Ý kiến của Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu Khí

11/01/2011    159

1. Ngành/doanh nghiệp có yêu cầu gì đối với đối tác TPP trong việc mở cửa thị trường dịch vụ liên quan (dịch vụ của ngành/doanh nghiệp hoặc của ngành/doanh nghiệp khác nhưng có liên quan trực tiếp đến ngành/doanh nghiệp) của đối tác đó, nếu có?

- Yêu cầu mở cửa cho doanh nghiệp Việt Nam với ngành dịch vụ CPC 883 trên cơ sở bình đẳng

2. Những hình thức hạn chế nào (giấy phép, kiểm tra nhu cầu kinh tế…) đối với hoạt động (loại dịch vụ) và/hoặc phương thức cung cấp dịch vụ (cung cấp qua biên giới, tiêu thụ ở nước ngoài, mở chi nhánh/văn phòng đại diện/công ty con, người lao động nước ngoài) của nhà đầu tư của các đối tác TPP (đặc biệt là Hoa Kỳ) tại Việt Nam cần duy trì hoặc có hiệu quả trong việc hạn chế mức độ mở cửa thị trường?

- Hiện nay, các hình thức hạn chế đối với hoạt động và/hoặc phương thức cung cấp dịch vụ của nhà đầu tư EU/đối tác TPP được áp dụng theo Cam kết WTO. Theo đó, dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ (CPC 883) được mở cửa ở mức :

  + Cam kết tại Mục II.1.F.(h) về dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ (CPC 883) không bao gồm các hoạt động sau : cung ứng vật tư, thiết bị và hóa phẩm, dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ sinh hoạt, đời sống, dịch vụ bay.

  + Kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO (07/11/2006), cho phép thành lập liên doanh với tỷ lệ vón góp của phí nuwocs ngoài không vượt quá 49%. Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập, hạn chế này sẽ là 51%. Hai năm sau đó, cho phép thanhflaapj doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, cam kết tại phần này không ảnh hưởng đến quyền của Chính Phủ Việt Nam trong việc đưa ra các quy định và thủ tục cần thiết để quản lý các hoạt động có liên quan tới dầu và khí trong phạm vi lãnh thổ hoặc quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của Việt nam theo GATS.

Những nội dung cam kết nói trên về dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ đã mở rộng một phần thị trường VN, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam đầu tư thực hiện cung cấp dịch vụ theo như nội dung đã cam kết, giúp cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với nguồn hàng hóa dịch vụ đa dạng từ nước ngoài, học hỏi trình độ kỹ thuạt cao trong các dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ của các nước có trình độ công nghệ kỹ thuật phát triển. Đồng thời, các hạn chế trong các cam kết này cũng đạt được mục tiêu bảo hộ các hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ của các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành dịch vụ lieenq uan đến khai thác mỏ trong nước, đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia. Do đó, các hình thức hạn chế nói trên về mức độ mở cửa thị trường cần tiếp tục được duy trì.

Bên cạnh việc duy trì các biện pháp hiện tại, Việt nam cần xem xét đưa các yêu cầu về kỹ thuật để làm tấm lọc loại bổ các công nghệ lạc hậu khỏi danh mục đầu tư và chỉ chấp nhận các công nghệ tân tiến, công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường.

3. Tại sao lợi ích của ngành/doanh nghiệp (doanh nghiệp, người lao động) cần phải được tính đến trong quá trình đàm phán TPP?

- Ngành khoan dầu khí nằm trong nhóm ngành dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ có mã CPC 883, dẫn chiếu đến mã 1120 của hệ thống phân loại ISIC Rev.3 bao gồm các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực dầu khí được cung cấp trên cơ sở trả phí hoặc theo hợp đồng bao gồm : khoan định hướng và khoan lại ; chuẩn bị khoan ; dựng, sửa chữa và tháo dỡ tháp khoan ; bơm trám xi măng ống chống giếng dầu và khí ; bơm ép vỉa ; lấp và hủy giếng ; và các hoạt động dịch vụ khác. Việc hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành này còn cần thiết bởi hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam đang sở hữu những giàn khoan hiện đại và đang từng bước làm chủ công nghệ và thị trường.