Giải quyết tranh chấp số DS165

19/06/2011    1632

Hoa Kỳ — Biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với một số hàng hóa từ EC


Tiêu đề:

Hoa Kỳ - một số sản phẩm nhập khẩu từ EC

Nguyên đơn:

EC

Bị đơn:

Hoa Kỳ

Các bên thứ ba:

Dominica; Ecuador; India; Jamaica; Nhật Bản; St. Lucia

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn):

DSU: Điều 3, 21, 22, 23

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn:

04/03/1999

Ngày lưu hành báo cáo của ban Hội thẩm:

17/07/2000

Ngày lưu hành báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm:

11/12/2000

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 24/02/2010

Tham vấn

Do EC khởi kiện.

Ngày 04/03/1999, EC yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ về Quyết định của nước này có hiệu lực từ ngày 03/03/1999 đối với việc kiểm soát nhập khẩu một số mặt hàng từ EC có kim ngạch nhập khẩu hàng năm trên 500 triệu USD và áp đặt mức thuế 100% đối với mỗi đơn hàng nhập khẩu. Do EC không thực thi các khuyến nghị của DSB về cơ chế nhập khẩu sản phẩm chuối theo vụ kiện số (WT/DS27), Hoa Kỳ yêu cầu sử dụng trọng tài để xem xét khả năng đình chỉ thương lượng. Ngày 02/03/1999, trọng tài yêu cầu các bên cung cấp thêm thông tin đồng thời thông báo chưa thể đưa ra kết luận trong thời gian 60 ngày như DSU qui định.
Theo EC, Quyết định này của Hoa Kỳ đã hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ EC và tước đi quyền được áp thuế thấp hơn mức thuế trần qui định chung của Hoa Kỳ. Theo EC, việc Hoa Kỳ yêu cầu người nhập khẩu phải đặt cọc trước khoản trái phiếu trị giá bằng số tiền thuế với mức thuế 100%, Hoa Kỳ thực tế đã áp đặt thuế lên mỗi lô hàng nhập khẩu đơn lẻ. EC buộc tội Hoa Kỳ đã vi phạm Điều 3, 21, 22 và 23 của DSU, và Điều I, II, VIII và XI của GATT 1994. EC cũng kiện những thiệt hại vật chất do Hoa Kỳ gây ra theo GATT 1994, cũng như việc Hoa Kỳ vi phạm mục tiêu của DSU và GATT 1994. EC yêu cầu tham vấn khẩn cấp theo Điều 4.8 của DSU.

Ngày 11/05/1999, EC yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 26/05/1999, DSB trì hoãn thành lập Ban Hội thẩm.

Thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm  và Ban Phúc thẩm

Sau yêu cầu lần thứ hai của EC, tại cuộc họp ngày 16/06/1999, DSB đã quyết định thành lập Ban Hội thẩm. Các bên thứ 3 gồm Dominica, Ecuador, Ấn Độ, Jamaica, Nhật Bản và St. Lucia. Ngày 29/09/1999, EC yêu cầu Tổng giám đốc WTO quyết định thành phần Ban Hội thẩm. Ngày 08/10/1999, Ban Hội thẩm chính thức được thành lập. Ngày 17/07/2000, Ban Hội thẩm công bố báo cáo. Trong báo cáo có nêu:

  • Quyết định ngày 03/03/1999 của Hoa Kỳ đã vi phạm cam kết WTO và Điều 23.1 của Hiệp định DSU;
  • Việc Hoa Kỳ đơn phương đưa ra quyết định sửa đổi cơ chế nhập khẩu, buôn bán và phân phối chuối đã vi phạm các nguyên tắc của WTO, vi phạm Điều 23.2(a) và 21.5, câu đầu tiên của DSU; do đó vi phạm Điều 23.1 của Hiệp định này;
  •  Những yêu cầu đặt ra thêm đối với hàng hóa hóa nhập khẩu theo Quyết định ngày 03/03/1999 vi phạm Điều II:1(a) và II:1(b), câu đầu tiên của GATT 1994 (có một thành viên Ban Hội thẩm không thống nhất với quan điểm này, cho rằng việc này vi phạm Điều XI:1 GATT 1994);
  • Lãi suất, phí, giá tăng thêm do Quyết định ngày 03/03 vi phạm Điều II:1(b), câu cuối cùng; 
  • Quyết định ngày 03/03 cũng vi phạm Điều I của GATT 1994;
  • Từ những kết luận trên, Quyết định ngày 03/03 có thể dẫn tới đình chỉ đàm phán và các nghĩa vụ khác mà không cần sự cho phép của DSB theo Điều 3.7, 22.6 và 23.2(c) của DSU; điều này được thực hiện trong quá trình sử dụng trọng tài theo Điều 22.6 của Hiệp định này.
  • Trong quá trình đình chỉ đàm phán, Hoa Kỳ đã không tuân thủ DSU và do vậy đã vi phạm Điều 23.1, 3.7, 22.6 và 23.2(c) của Hiệp định này.

Ngày 12/12/2000, EC thông báo đưa vấn đề này lên Ban Phúc thẩm. Ngày 11/12/2000, Cơ quan Phúc thẩm công bố báo cáo. Báo cáo đưa ra các kết luận sau đây:  

  • Ban Hội thẩm đã sai lầm khi cho rằng theo Điều 22.6 DSU, trọng tài có quyền xác định biện pháp mà bị đơn phải thực hiện nhằm tuân thủ các khuyến nghị của DSB. Do đó, kết luận của Ban Hội thẩm về vấn đề này không có giá trị pháp lý.
  • Ban Hội thẩm đã sai lầm khi cho rằng “khi một nước thành viên sử dụng quyền đình chỉ đàm phán hoặc nghĩa vụ, biện pháp của nước thành viên đó là phù hợp với WTO (đã được DSB ủy quyền)” và do vậy kết luận của Ban Hội thẩm về vấn đề này không có giá trị pháp lý.
  • Bác bỏ kết luận của Ban Hội thẩm rằng các yêu cầu thêm đối với hàng hóa nhập khẩu như trên là vi phạm Điều II:1(a) và II:2(b), câu đầu tiên của GATT 1994.
  • Bác bỏ kết luận của Ban Phúc thẩm rằng Quyết định ngày 3/3 của Hoa Kỳ vi phạm Điều 23.2(a) DSU.

Cơ quan Phúc thẩm không đưa khuyến nghị theo Điều 19.1 DSU.
Tại cuộc họp ngày 10/01/2001, DSB thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo của Ban Hội thẩm được Cơ quan Phúc thẩm sửa đổi.