Cẩm nang tiếp cận thị trường hàng hóa và Quy tắc xuất xứ trong CPTPP
18/12/2021 50Thời gian: 2021
Đơn vị thực hiện: Bộ Công Thương
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với mức độ cam kết sâu và rộng được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực tăng trưởng cho hoạt động trao đổi thương mại trong khu vực và trên thế giới. Hiệp định đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
Theo cam kết, các nước CPTPP sẽ phải cắt giảm thuế suất gần như 100% dòng thuế về 0% sau một thời gian nhất định. Điều này sẽ giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước CPTPP nói chung và giữa Việt Nam với các nước CPTPP nói riêng, đặc biệt là với các nước CPTPP mà Việt Nam chưa có quan hệ FTA trước đó. Kết quả sau gần 3 năm thực hiện Hiệp định CPTPP cho thấy rõ điều này. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, dư địa để tăng trưởng vẫn còn nhiều nếu các doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định CPTPP.
Vì vậy, để giúp các doanh nghiệp tận dụng được tốt hơn các cam kết từ Hiệp định CPTPP, Bộ Công Thương đã phối hợp với Đoàn đàm phán Chính phủ về Kinh tế và Thương mại quốc tế biên soạn cẩm nang “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): Hướng dẫn chi tiết về cam kết tiếp cận thị trường hàng hóa và quy tắc xuất xứ”.
Cẩm nang này cung cấp các thông tin cụ thể, chi tiết về các nội dung, cam kết của Hiệp định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, cũng như hướng dẫn cách thức tiếp cận thị trường các nước CPTPP để doanh nghiệp có thể tiếp cận, nắm bắt và tận dụng Hiệp định CPTPP một cách có hiệu quả nhất.
Nguồn: Cổng thông tin FTA (fta.moit.gov.vn)
- Cẩm nang về phòng vệ thương mại đối với DN xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP
- Báo cáo Nghiên cứu: Hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP - Đánh giá hiệu quả thực hiện và Hàm ý chính sách
- Sách Tham khảo: Làm thế nào để xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Canada hiệu quả
- Webinar: Tăng cường đầu tư trực tiếp của Australia vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP và RCEP