Thông tin cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường EU

03/10/2021

Thông tin cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường EU

I. Số liệu xuất nhập khẩu, thông tin đầu mối thương vụ và các cơ quan hải quan

1. Số liệu xuất nhập khẩu năm 2019 giữa Việt Nam và EU

  Số liệu XNK được ghi trong Phụ lục đính kèm

2. Thông tin về cơ quan hải quan của EU

STT

Tên nước

Địa chỉ

Điện thoại

Email

1

Áo

Zollamt Klagenfurt Villach
Ackerweg 19, A-9500 Villach

+43 50 233 740

zollinfo@bmf.gv.at

2

Bỉ

Boulevard du Roi Albert II 33 boîte 591030 Bruxelles

0800 12 302

secal.central@minfin.fed.be

3

Bungary

G.S.Rakovski 47 Str. Sofia 1202 Bulgaria

+359 2 9859 4210

delovodstvo@customs.bg

4

Séc

Budějovická 7, 140 00 Praha 4

420 261 331 111


podatelna@cs.mfcr.cz

 

5

Đan Mạch

Toldstyrelsen Slet Parkvej 1
8310 Tranbjerg J

+45 72 22 12 12

 

6

Đức

Generalzolldirektion Zentrale Auskunft Postfach 10 07 61
01077 Dresden

+49 351 44834-530

auskunft-zoll.gzd@zoll.de-mail.de

7

Estonia

Lõõtsa 8a, 15176 Tallinn

+372 880 0812

emta@emta.ee

8

Ailen

Dublin City Centre IRDS, Aras Bhrugha NA 9-10 Upper O'connell St, Dublin 1, Ireland

00 353 1 8655864

 

9

Hy Lạp

Handri 1 & Thessalonikis, Moshato, Athens

 

secr_icis@aade.gr

10

Tây Ban Nha

Departmento De Aduanas E Impuestos Especiales Avenida Llano Castellano, 17, 28071 Madrid, Spain

91-3937560/

3937558

gesadu@aeat.es

11

Pháp

11 rue des deux Communes
93 558 MONTREUIL Cedex

+33 1 72 40 78 50

 

12

Italia

Via Mario Carucci 71 - 00143 Roma

 

 

13

Thụy Điển

Tegeluddsvägen 21, Stockholm.

+46 771 520 520

tullverket@tullverket.se

14

Slovakia

Lazovná 63 974 01  Banská Bystrica

048 / 43 17 222

 

15

Rumani

Str. Alexandru Ivasiuc nr. 34-40, bl. 5, sector 6, Bucureşti

+40 747 576 069

relatiipublice@customs.ro, vama@customs.ro

 

3. Thông tin cơ quan Thương vụ Việt Nam tại EU

 

