Hướng dẫn vận dụng Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại thế hệ mới
09/05/2021 2523Thời gian: 2020
Đơn vị thực hiện: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). Sở Công Thương Thành phố Hà Nội
Năm 2019 được đánh giá là một năm Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng khi đã chính thức thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu - EU (EVFTA). Đến nay, Việt Nam đã tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ khu vực (ASEAN và ASEAN+) và các Hiệp định song phương. Việc Việt Nam chủ động tham gia vào các Hiệp định thương mại Tự do (FTA) đã mang lại nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp, góp phần phát huy lợi thế, nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Hiệp định CPTPP và EVFTA là hai FTA thế hệ mới, mang lại nhiều tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tăng trưởng xuất nhập khẩu. Mỗi FTA Việt Nam tham gia có quy tắc xuất xứ ưu đãi riêng và tương ứng với các mức thuế suất ưu đãi cam kết khác nhau. Quy tắc xuất xứ ưu đãi tạo ra sự phân biệt giữa hàng hóa đáp ứng xuất xứ trong FTA và hàng hóa có xuất xứ ngoài FTA. Nhằm giúp doanh nghiệp Thành phố Hà Nội khai thác tốt hơn ưu đãi thuế quan của các thị trường xuất khẩu chủ lực thuộc Hiệp định CPTPP và EVFTA, Cục Xuất nhập khẩu và Sở Công Thương Thành phố Hà Nội phối hợp biên soạn cuốn “Hướng dẫn vận dụng Quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại thế hệ mới”. Đây là tài liệu tra cứu tương đối đầy đủ về cam kết thuế quan của các nước đối tác và quy tắc xuất xứ của các mặt hàng xuất khẩu là thế mạnh của Thành phố Hà Nội.
Bản mềm tài liệu được đính kèm dưới đây:
- Diễn đàn: Thuận lợi và khó khăn đối với VN khi thực hiện CPTPP trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
- Việt Nam dành cho các doanh nghiệp Mexico: Cẩm nang kinh doanh
- Hướng dẫn cho doanh nghiệp về Biện pháp Phòng vệ thương mại trong bối cảnh CPTPP
- Giới thiệu về cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định CPTPP
- Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong CPTPP - Chặng đường 3 năm từ ngày Hiệp định có hiệu lực