Giải quyết tranh chấp số DS166

13/01/2010    1211

Mỹ- Biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng Gluten lúa mỳ (Wheat Gluten) nhập khẩu từ Cộng đồng Châu Âu (EC)

Tiêu đề:

Mỹ - Gluten lúa mỳ (Wheat Gluten)

Nguyên đơn:

Cộng đồng Châu Âu (EC)

Bị đơn:

Mỹ

Bên thứ ba:

Austraylia; Canada; New Zealand

Yêu cầu tham vấn ngày:

17 tháng 03 năm 1999

Báo cáo Ban Hội thẩm ban hành:

31 tháng 07 năm 2000

Báo cáo Cơ quan Phúc thẩm ban hành:

22 tháng 12 năm 2000

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện:

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 21 tháng 01 năm 2009:

Thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm

Do Cộng đồng Châu Âu (EC) khởi kiện

Ngày 17 tháng 03 năm 1999, Cộng đồng Châu Âu yêu cầu tham vấn với Mỹ về vấn đề liên quan đến các biện pháp tự vệ chính thức do Mỹ áp dụng lên Gluten lúa mì nhập khẩu từ Cộng đồng Châu Âu. Cộng đồng Châu Âu cho rằng, theo Đạo luật ngày 30 tháng 05 năm 1998 và Bản ghi nhớ kí cùng ngày do Tổng thống Mỹ ban hành, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 1998, Mỹ đã áp dụng biện pháp tự vệ chính thức dưới dạng hạn ngạch nhập khẩu đối với Gluten lúa mì nhập khẩu từ Cộng đồng Châu Âu. Cộng đồng Châu Âu cho rằng các biện pháp này của Mỹ đã vi phạm điều 2,4,5,12 của Hiệp định về biện pháp tự vệ; Điều 4.2 của Hiệp định Nông nghiệp và Điều I, XIX của GATT 1994.

Ngày 3 tháng 06 năm 1999, Cộng đồng Châu Âu yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Trong cuộc họp ngày 16 tháng 06 năm 1999, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) đã trì hoãn việc thành lập Ban hội thẩm. Khi có yêu cầu lần thứ hai, trong cuộc họp ngày 26/07/1999, DSB đưa ra quyết định thành lập Ban Hội thẩm. Australia , Canada và New Zealand là các bên thứ ba. Ngày 11 tháng 10 năm 1999, Ban hội thẩm được thành lập. Báo cáo của Ban hội thẩm được ban hành tới các thành viên ngày 31 tháng 07 năm 2000. Ban Hội thẩm cho rằng:

  • Mỹ đã không tuân thủ Điều 2.1, 4 của Hiệp định về biện pháp tự vệ và Điều XIX của GATT 1994 khi
  • Sửa đổi các thông tin trong bản báo cáo USITC ra công chúng hay
  • Chứng minh sự gia tăng lượng nhập khẩu và gây thiệt hại nghiêm trọng.
  1. Các biện pháp tự vệ chính thức do Mỹ áp dụng lên Gluten lúa mì nhập khẩu dựa trên điều tra, xác minh không phù hợp với Điều 2.1, 4 của Hiệp định về biện pháp tự vệ, theo đó
  • Các phân tích nhân quả do USITC sử dụng không đảm bảo chắc chắn những thiệt hại nghiêm trọng là do các nhân tố khác ngoài nhập khẩu gây ra 
  • Không áp dụng biện pháp đối với Canada (thành viên của NAFTA) sau khi tất cả sản phẩm nhập khẩu bị điều tra để xác định những thiệt hại nghiêm trọng do gia tăng nhập khẩu gây ra (chỉ quan tâm đáp ứng nhu cầu riêng bất chấp việc nhập khẩu từ Canada có đóng góp một lượng đáng kể trong tổng số nhập khẩu hay không và bất chấp việc nhập khẩu có gây ra thiệt hại nghiêm trọng hay không)
  1. Ban Hội thẩm kết luận rằng Mỹvi phạm do không thông báo kịp thời về việc khởi xướng điều tra theo điều 12.1(a) và kết luận gây thiệt hại nghiêm trọng theo điều 12.1(b) của Hiệp định về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế. 
  2. Chỉ thông báo quyết định áp dụng biện pháp sau khi biện pháp có hiệu lực, Mỹ đã không thông báo đúng thời gian quy định theo điều 12.1(c). Cũng cùng lý do tương tự, Mỹ đã vi phạm nghĩa vụ nước này theo điều 12.3 trong việc tạo điều kiện cho bên tham vấn trong biện pháp này. 
  3. Mỹ cũng đã vi phạm nghĩa vụ nước này theo điều 8.1 của Hiệp định về biện pháp tự vệ khi cố gắng duy trì giảm giá ở mức độ đáng kể, vi phạm các nghĩa vụ khác của GATT 1994 cũng như điều 12.3 của Hiệp định về biện pháp tự vệ.

Ngày 26 tháng 09 năm 2000, Mỹ thông báo quyết định kháng án lên Cơ quan Phúc thẩm liên quan đến các vấn đề pháp luật và các giải thích pháp lý trong báo cáo của Ban Hội thẩm. Cơ quan Phúc thẩm ban hành báo cáo vào ngày 22 tháng 12 năm 2000. Báo cáo kết luận:

  • Ủng hộ kết luận của Ban hội thẩm về việc Mỹ đã không tuân thủ nghĩa vụ của mình theo điều 4.2(a), 4.2(b) của Hiệp định về biện pháp tự vệ, tuy nhiên, bác bỏ kết luận của Ban Hội thẩm liên quan đến điều 4.2(a) của Hiệp định về biện pháp tự vệ, cơ quan có thẩm quyền chỉ được yêu cầu đánh giá các nhân tố “có liên quan” được liệt kê trong điều 4.2(b) của Hiệp định cũng như “các nhân tố khác” được nêu lên trước quá trình đánh giá bởi các bên lien quan trong điều tra thực địa.
  • Bác bỏ kết luận của Ban Hội thẩm theo điều 4.2(b) Hiệp định về biện pháp tự vệ liên quan đến sự gia tăng nhập khẩu có thể gây nên thiệt hại nghiêm trọng, cũng như phản đối kết luận của Ban Hội thẩm về quan hệ nhân quả; 
  • Cho rằng Mỹ đã không tuân thủ điều 4.2(B) của Hiệp định về biện pháp tự vệ; 
  • Ủng hộ phán quyết của Ban Hội thẩm liên quan đến việc Mỹ vi phạm điều 2.1, 4.2 của Hiệp định về biện pháp tự vệ; 
  • Ủng hộ phán quyết của Ban Hội thẩm liên quan đến việc Mỹ vi phạm điều 12.1(a), 12.21(b) của Hiệp định về biện pháp tự vệ; 
  • Phản đối kết luận của Ban Hội thẩm liên quan đến việc Mỹ vi phạm điều 12.1(c) của Hiệp định về biện pháp tự vệ, cho rằng Mỹ đã vi phạm điều 12(c) của Hiệp định trong việc thông báo ngay lập tức quyết định áp dụng biện pháp tự vệ; 
  • Ủng hộ kết luận của Ban Hội thẩm liên quan đến việc Mỹ vi phạm điều 12.3 của Hiệp định về biện pháp tự vệ, và ủng hộ kết luận của Ban Hội thẩm liên quan đến việc Mỹ đã vi phạm điều 8.1 của Hiệp định về biện pháp tự vệ; 
  • Ban hội thẩm đã không hành động nhất quán theo điều 11 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU), trong đó bao gồm cả việc USITC quyết định năng suất sản xuất công nghiệp theo yêu cầu trong điều 4.2(a) của Hiệp định về biện pháp tự vệ; 
  • Ban hội thẩm đã không hành động nhất quán trong việc kết luận USITC không được yêu cầu đánh giá mối quan hệ tổng thể giữa hàm lượng protein trong lúa mì và giá cả lúa mì là những nhân tố có liên quan đến nhau, theo điều 4.2(a) của Hiệp định về biện pháp tự vệ trong giai đoạn điều tra năm 1994; 
  • Theo điều 13.1 của DSU, Ban hội thẩm đã không hành động nhất quán khi từ chối quyền kháng án của Mỹ, cung cấp thông tin tối mật theo yêu cầu của Ban hội thẩm;
  • Ban hội thẩm đã không hành động nhất quán theo điều 11 của DSU khi cho rằng báo cáo của USITC có những giải thích chính xác và hợp lý liên quan đến cái “được và mất”; không tìm thất sai sót nào trong báo cáo theo điều XIX:1 của GATT 1994 và điều 5 của Hiệp định về biện pháp tự vệ.

Trong cuộc họp ngày 19 tháng 01 năm 2001, Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm và Ban hội thẩm được Cơ quan phúc thẩm sửa đổi.

Tình hình thực thi các báo cáo đã thông qua

Tại cuộc họp ngày 16/02/2001, Mỹ thông báo rằng nước này sẽ thực thi các khuyến nghị và nguyên tắc nêu ra trong báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm. Ngày 20/03/2001, EC yêu cầu có khoảng thời gian hợp lý để trọng tài xác định việc thực thi theo điều khoản 21.3(c) của DSU. Ngày 10/04/2001, các bên tham gia vụ kiện thông báo với DSB rằng họ đã thống nhất với nhau về khoảng thời gian hợp lý là 4 tháng, 14 ngày từ ngày 19/01/2001 tới ngày 02/06/2001.