Đánh giá tác động FTA với EU đối với tình hình kinh tế và thương mại của Chile
30/03/2011 204Nghiên cứu thực hiện trước khi hiệp định được đàm phán và có hiệu lực với mục tiêu hỗ trợ đoàn đàm phán hiểu tác động của mỗi hiệp định. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu lựa chọn trong số các quốc gia tham gia FTA với EU những hiệp định có thể là ví dụ điển hình cho Việt Nam. Vì lý do này, nghiên cứu đã loại bỏ tất cả các hiệp định với các quốc gia có thể là thành viên EU hay với các nước có vị trí địa lý gần EU cũng như hiệp định với các quốc gia không thể so sánh với Việt Nam và phân tích một số hiệp định đã có hiệp lực một vài năm, cho phép khả năng đánh giá hiệu quả tác động đối với nền kinh tế các thành viên này.
Những đặc điểm chính của Chile:
Diện tích | 756600 km2 |
Dân số | 17 triệu |
GDP | 116 tỷ Euro |
GDP bình quân đầu người | 6829.2 Euro |
Xuất khẩu/GDP | 32,1% |
Nhập khẩu/GDP | 28,3% |
Thương mại/GDP | 60,4% |
Hiệp định thương mại tự do EU-Chile được ký kết ngày 18 tháng 11 năm 2002 và chính thức có hiệu lực ngày 01 tháng 03 năm 2005.
Các vấn đề chính
Hiệp định Hợp tác giữa EU và Chile gồm các vấn đề sau:
- Mở cửa theo lộ trình trong thương mại hàng hóa;
- Thành lập quy tắc chung về hải quan, quy tắc xuất xứ, TBT các thủ tục đánh giá sự phù hợp, SPS, tự vệ và chống bán phá giá;
- Mở cửa theo lộ trình đối với thương mại dịch vụ;
- Cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài hai chiều;
- Tự do di chuyển vốn;
- Mua sắm chính phủ;
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Bảo hộ cạnh tranh;
- Giải quyết tranh chấp.
Tình hình thương mại
Thương mại giữa EU-Chile cho thấy sự tăng trưởng trong thương mại hai chiều kể từ khi hiệp định FTA có hiệu lực (2005). Tốc độ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2005 – 2008 là 19,17% đối với xuất khẩu và 12,47% đối với nhập khẩu.
Xuất khẩu: việc hiệp định có hiệu lực thúc đẩy xuất khẩu chỉ trong năm đầu tiên thực hiện (2006). Từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất hạn chế (2007: + 3%) hay thậm chí âm (trong năm 2008 và 2009). Trong khi hai năm sau, điều này có thể hiểu được do khủng hoảng kinh tế và tài chính, nhưng con số năm 2007 cho thấy, tác động thương mại của hiệp định đối với xuất khẩu là rất hạn chế. Điều này được khẳng định bởi số liệu trong bảng 2, bảng đề cập số liệu tương tự liên quan đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm trong giai đoạn trước khủng hoảng (2005-2007: bảng 2) trước khi ký hiệp định (2002-2005) (tương ứng hàng năm: +30.77% và + 30.66%).