STT

Tên nước

Địa chỉ

Điện thoại

Email

1

Pháp, Bồ Đào Nha, Monaco, Andorra

44, Avenue de Madrid, 92 200 Neuilly sur Seine, France

+33 1 46 24 85 77

fr@moit.gov.vn

2

Bỉ và EU

198 Chaussee de Vleurgat, Bruxelles 1000, Belgium

(+32)2 343 6295

be@moit.gov.vn

3

Italia, Hy Lạp, Sip, Malta, Sanmarino

Via Po 22, 00198 Roma, Italia

(+39) 06 841 391

it@moit.gov.vn

4

Đức

Rosa Luxemburg Strasse 7 – 10178 Berlin Bundesrepublik Deutschland – Germany

(+49) 30 229 819

de@moit.gov.vn

5

Hà Lan

261 Laan Van New Oost-Indie, 2593 BR, The Hague, The Netherlands

(+31) 70 381 559

nl@moit.gov.vn

6

Áo, Slovenia

Sieveringerstrasse77, 1190 Wien, Austria

+43 1 328 8915

at@moit.gov.vn

7

Ba Lan, Estonia, Litva

Ul. Polna 48 m. 17, 00-644 Warszawa, Poland

+48 22 825 12 11

pl@moit.gov.vn

8

Bungary, Macedonia

1, Jetvarka Str., 1113 Sofia Bulgaria

(00 3592) 9633.1

bg@moit.gov.vn

9

Hungary, Croatia,

1141 Budapest, Thokoly út 41

(+36) 1 342 5583

hu@moit.gov.vn

10

Anh, Ailen

108 Campden Hill Road, London W8 7AR

(+44) 20 3524 17

uk@moit.gov.vn

11

Rumani

Bd. Iancu de Hunedoara, No. 66, Apt. 46, sector 1, Bucuresti – Romania

+40 21 211 37 38

ro@moit.gov.vn

12

Czech

Rasinovo Nabrezi 38, 128 00 Praha 2, Czech Republic

+420 224 942 235

cz@moit.gov.vn

13

Tây Ban Nha

Paseo de la Castellana, 166, Esc.2, 2º Izq, 28046 Madrid, Spain

+34 91 345 05 19

espa@moit.gov.vn

14

Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Latvia

Upplandsgatan 38, 5th Floor, 11328 Stockholm, Sweden

+46 8 322 666

se@moit.gov.vn

 

II. Các biện pháp phi thuế quan và các quy định khác có liên quan

1. Rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT)

         Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà EU áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, an ninh… Các biện pháp này phù hợp với các nguyên tác của Hiệp định TBT của WTO.

           Một số rào cản kỹ thuật EU thường áp dụng: yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa, yêu cầu đăng ký đối với nhà nhập khẩu, yêu cầu về ủy quyền, yêu cầu về đóng gói, yêu cầu thử nghiệm (testing), các loại giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, hạn chế một số chất trong sản phẩm, cấm nhập khẩu…

           Các mặt hàng chính thường bị áp dụng TBT: dệt may, động vật, rau quả, da hoặc da sống, hóa chất, thực phẩm, giày dép, nhựa, cao su, nhiên liệu… 

           Để tìm hiểu cụ thể quy định của EU cho từng mặt hàng, doanh nghiệp có thể tra cứu tại website: https://trade.ec.europa.eu/tradehelp

2. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS)

           Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra một bộ chi tiết về các quy định về SPS để giảm hoặc loại bỏ rủi ro đối với động, thực vật và sức khỏe cộng đồng;

2.1. Quy định về kiểm soát chính thức

            - Quy định EC số 882/2004 đưa ra các quy tắc chính cho các biện pháp kiểm soát chính thức đảm bảo tuân thủ luật về thức ăn và thực phẩm, sức khỏe động vật và quy định phúc lợi động vật. Chương V của quy định này (Điều 14 đến Điều 25) đề cập đến các biện pháp kiểm soát thực phẩm đến từ các nước thứ ba;

2.2. Kiểm soát động vật sống và các sản phẩm có nguồn gốc động vật

            - Kiểm soát hải quan đảm bảo rằng động vật và các sản phẩm có nguồn gốc động vật đã qua kiểm tra vệ sinh thú y theo luật pháp EU trước khi vào lãnh thổ hải quan của EU

2.3. Kiểm soát thực phẩm có nguồn gốc phi động vật

           - Quy định EC số 669/2009 yêu cầu các quốc gia thành viên tăng cường kiểm soát đối với một số mặt hàng thực phẩm nhập khẩu có nguồn gốc phi động vật.

2.4. Kiểm soát thực vật và các sản phẩm thực vật 

           - Các quy định được thực hiện bởi cơ quan Hải quan theo Chỉ thị số 2000/29/EC về các biện pháp bảo vệ không cho phép đưa vào EU các sinh vật gây hại cho thực vật hoặc các sản phẩm thực vật và ngăn chặn sự lây lan của chúng trong cộng đồng.

            Tham khảo chi tiết tại:

https://ec.europa.eu/taxation_customs/business/customs-controls/safety-health-environment-customs-controls/sanitary-phytosanitary-requirements_en

3. Một số ví dụ về hàng rào phi thuế quan của EU đối với sản phẩm của Việt Nam

3.1. Đối với hàng thủy sản

           - Các biện pháp hạn chế định lượng: Đây là các biện pháp nhằm trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia. Do đó, có tính chất bảo hộ rất cao, bao gồm cấm nhập khẩu, hạn ngạch và cấp phép nhập khẩu không tự động.

           - Các biện pháp quản lý về giá: Các biện pháp quản lý giá nhập khẩu hay giá bán tại thị trường EU thông qua việc quy định giá tối đa, giá tính thuế, các khoản phí và phụ thu có thể có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU.

            - Hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ: Các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động thực vật, ngăn ngừa các hành động xấu,... mà EU cho là thích hợp, với điều kiện là các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện, hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật phổ biến nhất được EU sử dụng gồm: (1) Quy định đối với sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm; (2) Tiêu chuẩn của EU về quản lý chất lượng; (3) Quy định của EU về bảo vệ môi trường và nguồn lợi (ISO 14000, EMAS, IUU, quy định của EU về trách nhiệm xã hội)

           - Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời: Thuộc nhóm này là các biện pháp tự vệ, chống trợ cấp và chống bán phá giá. Xu hướng gần đây cho thấy EU sử dụng khá thường xuyên các biện pháp này trong việc hạn chế nhập thủy sản vào thị trường EU.

           - Các biện pháp quản lý hành chính: Qui định về thanh toán, qui định về đặt cọc, qui định về kích cỡ hàng hóa, qui định về quảng cáo, vị trí thông quan.

3.2. Đối với hàng dệt may, da giày

a. Các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu đối với hàng dệt may:

            - Nhóm yêu cầu về hóa chất trong thành phần sản phẩm (các loại vải, sợi, quần áo và các phụ kiện dệt may đều có chứa nhiều loại hóa chất khác nhau như thuốc nhuộm, thuốc tẩy…);

            - Nhóm yêu cầu về quy trình sản xuất (xử lý nguyên liệu và các chất thải độc hại sinh ra từ quá trình trồng nguyên liệu, sản xuất vải, chế biến vải, dệt, nhuộm, in ấn…);

            - Nhóm yêu cầu về quy cách đóng gói, bảo quản, ghi nhãn sản phẩm

b. Các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu đối với hàng da giày:

            - Quy định EC/1907/2006 (REACH) về đăng ký, thông báo, đánh giá và cấp phép hóa chất, liên quan đến sản phẩm dệt may, da giày và phụ kiện;

            - Chỉ thị về gắn nhãn cho hàng da giày (94/11/EC);

            - Quy định EC/1007/2011 về tên xơ dệt và nhãn thành phần xơ dệt;

            - Chỉ thị 94/62/EC về bao bì và chất thải từ bao bì, trong đó quy định nồng độ tối đa kim loại năng thải ra;

            - Chỉ thị về thiết kế thiết bị bảo hộ (89/689/EEC).

3.3. Đối với hàng nông sản

           EU có bộ tiêu chuẩn MRLs rất khắt khe và rất rộng. Một số tiêu chuẩn MRLs có thể coi là hàng rào kỹ thuật đối với nông sản của các nước đang phát triển nếu ngành trồng trọt của các nước này còn sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo quản. Từ năm 2017, EC có kế hoạch rà soát bộ tiêu chuẩn MRLs và muốn sử dụng cách tiếp cận phòng ngừa rủi ro thay cho cách tiếp cận đánh giá nguy cơ gây tác hại của các chất tồn dư trong nông phẩm đối với sức khỏe của con người. Cách tiếp cận mới này cho phép EC mở rộng phạm vi áp dụng MRLs, điều chỉnh một số MRLs xuống mức cực kỳ thấp và ban hành Quy định mới về thuốc trừ sâu. Hiện EC đang thảo luận nội bộ về khả năng bổ sung một số hoạt chất cấm sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu trong khi các công ty sản xuất thuốc bảo vệ cây trồng chưa nghiên cứu phát triển được chất thay thế.

           Có thể thấy EU áp dụng rất đa dạng các loại rào cản để kiểm soát luồng hàng hoá nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng nội địa cũng như bảo vệ môi trường. Xu hướng chung trong việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan của EU là chuyển từ các biện pháp mang tính chất hạn chế định lượng trực tiếp sang các biện pháp tinh vi hơn như chống trợ cấp, tự vệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp hạn chế nhập khẩu gắn với yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và lao động, yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

III. Các thông tin về quy trình, thủ tục hải quan

1. Về Liên minh hải quan châu Âu

           Liên minh hải quan châu Âu (ECU) là thành tựu đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU), ra đời năm 1958 cùng thời điểm thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), và được coi là một tài sản quan trọng trong thế kỷ 21. Với Liên minh hải quan các quốc gia thành viên EU sẽ áp dụng các quy tắc chung, không áp thuế giữa các quốc gia và dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp kiểm tra giữa các nước thành viên cho phép hàng hóa được tự do di chuyển trong khối và chỉ kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu với bên ngoài.

           Các nguyên tắc chung được áp dụng trong khuôn khổ Liên minh hải quan sẽ là một biểu thuế suất thuế xuất nhập khẩu chung và được mở rộng ra cho tất cả chính sách thương mại, như trao đổi ưu tiên, các tiêu chuẩn về y tế và môi trường, các chính sách chung về nông nghiệp và đánh bắt hải sản, bảo vệ các lợi ích kinh kế bằng các phương tiện phi thuế quan và các biện pháp của chính sách đối nội.

           Liên minh hải quan châu Âu được quản lý bởi các cơ quan hải quan của 27 nước thành viên, hoạt động như một thức thể duy nhất. Cơ quan hải quan EU có trách nhiệm giám sát hàng hóa giao thương với bên ngoài khu vực EU (đường biển, đường không và đường bộ) cũng như trong nội khối khu vực EU, chính vì vậy công việc của cán bộ hải quan EU rất phức tạp. Ngoài việc thực hiện việc áp thuế nhập khẩu và các quy tắc hải quan khác của EU dựa trên các hiệp định quốc tế thì cán bộ hải quan phải tuân thủ các nguyên tắc của EU và các nguyên tắc quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng và an ninh. Do vậy, công việc nặng nhất của Liên minh hải quan EU là ở khâu kiểm hóa nhằm kiểm tra tính phù hợp của các loại hàng nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn được đặt ra.

           Ngoài ra, Liên minh hải quan châu Âu còn thực hiện các chức năng khác như thu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng, nhằm đảm bảo thương mại bình đẳng và thu ngân sách; thực hiện một công việc không kém phần quan trọng là tổng hợp các dữ liệu thống kê phục vụ công tác hoạch định chính sách.

2. Về thủ tục hải quan

           Hàng hóa nhập khẩu vào EU sẽ được xếp vào kho lưu trữ tạm thời dưới sự giám sát của cơ quan hải quan (không quá 90 ngày) cho đến khi được thực hiện một trong các thủ tục hải quan sau (hoặc tái xuất):

2.1. Được giải phóng để được tự do lưu thông:

Hàng hóa được đưa vào tiêu thụ khi đáp ứng các điều kiện về nhập khẩu:

  • Thanh toán các loại thuế hiện hành, VAT và thuế TTĐB
  • Xuất trình các loại giấy phép và giấy chứng nhận (vd: quy định về sức khỏe)

2.2. Các thủ tục đặc biệt khác

Hàng hóa thuộc diện này, bao gồm:

Hàng hóa quá cảnh, quá cảnh đối với hàng hóa ngoại khối và hàng hóa nội khối:

  • Quá cảnh ngoại khối: hàng hóa không thuộc khối EU có thể được di chuyển từ điểm này sang điểm khác trong lãnh thổ Liên minh hải quan mà không phải chịu nộp thuế nhập khẩu, các loại phí khác liên quan đến nhập khẩu hàng hóa (vd: thuế nội khối) và các biện pháp chính sách thương mại. Hàng hóa di chuyển sang một nước thành viên khác của EU thì thủ tục thông quan sẽ được chuyển đến cơ quan hải quan nơi đến.
  • Quá cảnh nội khối: Hàng hóa thuộc khối EU có thể được di chuyển từ điểm này sang điểm khác trong lãnh thổ Liên minh hải quan mà không thay đổi trạng thái hải quan. Điều này bao gồm cả việc vận chuyển hàng hóa qua một quốc gia khác nằm ngoài lãnh thổ Liên minh hải quan.

