Tổng quan về xuất khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam sang EU giai đoạn 2018-2022
04/12/2023 5692Tính đến năm 2022, Thị trường EU chưa phải là thị trường xuất khẩu lớn của nông sản thực phẩm Việt Nam nhưng lại là thị trường có triển vọng đáng kể, đặc biệt là ở các phân khúc thị trường giá trị cao và hữu cơ trong bối cảnh xuất khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam đang có nhiều lợi thế về thuế quan trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
Về kim ngạch, xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang EU nhìn chung có sự tăng trưởng đáng kể trong 05 năm trở lại đây, tăng từ 4,09 tỷ USD năm 2018 lên đến 5,27 tỷ USD vào năm 2022 (số liệu ITC Trade Map). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam sang EU giai đoạn 2018-2022 đạt 5,9%, tốt hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình mặt hàng này của Việt Nam ra thế giới (2,6%).
Dư địa để gia tăng xuất khẩu các mặt hàng này vào EU còn rất lớn khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang EU chỉ mới chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 0,8%, tổng lượng nhập khẩu các sản phẩm liên quan của EU.
Hình - Xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang EU giai đoạn 2018-2022
Nguồn: Tổng hợp của Nhóm Nghiên cứu VCCI từ ITC Trade Map, 2023
Về sản phẩm, các mặt hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU là chè, cà phê, gia vị; quả tươi/chế biến; thủy sản, ngũ cốc và các chế phẩm từ ngũ cốc… Trong đó, cà phê, chè và các loại gia vị là nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang EU và chiếm thị phần tương đối trong nhập khẩu hàng hóa của thị trường này (chiếm tỷ trọng 7,4%, đứng vị trí thứ 2 trong số các nước xuất khẩu cà phê, chè nhiều nhất sang thị trường EU, chỉ sau Brazil). Tiếp theo là quả hạch, thủy sản. Cả ba nhóm dẫn đầu này cũng đồng thời là sản phẩm phải đối diện với nhiều chính sách xanh mới trong Thỏa thuận Xanh EU.
Bảng 1 - Nhóm các mặt hàng nông sản, thực phẩm EU nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam năm 2022
Sản phẩm |
Kim ngạch XK (triệu USD) |
Tốp 5 nước (ngoài EU) mà EU nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng này |
Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị (HS 09) |
1.966,47 |
Brazil, Việt Nam, Honduras, Colombia, Peru |
Chương 8: Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa |
915,93 |
Hoa Kỳ, Peru, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Costa Rica |
Chương 3: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác |
902,11 |
Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, Ecuador, Ma rốc, Việt Nam (8) |
Chương 16: Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác |
505,53 |
Ecuador, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ma-rốc |
Chương 19: Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh |
234,38 |
Anh, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Hy Lạp |
Chương 20: Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch (nuts) hoặc các phần khác của cây |
122,00 |
Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Hy Lạp, Anh |
Chương 10: Ngũ cốc |
92,95 |
Ukraine, Brazil, Canada, Anh, Mỹ |
Chương 15: Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; mỡ ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật. |
76,93 |
Indonesia, Ukraine, Malaysia, Trung Quốc, Philippines |
Chương 05: Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở các nơi khác |
31,55 |
Trung Quốc, Anh, Brazil, Mỹ, Iran |
Nguồn: Tổng hợp của Nhóm Nghiên cứu VCCI từ ITC Trademap, 2023
Về thị trường xuất khẩu, Đức là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong EU đối với cả 03 nhóm hàng cà phê, gia vị; quả/quả hạch và thủy sản, lần lượt chiếm 33,3%, 34,4% và 18,7% tổng xuất khẩu các mặt hàng liên quan của Việt Nam sang thị trường EU năm 2022. Ngoài Đức, một số quốc gia khác của EU như Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ… cũng có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm nông sản này của Việt Nam. Đây cũng là những thị trường khách hàng có yêu cầu cao về các sản phẩm xanh, hữu cơ.
Bảng 2 - Xuất khẩu cà phê, chè, gia vị (HS 09) của Việt Nam sang một số nước EU năm 2022
Thị trường |
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) |
Tỷ trọng |
Đức |
655,631 |
33,3% |
Ý |
406,275 |
20,7% |
Tây Ban Nha |
284,643 |
14,5% |
Bỉ |
177,229 |
9,0% |
Hà Lan |
81,021 |
4,1% |
Nguồn: Tổng hợp của Nhóm Nghiên cứu VCCI từ ITC Trademap, 2023
Bảng 3 - Xuất khẩu quả, quả hạch (HS 08) của Việt Nam sang một số nước EU năm 2022
Thị trường |
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) |
Tỷ trọng |
Đức |
314,645 |
34,4% |
Hà Lan |
235,444 |
25,7% |
Pháp |
104,295 |
11,4% |
Tây Ban Nha |
61,951 |
6,8% |
Ý |
41,369 |
4,5% |
Nguồn: Tổng hợp của Nhóm Nghiên cứu VCCI từ ITC Trademap, 2023
Bảng 4 - Xuất khẩu thủy sản (HS 03) của Việt Nam sang một số nước EU năm 2022
Thị trường |
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) |
Tỷ trọng |
Đức |
168,435 |
18,7% |
Bỉ |
138,227 |
15,3% |
Hà Lan |
131,750 |
14,6% |
Pháp |
111,306 |
12,3% |
Ý |
79,009 |
8,8% |
Nguồn: Tổng hợp của Nhóm Nghiên cứu VCCI từ ITC Trademap, 2023
Nguồn: Theo TTWTO - VCCI
- Phát triển bền vững, bao trùm: Luật chơi mới trong thương mại và đầu tư
- Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon cho Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế
- Các kênh tác động của Thỏa thuận Xanh EU tới xuất khẩu Việt Nam
- Thỏa thuận Xanh EU và xuất khẩu Việt Nam: Các lĩnh vực chịu tác động
- Thỏa thuận Xanh EU và Xuất khẩu Việt Nam: Thách thức về thay đổi, nâng cao nhận thức