Giai đoạn sau khi ký hiệp định, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (+12,47%) thấp hơn giai đoạn trước khi ký hiệp định (+18,11%). Việc xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu tạo thặng dư cán cân thương mại cho Chile (trong giai đoạn sau, +25.76%). Hiệp định cũng không ảnh hưởng đến giá trị tương đối của cán cân thương mại: thực tế, so sánh giai đoạn 2005 – 2007 ( trước khủng hoảng và sau khi ký hiệp định) với giai đoạn 2002 – 2005 (trước khi ký hiệp định), bảng 2 cho thấy tốc độ tăng trưởng tương tự nhau (+51% và +54%)
Bảng 1:
| Thương mại giữa Chile-EU (000 USD) |
| ||||||||
Giá trị năm 2002 | Giá trị năm 2003 | Giá trị năm 2004 | Giá trị năm 2005 | Giá trị năm 2006 | Giá trị năm 2007 | Giá trị năm 2008 | Giá trị năm 2009 | Tăng trưởng 2005-2008 | Tăng trưởng 2002-2005 | |
Xuất khẩu | 4290406 | 4972083 | 7882569 | 9569440 | 15883042 | 16364055 | 16193417 | 9646674 |
|
|
Tốc độ tăng trưởng |
| 15.9 | 58.5 | 21.4 | 66.0 | 3.0 | -1.0 | -40.4 | 19.17 | 30.66 |
Nhập khẩu | 3042924 | 3286535 | 3584266 | 5013443 | 5177083 | 5957093 | 7132448 | 6578245 |
|
|
Tốc độ tăng trưởng |
| 8.0 | 9.1 | 39.9 | 3.3 | 15.1 | 19.7 | -7.8 | 12.47 | 18.11 |
Cán cân thương mại | 1247482 | 1685548 | 4298303 | 4555997 | 10705959 | 10406962 | 9060969 | 3068429 |
|
|
Tốc độ tăng trưởng |
| 35.1 | 155.0 | 6.0 | 135.0 | -2.8 | -12.9 | -66.1 | 25.76 | 54.00 |
Nguồn: ITC, Bản đồ thương mại
Bảng 2:
| Tăng trưởng 2005-2007 | Tăng trưởng 2002-2005 |
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu | 30.77 | 30.66 |
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu | 9.01 | 18.11 |
Thặng dư thương mại | 51.14 | 54.00 |
Nguồn: ITC, Bản đồ thương mại
Nhiều khả năng trao đổi thương mại không bị ảnh hưởng sâu sắc do thực thi hiệp định vì một số lý do. Mức độ thuế quan trung bình rất thấp áp dụng cho thương mại hai chiều giữa hai thành viên FTA trước khi ký hiệp định có thể là một trong những lý do: bảng 3 dưới đây cho thấy trong thương mại hai chiều, thuế quan không cắt giảm được nhiều.
Bảng 3. Mức thuế quan EU áp dụng cho hàng nhập khẩu Chile
Tên sản phẩm | Năm | Thuế suát Trung bình | Thuế suất Bình quân gia quyền | Độ lệch chuẩn | Thuế suất tối đa |
Tổng thương mại | 2004 | 4.01 | 1.84 | 5.55 | 57.6 |
Tổng thương mại | 2008 | 4.19 | 2.09 | 5.36 | 57.6 |
|
|
|
|
|
|
Nông nghiệp | 2004 | 6.12 | 9.22 | 8.04 | 57.6 |
Nông nghiệp | 2008 | 6.39 | 9.42 | 8.02 | 57.6 |
|
|
|
|
|
|
Công nghiệp | 2004 | 3.64 | 1.02 | 4.46 | 26 |
Công nghiệp | 2008 | 3.84 | 1.12 | 4.37 | 26 |
Nguồn: Ngân hàng thế giới, Wits
Tuy nhiên, cần phải xem xét tới thị phần hàng nhập khẩu từ Chile trong tổng lượng hàng nhập khẩu của EU tăng từ 0,24% năm 2004 lên đến 0,27% năm 2008; trong khi năm 2004, Chile xuất khẩu sang EU 25% tổng lượng hàng xuất khẩu của Chile. Điều này cho thấy FTA ít nhất cũng có thể giúp Chile duy trì mức thị phần tương đương trong tổng lượng hàng nhập khẩu của EU.
Đồng kim loại là sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất sang EU: trong giai đoạn 2004 – 2008, xuất khẩu của nước này tăng thêm 17% (6.8 tỷ USD năm 2008); bốn sản phẩm quan trọng khác được xuất khẩu là quặng (+16.3%, 2.9 tỷ), trái cây (+18.6%, 1.8 bn.), đồ uống - rượu – dấm (+10.7%, 0.8 tỷ), bột gỗ (16,8%, 0,8 tỷ) và hải sản (+13%, 0.5 tỷ). Khủng hoảng kinh tế đối với hàng xuất khẩu sang EU giảm 40%; đồng kim loại vẫn là sản phầm xuất khẩu quan trọng nhất sang EU (lên đến 31% tổng hàng xuất khẩu sang EU năm 2006, giảm xuống còn 19,7% năm 2009).
