Hiệp định CPTPP: Bình luận của người trong cuộc
30/09/2021 1189Thời gian: 2021
Đơn vị thực hiện: Bộ Công Thương
Ngày 08/03/2018, các Bộ trưởng của 11 nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã ký xác thực lời văn Hiệp định CPTPP và các văn kiện liên quan. Ngày 30/12/2018, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định này, gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, Canada, Australia và New Zealand. Đối với Việt Nam, Hiệp định đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 14/01/2019.
Hiệp định CPTPP được coi là “Hiệp định của Thế kỷ 21”, kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tất cả các quốc gia thành viên, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, giúp xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân, thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh, thúc đẩy minh bạch hóa và quản trị tốt, đồng thời củng cố các tiêu chuẩn về lao động và môi trường.
Nhằm giúp các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người dân có thêm thông tin và cách nhìn cơ bản, rõ ràng và chính xác về Hiệp định CPTPP, Bộ Công Thương đã phối hợp với Đoàn đàm phán Chính phủ biên soạn cuốn sách “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – Bình luận của người trong cuộc”. Cuốn sách này cung cấp các thông tin cơ bản và đặc biệt là những phân tích, bình luận và trả lời cho các câu hỏi thường gặp của các cán bộ trực tiếp đàm phán về các nội dung, cam kết của Hiệp định CPTPP trong từng lĩnh vực phụ trách.
Nguồn: Cổng thông tin FTA (fta.moit.gov.vn)
- Diễn đàn: Thuận lợi và khó khăn đối với VN khi thực hiện CPTPP trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
- Việt Nam dành cho các doanh nghiệp Mexico: Cẩm nang kinh doanh
- Hướng dẫn cho doanh nghiệp về Biện pháp Phòng vệ thương mại trong bối cảnh CPTPP
- Giới thiệu về cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định CPTPP
- Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong CPTPP - Chặng đường 3 năm từ ngày Hiệp định có hiệu lực