NCTO thay đổi quan điểm về việc Việt Nam gia nhập TPP

18/01/2011    95

Tuần trước Ủy ban Quốc gia các tổ chức dệt may (NCTO) của Hoa Kỳ đã thông báo lên ông Demetrios Marantis, Phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ rằng Ủy ban này đã thay đổi quan điểm trước đây của mình, không còn kiên quyết rằng cách duy nhất để họ không phản đối TPP đạt được thỏa thuận cuối cùng là loại bỏ vấn đề dệt may của Việt Nam ra khỏi Hiệp định.
Thay vào đó, NCTO cho biết họ có thể sẽ ủng hộ việc đưa vấn đề dệt may của Việt Nam vào TTP với điều kiện nó đi kèm một loạt các biện pháp đặc biệt nhằm đối phó với một thực tế là ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước và được nhà nước trợ cấp. Các  biện pháp này nhằm giúp Hoa Kỳ bảo hộ ngành dệt may nội địa tránh khỏi cạnh tranh không lành mạnh.
Cụ thể, NCTO cảnh báo ông Marantis rằng họ sẽ buộc phải phản đối kết quả đàm phán TPP trừ khi trong TPP, Hoa Kỳ đàm phán được các qui định về nguồn gốc hàng dệt may và các điều khoản thực thi hải quan để chống lại các vi phạm về nguồn gốc xuất xứ chặt chẽ hơn so với Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Hoa Kỳ. Hơn nữa, NCTO còn “rất quan ngại” về việc Việt Nam hiện vẫn là nền kinh tế phi thị trường, ngành dệt may vẫn thuộc sở hữu nhà nước và được nhà nước trợ cấp và điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng cho ngành dệt may Việt Nam so với ngành dệt may ở các nước khác.
Do đó, NCTO sẽ giám sát chặt chẽ các cuộc đàm phán TPP về vấn đề trên trước khi đưa ra quyết định có phản đối TPP hay không. Ví dụ, TPP có thể sẽ bao gồm “các biện pháp đặc biệt” nhằm giải quyết vấn đề thuộc sở hữu nhà nước và được trợ cấp của ngành dệt may Việt Nam, theo một nguồn tin cho hay.
Các nhà ủng hộ  ngành dệt may trong Quốc hội Hoa Kỳ, chẳng hạn như  ông John Spratt (D-SC), thì tán thành sử dụng một biện pháp tự vệ đặc biệt nhằm bảo hộ thị trường nội địa trước sự bành trướng của hàng dệt may Việt Nam (Trích Inside U.S .Trade, 23/04/2010). Hoặc một khả năng khác là Việt Nam sẽ phải cam kết cắt bỏ trợ cấp trong lĩnh vực dệt may.
Theo quan điểm của NCTO, cách đơn giản nhất nhằm đối phó với vấn đề này vẫn là loại bỏ xuất khẩu dệt may của Việt Nam ra khỏi các cuộc đàm phánTPP. Một cách khác “khó khăn hơn” là sử dụng các biện pháp đặc biệt nhằm ngăn chặn thiệt hại đối với ngành dệt may nội địa của Hoa Kỳ. Hiện tại, ông Marantis chưa đưa ra bất kỳ cam kết nào về động thái sắp tới của Hoa Kỳ. Các bên cần trao đổi thêm trong các vòng đàm phán TPP tiếp theo.
NCTO yêu cầu Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) đưa ra các qui định về nguyên tắc xuất xứ vải sợi nhằm giảm bớt lượng hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ do qui mô ngành sản xuất nguyên liệu phụ trợ hàng dệt may nội địa của Việt Nam không lớn và hầu hết phải nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc.
Để thực thi điều này, NCTO đề xuất USTR xây dựng một hệ thống bảo hộ mạnh mẽ hơn so với hệ thống áp dụng trong Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc và Hiệp định thương mại tự do với Trung Mỹ mà theo các chuyên gia đánh giá là kém hiệu quả trong việc bảo hộ đối với gian lận ở qui mô lớn (trích Inside U.S.Trade, 16/09/2010).
Việc NCTO bất bình với hệ thống thực thi Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc là một trong những lý do mà họ phản đối hiệp định này nhưng trong cuộc họp ngày 16/12 đã không đưa ra vấn đề này,
Cho dù đưa ra 2 yêu cầu như trên song quan điểm của NCTO đã bớt gay gắt hơn nhiều so với quan điểm cứng rắn trước đây về những lợi ích mà ngành dệt may của Việt Nam có thể thu được từ TPP.
Trong bình luận gửi lên USTR ngày 25/02/2009 về các vòng đàm phán TPP, NCTO đã viết “Ngành công nghiệp dệt may sẽ phản đối đến cùng bất kỳ thỏa thuận nào trong TPP liên quan đến Việt Nam”. NCTO ”khẩn thiết đề nghị”  chính phủ rút khỏi các cuộc đàm phán TPP hoặc đề nghị Việt Nam rút khỏi Hiệp định này.
Theo nhận định của các nhà quan sát thì có khả năng Hoa Kỳ sẽ đề xuất đưa nguyên tắc xuất xứ về sợi vào trong các vòng đàm phán TPP, theo đó một sản phẩm dệt may khi nhập khẩu vào nước thành viên nào đó sẽ được hưởng ưu đãi thuế chỉ khi nó được làm từ vải có nguồn gốc xuất xứ và được cắt may trong khu vực. Hoa Kỳ đã đưa nguyên tắc xuất xứ này vào hầu hết các Hiệp định Thương mại tự do trước đây, mặc dù một số hiệp định, như Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ, bao gồm rất nhiều ngoại lệ.
Trong TPP điều này có nghĩa rằng, để đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam phải dụng vải sợi từ các nước thành viên TPP để sản xuất hàng dệt may. Tuy nhiên, rất có khả năng Hoa Kỳ sẽ áp đặt thêm các yêu cầu hà khắc hơn, ví dụ, yêu cầu vải sợi bắt buộc phải có xuất xứ từ Việt Nam hoặc Hoa Kỳ. Qui định này sẽ gây nhiều khó khăn cho Việt Nam do đầu vào sản xuât chủ yếu được nhập từ Trung Quốc.
Nhằm thực thi biện pháp trên, NCTO đang xây dựng một hệ thống mới nhằm tự động theo dõi nguồn gốc xuất xứ của vải sợi nguyên liệu và hàng dệt may thành phẩm của từng lô hàng nhập dựa vào mã code ghi trên bộ chứng từ nhập khẩu.
Với hệ thống kiểm soát hải quan hiện tại áp dụng cho Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ và Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc, nhà nhập khẩu phải chứng thực trên mỗi lô hàng nhập rằng đã xác minh một cách cần mẫn hợp lý rằng các linh kiện hàng hóa được sản xuất tại khu vực để được hưởng ưu đãi thuế quan.
Khi điều tra vi phạm nguyên tắc xuất xứ của một loại mặt hàng dệt may, Cục hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) phải xác minh từng lô hàng cụ thể và điều này dường như là không thể làm được. Do CBP không có cơ sở dữ liệu về nguồn gốc xuất xứ của các loại vải sợi nên rất khó để có thể phát hiện sai phạm.
Với hệ thống quản lý điện tử, có thể dễ dàng truy cập để biết doanh số nhập khẩu từ nhà cung cấp nào đang tăng đột biến. Do đó CBP có thể ước lượng được nếu mức sản xuất nằm trong giới hạn công suất sản xuất của nhà máy.
Hơn nữa, CBP có thể chuyển thông tin tới nhà nhập khẩu, yêu cầu họ xác nhận lại với nhà xuất khẩu rằng lô hàng thỏa mãn yêu cầu về điều kiện xuất xứ. Như vậy, hệ thống mới có thể trở thành một hệ thống “tự kiểm soát”
Nguồn: Inside U.S. Trade - 12/24/2010

Tuần trước Ủy ban Quốc gia các tổ chức dệt may (NCTO) của Hoa Kỳ đã thông báo lên ông Demetrios Marantis, Phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ rằng Ủy ban này đã thay đổi quan điểm trước đây của mình, không còn kiên quyết rằng cách duy nhất để họ không phản đối TPP đạt được thỏa thuận cuối cùng là loại bỏ vấn đề dệt may của Việt Nam ra khỏi Hiệp định.

Thay vào đó, NCTO cho biết họ có thể sẽ ủng hộ việc đưa vấn đề dệt may của Việt Nam vào TTP với điều kiện nó đi kèm một loạt các biện pháp đặc biệt nhằm đối phó với một thực tế là ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước và được nhà nước trợ cấp. Các  biện pháp này nhằm giúp Hoa Kỳ bảo hộ ngành dệt may nội địa tránh khỏi cạnh tranh không lành mạnh.

Cụ thể, NCTO cảnh báo ông Marantis rằng họ sẽ buộc phải phản đối kết quả đàm phán TPP trừ khi trong TPP, Hoa Kỳ đàm phán được các qui định về nguồn gốc hàng dệt may và các điều khoản thực thi hải quan để chống lại các vi phạm về nguồn gốc xuất xứ chặt chẽ hơn so với Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Hoa Kỳ. Hơn nữa, NCTO còn “rất quan ngại” về việc Việt Nam hiện vẫn là nền kinh tế phi thị trường, ngành dệt may vẫn thuộc sở hữu nhà nước và được nhà nước trợ cấp và điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng cho ngành dệt may Việt Nam so với ngành dệt may ở các nước khác.

Do đó, NCTO sẽ giám sát chặt chẽ các cuộc đàm phán TPP về vấn đề trên trước khi đưa ra quyết định có phản đối TPP hay không. Ví dụ, TPP có thể sẽ bao gồm “các biện pháp đặc biệt” nhằm giải quyết vấn đề thuộc sở hữu nhà nước và được trợ cấp của ngành dệt may Việt Nam, theo một nguồn tin cho hay.

Các nhà ủng hộ  ngành dệt may trong Quốc hội Hoa Kỳ, chẳng hạn như  ông John Spratt (D-SC), thì tán thành sử dụng một biện pháp tự vệ đặc biệt nhằm bảo hộ thị trường nội địa trước sự bành trướng của hàng dệt may Việt Nam (Trích Inside U.S .Trade, 23/04/2010). Hoặc một khả năng khác là Việt Nam sẽ phải cam kết cắt bỏ trợ cấp trong lĩnh vực dệt may.

Theo quan điểm của NCTO, cách đơn giản nhất nhằm đối phó với vấn đề này vẫn là loại bỏ xuất khẩu dệt may của Việt Nam ra khỏi các cuộc đàm phánTPP. Một cách khác “khó khăn hơn” là sử dụng các biện pháp đặc biệt nhằm ngăn chặn thiệt hại đối với ngành dệt may nội địa của Hoa Kỳ. Hiện tại, ông Marantis chưa đưa ra bất kỳ cam kết nào về động thái sắp tới của Hoa Kỳ. Các bên cần trao đổi thêm trong các vòng đàm phán TPP tiếp theo.

NCTO yêu cầu Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) đưa ra các qui định về nguyên tắc xuất xứ vải sợi nhằm giảm bớt lượng hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ do qui mô ngành sản xuất nguyên liệu phụ trợ hàng dệt may nội địa của Việt Nam không lớn và hầu hết phải nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc.

Để thực thi điều này, NCTO đề xuất USTR xây dựng một hệ thống bảo hộ mạnh mẽ hơn so với hệ thống áp dụng trong Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc và Hiệp định thương mại tự do với Trung Mỹ mà theo các chuyên gia đánh giá là kém hiệu quả trong việc bảo hộ đối với gian lận ở qui mô lớn (trích Inside U.S.Trade, 16/09/2010).