Số liệu từ Ngân hàng Trung ương Chile cho thấy sản phẩm công nghiệp xuất khẩu sang EU trong giai đoạn 2003 – 2009 (số liệu thống kê chính thức tính từ ngày ký) tăng hàng năm khoảng 9,5% trong khi tốc độ tăng trưởng sản phẩm nông nghiệp cùng kỳ là 15,8%.
Thị phần hàng xuất khẩu của EU so với tổng hàng nhập khẩu Chile trong năm 2009 khoảng 15% gần như bằng với năm 2005 và 2004 (16%). Khủng hoảng kinh tế có những tác động đến việc phục hồi sự hiện diện của hàng hóa EU tại thị trường Chile (năm 2008 thị phần chỉ là 11%) trong đó, máy móc (+6% trong giai đoạn 2004 – 2008, 2,1 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu năm 2008) điện tử (+20.9% và 1 tỷ), Ô tô (+15.4% và 0,7 tỷ), dược phẩm (+18.7% và 0.24 tỷ) và sắt, thép (+15% và 0,28 tỷ) là những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu từ EU. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cũng có sự gia tăng trong nhập khẩu vốn từ EU (tăng trung bình 10% từ ngày ký hiệp định). Hàng tiêu dùng từ EU cũng tăng cùng kỳ khoảng 11.7%.
Tình hình đầu tư
Cùng với xu hướng thế giới, EU là một trong những nhà đầu tư lớn vào Chile. Bảng biểu sau sẽ giải thích tăng trưởng FDI của EU vào Chile từ năm 1998 (đơn vị triệu Euro)
Đối tác/ thời gian | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 |
Chile | 1590 | 4676 | 1537 | 3048 | 1564 | 1643 | 1987 | 889 | 997 | 763 | 1157 | 39 |
Nguồn: Eurostat
FDI từ EU vào Chile cho thấy sự thay đổi lớn tính đến năm 2004. Sau đó, FDI giảm mạnh, ngoại trừ năm 2006 và 2008. Sự gia tăng lớn vào năm 1999 là do dòng vốn quan trọng từ Tây Ban Nha, đối tác truyền thống của Chile và do quá trình quốc tế hóa được thực hiện bởi các công ty Tây Ban Nha trong thời gian đó. Quá trình tư nhân hóa ở Tây Ban Nha trong nửa sau thập niên 90 là một cơ hội hiếm có để dòng vốn chảy vào thị trường viễn thông, dầu, điện và dịch vụ tài chính ở các nước Mỹ Latin. Thực tế, trong giai đoạn 1997 – 2001, hơn 55% các FDI Tây Ban Nha được đổ vào các nước Mỹ Latin. Trong năm 2008, lĩnh vực đầu tư của EU vào Chile chủ yếu là giao thông và kho bãi (29,1%), khai thác mỏ (25%), điện, ga và nước (17,1%), dịch vụ tài chính (13,1%).
Không có bất kỳ bằng chứng nào về tác động nào từ việc ký kết FTA đối với việc thúc đẩy FDI từ EU vào Chile.
Đối tác\thời gian | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 |
Chile | -9 | -72 | 46 | 110 | 2138 | -295 | 23 | -26 | 200 | 1125 | 168 | -967 |
Nguồn: Eurostat
Bảng biểu trên cho thấy sau khi FTA có hiệu lực, đã có sự gia tăng quan trọng về FDI từ Chile vào EU (ngoại trừ năm 2008 và 2009: tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế và tài chính quốc tế, những số liệu này hoàn toàn không thể hiện được). Đầu tư chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ (60%) trong khi 40% còn lại tập trung vào khu vực công nghiệp.
Kết luận
Như dự báo trong nghiên cứu trước đây, tác động của FTA đối với quan hệ thương mại giữa Chile và EU là tích cực nhưng vẫn còn khá khiêm tốn về mặt lượng. Điều này có thể giải thích là do tính mở đã có giữa hai quốc gia này trước khi FTA có hiệu lực.
Nhóm Chuyên gia Nghiên cứu - Dự án Mutrap III
- Tận dụng tốt hơn EVFTA, mở cánh cửa hợp tác mới giữa Việt Nam - Hungary
- Hiệp định EVFTA: Cơ hội rộng mở để nông sản Việt vào thị trường EU
- Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Ba Lan
- Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria
- Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA