt khác, Cơ quan Phúc thẩm phản đối kết luận của Ban hội thẩm rằng  Hoa Kỳ đã hành động không phù hợp với nghĩa vụ của nước này theo WTO do không coi trợ cấp được chuyển giao từ việc bán gỗ nguyên liệu sang các nhà máy sản xuất gỗ bởi vì cả hai đối tượng này đều là đối tượng của cuộc điều tra tập hợp của Bộ thương mại Hoa Kỳ.

Tại cuộc họp ngày 17 tháng 02 năm 2004, DSB thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo của Ban hội thẩm được Cơ quan Phúc thẩm sửa đổi.

Thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Ban hội thẩm về sự tuân thủ điều khoản 21.5

Xét thấy các biện pháp Hoa Kỳ phải thực hiện để tuân thủ các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB không phù hợp với các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo Hiệp định WTO, ngày 30 tháng 12 năm 2004 Canada yêu cầu DSB thành lập Ban hội thẩm theo điều khoản 21.5 của Quy tắc về giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU).

Canada thấy rằng các biện pháp Hoa Kỳ thực hiện để tuân thủ các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB không phù hợp với các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo điều khoản 10 và  32.1 của Hiệp định SCM và điều khoản VI:3 của GATT 1994:

Ngày 14 tháng 01 năm 2005, Canada và Hoa Kỳ gửi tới DSB bản thỏa thuận giữa các bên về thủ tục theo điều khoản 21 và 22 của DSU theo đó nêu ra điều khoản 22.6 được treo cho tới khi DSB thông qua các khuyến nghị và nguyên tắc trong điều khoản về tiến trình tuân thủ 21.5.

Tại cuộc họp ngày 14 tháng 01 năm 2005, DSB quyết định đề cập tới vấn đề Canada đưa ra trong lần Ban Hội thẩm đầu tiên. Trung Quốc và EC tham gia với tư cách là bên thứ 3.

Ngày 01 tháng 08 năm 2005, theo Điều khoản 21.5, Ban Hội thẩm ban hành báo cáo tới các thành viên. Báo cáo cho rằng Hoa Kỳ vẫn vi phạm Điều khoản 10 và 32.1 của Hiệp định SCM và Điều khoản VI:3 của GATT 1994. Ngày 06 tháng 09 năm 2005, Hoa Kỳ thông báo yêu cầu Cơ quan Phúc thẩm xem xét lại các vấn đề luật pháp nêu ra trong báo cáo của Ban Hội thẩm.

Ngày 02 tháng 11 năm 2005, Cơ quan Phúc thẩm thông báo với DSB rằng Cơ quan Phúc thẩm không thể ban hành báo cáo trong thời gian 60 ngày như kế hoạch và dự kiến sẽ đưa ra báo cáo tới các thành viên WTO muộn nhất là ngày 05 tháng 12 năm 2005.

Ngày 05 tháng 12 năm 2005, Cơ quan Phúc thẩm ban hành báo cáo tới các thành viên. Trong báo cáo, Cơ quan Phúc thẩm dẫn chiếu tới các vụ kiện trước đây, khẳng định rằng vấn đề thẩm tra lại các biện pháp theo điều khoản 21.5 là do Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm quyết định chứ không phải các bên của vụ kiện. Mặc dù nếu một thành viên tuyên bố rằng có một biện pháp cụ thể nhằm tuân thủ, vấn đề sẽ được giải quyết ổn thoải tuy nhiên không có tuyên bố chắc chắn nào được đưa ra. Một số biện pháp có liên hệ rất chặt chẽ với biện pháp nhằm tuân thủ được tuyên bố, và đối với các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB trong tiến trình ban đầu có thể được Ban Hội thẩm rà soát theo Điều khoản 21.5. Nhằm xác định liệu một biện pháp có vượt quá quyền hạn không, Ban Hội thẩm sẽ cần nghiên cứu kỹ lưỡng mối liên hệ giữa các biện pháp thích hợp và để xác minh bản chất, tầm ảnh hưởng và tiến độ của các biện pháp này. Cơ quan Phúc thẩm cho rằng đây chính là biện pháp Ban Hội thẩm thực hiện.

Cơ quan Phúc thẩm nhấn mạnh rằng Ban Hội thẩm không chứng minh được tất cả điều tra đánh giá ban đầu mà chỉ phân tích qua theo yêu cầu của DOC. Cơ quan Phúc thẩm cho rằng Ban Hội thẩm đã tin tưởng hoàn toàn vào mối liên hệ rõ ràng và đa chiều giữa phân tích qua trong rà soát đánh giá sơ bộ, phán quyết mục 129 và phán quyết về thuế đối kháng nêu ra trong tiến trình ban đầu. Tất cả 3 tiến trình này liên quan tới vấn đề chuyển giao và mặt hàng gỗ xẻ mềm từ Canada. Ngày ban hành rà soát đánh giá đầu tiên và phán quyết mục 129 đưa ra gần như đồng thời (cách nhau 4 ngày). Thêm vào đó, Rà soát đánh giá ban đầu ảnh hưởng trực tiếp tới phán quyết mục 129 bởi vì lãi suất tiền gửi theo đó (phản ánh mức giảm theo phân tích trong đó) được thay thế sau 10 ngày bởi lãi suất tiền gửi theo Rà soát đánh giá ban đầu (phản ánh không có sự giảm nào theo phân tích trong đó).

Với những lý do này, Cơ quan Phúc thẩm tán thành kết luận của Ban Hội thẩm rằng rà soát đánh giá ban đầu thất bại trong phạm vi điều khoản 21.5 và phân tích về chuyển giao liên quan.

Do Hoa Kỳ không yêu cầu Cơ quan Phúc thẩm thẩm tra bản chất các kết luận của Ban Hội thẩm trên phương diện phân tích vấn đề chuyển giao lợi ích trong điều tra rà soát đánh giá ban đầu, Cơ quan Phúc thẩm từ chối thẩm tra kết luận của Ban Hội thẩm rằng phân tích này không phù hợp với các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo Hiệp định SCM và GATT 1994. Thay vào đó, Cơ quan Phúc thẩm đơn giản chứng minh rằng Ban Hội thẩm đã hành động trong phạm vi quyền hạn của mình trong việc đưa ra các kết luận như vậy.

Tại cuộc họp ngày 20 tháng 12 năm 2005, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm về điều khoản 21.5 và báo cáo của Ban Hội thẩm đã được Cơ quan Phúc thẩm sửa đổi.

Tình hình thực thi các báo cáo đã được thông qua

Ngày 05 tháng 03 năm 2004, Hoa Kỳ thông báo bằng văn bản rằng nước này sẽ thực thi các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB trên cơ sở tôn trọng các nghĩa vụ theo WTO. Trong mối liên hệ này, Hoa Kỳ cũng tuyên bố sẽ cần một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện  các khuyến nghị và nguyên tắc đó và đã sẵn sàng thảo luận với Canada theo điều khoản 21.3(b) của DSU. Tại cuộc họp của DSB ngày 19 tháng 03 năm 2004, Hoa Kỳ đã thông báo như vậy. Ngày 28 tháng 04 năm 2004, Canada và Hoa Kỳ thông báo với DSB rằng hai bên đã thống nhất khoảng thời gian hợp lý là 10 tháng từ 17 tháng 02 tháng 2004 đến 17 tháng 12 năm 2004.

Ngày 10 tháng 11 năm 2004, Hoa Kỳ đệ trình báo cáo đầu tiên về tình hình thực thi các khuyến nghị và nguyên tắc lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) theo điều khoản 21.6 của (DSU) theo đó diễn giải rằng Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã thu thập và phân tích thông tin phù hợp với các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB trong cuộc điều tra thuế đối kháng đối với mặt hàng gỗ xẻ từ Canada và trên cơ sở thông tin này, Hoa Kỳ dự định ban hành một phán quyết trong cuộc điều tra tương lai.

Tại cuộc họp ngày 17 tháng 12 năm 2004, Hoa Kỳ thông báo với DSB rằng nước này đã tuân thủ tất cả các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB.

Khi xem xét các biện pháp Hoa Kỳ thực hiện nhằm phù hợp với các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB thấy không phù hợp với các nghĩa vụ của nước này theo WTO, ngày 30 tháng 12 năm 2004, Canada yêu cầu DSB thành lập Ban Hội thẩm theo điều khoản 21.5 của DSU và được giành quyền nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác đối với Hoa Kỳ theo điều khoản 22.2 của DSU.

Ngày 14 tháng 01 năm 2005, Canada và Hoa Kỳ gửi tới DSB bản thỏa thuận giữa 2 bên liên quan tới qui trình theo Điều khoản 21 và 22 của DSU theo đó điều khoản Trọng tài 22.6 được treo tới khi DSB thông qua các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB trong tiến trình thực thi điều khoản 21.5.

Đối với việc thực thi điều khoản 22, ngày 13 tháng 01 năm 2005, Hoa Kỳ yêu cầu vấn đề này cần được đưa ra phân xử theo điều khoản Trọng tài 22.6 của DSU. Tại cuộc họp ngày 14 tháng 01 năm 2005, DSB thống nhất rằng vấn đề Hoa Kỳ nêu ra được đưa ra phân xử theo điều khoản Trong tài 22.6 của DSU. Đối với việc thực thi điều khoản 21.5 của DSU, tại cuộc họp ngày 14 tháng 01 năm 2005, DSU quyết định đề cập tới vấn đề Canada nêu ra tới Ban Hội thẩm. Trung Quốc và EC tham gia với tư cách là bên thứ 3.

Ngày 07 tháng 02 năm 2005, các bên thống nhất về thành phần của Ban (đối với tiến trình thực thi điều khoản 21.5) và thành phần ban trọng tài (đối với tiến trình thực thi điều khoản 22.6). Theo yêu cầu của cả 2 bên, ngày 15 tháng 02 năm 2005, DSB đã đình hoãn tiến trình thực thi điều khoản 22.6.

Chi tiết về điều khoản 21.5, xem phần trên

Ngày 12 tháng 10 năm 2006, Hoa Kỳ và Canada thông báo với DSB rằng hai bên đã thống nhất giải pháp theo điều khoản 3.6 của DSU tương tự vụ kiện WT/DS236, WT/DS247, WT/DS257, WT/DS264, WT/DS277 và WT/DS311. Theo đó rút lại tiến trình thực thi điều khoản 22.6.

Thống nhất giải pháp theo Điều khoản 3.6 của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp trong WTO

Ngày 12 tháng 10 năm 2006, Hoa Kỳ và Canada thông báo với DSB rằng họ đã thống nhất được một giải pháp theo Điều khoản 3.6 của DSU tương tự vụ kiện WT/DS236, WT/DS247, WT/DS257, WT/DS264, WT/DS277 và WT/DS311. Giải pháp được thực hiện dưới dạng cam kết tổng thể giữa Hoa Kỳ và Canada ngày 12 tháng 09 năm 2006. Ngày 23 tháng 02 năm 2007, Hoa Kỳ và Canada thông báo với DSB rằng ngày 12 tháng 10 năm 2006 họ đã thống nhất thêm được một cam kết thay thế cam kết cũ.