Việc NCTO bất bình với hệ thống thực thi Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc là một trong những lý do mà họ phản đối hiệp định này nhưng trong cuộc họp ngày 16/12 đã không đưa ra vấn đề này,

Cho dù đưa ra 2 yêu cầu như trên song quan điểm của NCTO đã bớt gay gắt hơn nhiều so với quan điểm cứng rắn trước đây về những lợi ích mà ngành dệt may của Việt Nam có thể thu được từ TPP.

Trong bình luận gửi lên USTR ngày 25/02/2009 về các vòng đàm phán TPP, NCTO đã viết “Ngành công nghiệp dệt may sẽ phản đối đến cùng bất kỳ thỏa thuận nào trong TPP liên quan đến Việt Nam”. NCTO ”khẩn thiết đề nghị”  chính phủ rút khỏi các cuộc đàm phán TPP hoặc đề nghị Việt Nam rút khỏi Hiệp định này.

Theo nhận định của các nhà quan sát thì có khả năng Hoa Kỳ sẽ đề xuất đưa nguyên tắc xuất xứ về sợi vào trong các vòng đàm phán TPP, theo đó một sản phẩm dệt may khi nhập khẩu vào nước thành viên nào đó sẽ được hưởng ưu đãi thuế chỉ khi nó được làm từ vải có nguồn gốc xuất xứ và được cắt may trong khu vực. Hoa Kỳ đã đưa nguyên tắc xuất xứ này vào hầu hết các Hiệp định Thương mại tự do trước đây, mặc dù một số hiệp định, như Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ, bao gồm rất nhiều ngoại lệ.

Trong TPP điều này có nghĩa rằng, để đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam phải dụng vải sợi từ các nước thành viên TPP để sản xuất hàng dệt may. Tuy nhiên, rất có khả năng Hoa Kỳ sẽ áp đặt thêm các yêu cầu hà khắc hơn, ví dụ, yêu cầu vải sợi bắt buộc phải có xuất xứ từ Việt Nam hoặc Hoa Kỳ. Qui định này sẽ gây nhiều khó khăn cho Việt Nam do đầu vào sản xuât chủ yếu được nhập từ Trung Quốc.

Nhằm thực thi biện pháp trên, NCTO đang xây dựng một hệ thống mới nhằm tự động theo dõi nguồn gốc xuất xứ của vải sợi nguyên liệu và hàng dệt may thành phẩm của từng lô hàng nhập dựa vào mã code ghi trên bộ chứng từ nhập khẩu.

Với hệ thống kiểm soát hải quan hiện tại áp dụng cho Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ và Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc, nhà nhập khẩu phải chứng thực trên mỗi lô hàng nhập rằng đã xác minh một cách cần mẫn hợp lý rằng các linh kiện hàng hóa được sản xuất tại khu vực để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Khi điều tra vi phạm nguyên tắc xuất xứ của một loại mặt hàng dệt may, Cục hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) phải xác minh từng lô hàng cụ thể và điều này dường như là không thể làm được. Do CBP không có cơ sở dữ liệu về nguồn gốc xuất xứ của các loại vải sợi nên rất khó để có thể phát hiện sai phạm.

Với hệ thống quản lý điện tử, có thể dễ dàng truy cập để biết doanh số nhập khẩu từ nhà cung cấp nào đang tăng đột biến. Do đó CBP có thể ước lượng được nếu mức sản xuất nằm trong giới hạn công suất sản xuất của nhà máy.

Hơn nữa, CBP có thể chuyển thông tin tới nhà nhập khẩu, yêu cầu họ xác nhận lại với nhà xuất khẩu rằng lô hàng thỏa mãn yêu cầu về điều kiện xuất xứ. Như vậy, hệ thống mới có thể trở thành một hệ thống “tự kiểm soát”

Nguồn: Inside U.S. Trade - 12/24/2010