Giải quyết tranh chấp số DS169

19/06/2011    2000

Hàn Quốc — Các biện pháp ảnh hưởng tới sản phẩm thịt bò tươi, sấy khô và đông lạnh nhập khẩu


Tiêu đề:

Hàn Quốc- Các biện pháp áp dụng đối với thịt bò

Nguyên đơn:

Australia

Bị đơn:

Hàn Quốc

Các bên thứ ba:

Canada; New Zealand; Hoa Kỳ

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn):

Hiệp định về cấp phép nhập khẩu: Điều 1, 3
Hiệp định AoA: Điều 3, 4, 6, 7
GATT 1994: Điều II, III, X, XI, XVI, XVII

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn:

13/04/1999

Ngày lưu hành báo cáo của ban Hội thẩm:

31/07/2000

Ngày lưu hành báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm:

11/12/2000

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện
Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 24/02/2010
Tham vấn

Do Australia khởi kiện.

Ngày 01/02/1999, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn với Hàn Quốc về việc nước này phân biệt đối xử với thịt bò nhập khẩu khi hạn chế việc bán thịt bò nhập khẩu tại các cửa hàng chuyên biệt (hệ thống bán lẻ kép), hạn chế cách thức trưng bày hàng bán và các biện pháp khác nhằm hạn chế cơ hội bán hàng của thịt bò nhập khẩu. Hoa Kỳ buộc tội những động thái này của Hàn Quốc làm tăng giá vốn của thịt bò nhập khẩu, hạn chế quyền nhập khẩu đối với một số nhóm nhất định là các “super-group” và Tổ chức LPMO (Livestock Producers Marketing Organization) đồng thời hỗ trợ ngành công nghiệp chăn nuôi nội địa. Hoa Kỳ cho rằng Hàn Quốc đã vi phạm Hiệp định AoA khi hạn chế nhập khẩu thịt bò và trợ cấp cho ngành công nghiệp chăn nuôi nội địa. Hoa Kỳ buộc tội Hàn Quốc vi phạm Điều II,III,XI và XVII của GATT 1994, Điều 3, 4, 6, 7 của Hiệp định AoA và Điều 1, 3 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu.

Ngày 13/04/1999, Australia yêu cầu tham vấn với Hàn Quốc về vấn đề tương tự trên của Hoa Kỳ.

Ngày 15/04/1999, Hoa Kỳ yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm cho vụ kiện WT/DS161.Tại cuộc họp ngày 28/04/1999, DSB trì hoãn thành lập Ban Hội thẩm

Thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm  và Cơ quan Phúc thẩm

Sauk hi Hoa Kỳ tiếp tục yêu cầu lần thứ hai và tại cuộc họp ngày 26/05/1999, DSB đã quyết định thành lập Ban Hội thẩm. Bên thứ ba gồm: Australia, Canada và New Zealand. Sau đó, Australia yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm cho vụ kiện WT/DS169 và tại cuộc họp ngày 26/07/1999, DSB đã quyết định thành lập Ban Hội thẩm. Các bên thứ ba gồm: Canada, New Zealand và Hoa Kỳ. Theo yêu cầu của Hàn Quốc, theo Điều 9.1 của DSU, DSB đã đồng ý dùng Ban Hội thẩm của vụ kiện WT/DS161 để điều tra chung cho cả 2 vụ kiện này. Ngày 04/08/1999, Ban Hội thẩm chính thức được thành lập và ngày 31/07/2000, Ban công bố báo cáo tới các thành viên. Báo cáo chỉ ra:

  • Một số biện pháp nêu trong bản ghi nhớ của Kế hoạch thương lượng của Hàn Quốc từ giai đoạn chuyển đổi tới 02/01/2001 vẫn còn tồn tại trong khi lẽ ra nó phải được xóa bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp với cam kết WTO.
  • Yêu cầu LPMO chỉ được phân phối thịt bò cho một số cửa hàng bán thịt bò nhập khẩu chuyên biệt và các cửa hàng này phải treo biển “Cửa hàng bán thịt bò nhập khẩu chuyên biệt” là vi phạm Điều III:4 của GATT1994, và không được xử theo Điều XX(d) của GATT 1994.
  • Yêu cầu người nhập thịt bò ghi chép lại nghiêm ngặt lượng mua bán vi phạm Điều III:4. Các qui định của Hàn Quốc về nhập khẩu và phân phối khác nói chung đều vi phạm Điều III:4.
  • Do LPMO thiếu và chậm trễ trong việc thuê bốc dỡ hàng hóa khiến hạn chế nhập khẩu từ tháng 11/1997 đến 05/1998 vi phạm Điều XI:1 của GATT 1994 và Điều 4.2 của Hiệp định AoA. Hơn nữa, việc LPMO thuê bốc dỡ hàng cho gia súc nuôi bằng cỏ và gia súc nuôi bằng cám khác nhau vi phạm Điều XI:1. Việc Hàn Quốc ít ưu tiên nhập khẩu thịt bò nuôi ăn cỏ hơn cũng vi phạm Điều II:1(a) của GATT 1994.
  • Thêm vào đó, những hỗ trợ của Hàn Quốc cho ngành công nghiệp nội địa từ năm 1997 đến 1998 đã không được tính toán chính xác và trên thực tế đã vượt quá mức tối thiểu cho phép – điều này vi phạm Điều 6 của Hiệp định AoA, và việc những hỗ trợ này không được nêu trong bản tổng hợp các hỗ trợ nội địa (AMS) là vi phạm Điều 7.2(a) của Hiệp định AoA.
  • Tổng giá trị hỗ trợ cho ngành công nghiệp nội địa của Hàn Quốc năm 1997 và 1998 đã vượt quá mức cam kết của nước này mà đã được nêu trong phần IV của Bản kế hoạch và vi phạm Điều 3.2 của Hiệp định AoA.

Ngày 11/09/2000, Hàn Quốc kháng án những kết luận của Ban Hội thẩm. Ngày 11/12/2000, Cơ quan Phúc thẩm ban hành báo cáo. Trong đó, Cơ quan Phúc thẩm bác bỏ kết luận của Ban Hội thẩm về tổng giá trị hỗ trợ cho ngành công nghiệp nội địa trong năm 1997 và 1998 và khẳng định phương pháp tính của Ban Hội thẩm vi phạm điều 1(a)(ii) và phụ lục 3 của Hiệp định AoA. Kết luận của Ban Hội thẩm dựa trên những tính toán như sau:

  • Tổng giá trị hỗ trợ cho ngành công nghiệp nội địa của Hàn Quốc năm 1997 và 1998 vượt quá mức tổi thiểu được phép vi phạm Điều 6 của Hiệp định AoA.
  • Hàn Quốc không nêu hỗ trợ cho ngành công nghiệp thịt bò nội địa vào AMS vi phạm Điều 7.2(a) của Hiệp định AoA.
  • Tổng giá trị hỗ trợ cho ngành công nghiệp nội địa của Hàn Quốc năm 1997 và 1998 vượt mức cam kết vi phạm Điều 3.2 của Hiệp định AoA.

Với những kết luận thiếu thực tế của Ban Hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm không thể đưa ra kết luận về:

  • Liệu tổng giá trị hỗ trợ cho ngành công nghiệp nội địa của Hàn Quốc năm 1997 và 1998 vượt quá mức tổi thiểu được phép vi phạm Điều 6 của Hiệp định AoA không.
  • Liệu Hàn Quốc không nêu hỗ trợ cho ngành công nghiệp thịt bò nội địa vào AMS vi phạm Điều 7.2(a) của Hiệp định AoA không.
  • Tổng giá trị hỗ trợ cho ngành công nghiệp nội địa của Hàn Quốc năm 1997 và 1998 vượt mức cam kết vi phạm Điều 3.2 của Hiệp định AoA không.

Tại cuộc họp ngày 10/01/2001, DSB đã thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo của Ban Hội thẩm được Cơ quan Phúc thẩm sửa đổi.

Tình hình thực thi các báo cáo được thông qua

Tại cuộc họp ngày 02/02/2001, Hàn Quốc thông báo đã hoàn thành một số điểm trong khuyến nghị của DSB và cần một khoảng thời gian hợp lý để hoàn tất các vấn đề còn lại. Ngày 19/04/2001, các bên thống nhất khoảng thời gian hợp lý dành cho Hàn Quốc là 8 tháng (ngày kết thúc là 10/09/2001).
Tại cuộc họp ngày 25/09/2001, Hàn Quốc thông báo đã hoàn tất toàn bộ khuyến nghị của DSB trước ngày 10/09/2001. Hoa Kỳ cho hay sẽ tiếp tục làm việc với Hàn Quốc về vấn đề này nhằm đảm bảo chắc chắn rằng thịt bò Hoa Kỳ được tiếp cận đầy đủ với thị trường Hàn Quốc.