Lưu kho, bao gồm kho hải quan và khu vực miễn thuế:

  • Kho hải quan: Hàng hóa không thuộc khối EU được lưu tại kho hải quan hoặc bất kỳ địa điểm nào khác được cơ quan hải quan cho phép và nằm sự giám sát của cơ quan hải quan mà không phải chịu thuế nhập khẩu, các khoản phí liên quan đến nhập khẩu hàng hóa và các biện pháp chính sách thương mại.
  • Khu vực miễn thuế: Các nước thành viên có thể chỉ định một phần của lãnh thổ của Liên minh hải quan là khu vực miễn thuế. Hàng hóa đưa vào khu vực này được miễn thuế nhập khẩu, các khoản phí khác (ví dụ: thuế nội khối) và các biện pháp chính sách thương mại cho đến khi hàng hóa được phép làm thủ tục hải quan khác hoặc tái xuất. Hàng hóa cũng có thể trải qua các hoạt động đơn giản như chế biến và đóng gói lại.

Có mục đích sử dụng cụ thể, bao gồm nhập khẩu tại thời và sử dụng cuối cùng:

  • Nhập khẩu tạm thời: Hàng hóa không thuộc khối EU có thể được vào EU mà không cần nộp thuế nhập khẩu, nếu mục đích của hàng hóa đó là tái xuất. Thời gian nhập khẩu tạm thời là hai năm.
  • Sử dụng cuối cùng: Hàng hóa có thể được tự do đi lại theo chế độ miễn thuế hoặc giảm thuế dựa trên mục đích sử dụng cụ thể.

Xử lý, bao gồm xử lý nội khối và xử lý ngoại khối:

  • Xử lý nội khối: Hàng hóa có thể nhập khẩu vào EU mà không phải chịu thuế, phí và thực hiện các thủ tục hải nếu được xử lý dưới sự giám sát của cơ quan hải quan và tái xuất. Nếu sản phẩm cuối cùng không được tái xuất, thì sẽ trở thành đối tượng phải chịu thuế và các thủ tục khác.
  • Xử lý ngoại khối: Hàng hóa của EU có thể được xuất khẩu tạm thời ra khỏi Liên minh hải quan để thực hiện công đoạn xử lý. Hàng hóa tái xuất có thể được miễn toàn bộ hoặc một phần thuế nhập khẩu khi đưa vào lưu thông.

Để biết thêm chi tiết về thủ tục hải quan của Liên minh châu Âu, đề nghị truy cấp trang web: https://trade.ec.europa.eu/tradehelp/

IV. Các biện pháp phòng vệ thương mại

            Liên minh châu Âu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại dựa trên các quy tắc của WTO và có thể áp dụng thêm một số điều kiện bổ sung cho các quy tắc này để tái thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng cho ngành công nghiệp EU khi bị tổn hại từ hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc trợ cấp.

           Uỷ ban châu Âu EC chịu trách nhiệm điều tra các cáo buộc bán phá giá đối với các nhà sản xuất hàng xuất khẩu tại các nước ngoài EU. Cơ quan này thường mở một cuộc điều tra sau khi nhận được đơn khiếu nại từ các nhà sản xuất EU có liên quan, hoặc cũng có thẩm quyền tự khởi động các cuộc điều tra.

            Bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân, hoặc bất kỳ hiệp hội nào không có tư cách pháp nhân, đại diện cho ngành công nghiệp Liên minh đều có thể yêu cầu Ủy ban châu Âu hoặc Tổng cục Thương mại bắt đầu một cuộc điều tra về phòng vệ thương mại (Quy định (EU) 2015/478). Một cuộc điều tra thường phải được hoàn thành trong 9 tháng, nhưng trong một số trường hợp nhất định, có thể được kéo dài đến 11 tháng. Quyết định về các biện pháp tạm thời được Ủy ban đưa ra sau khi tham khảo ý kiến ​​với các quốc gia thành viên EU.

Các biện pháp phòng vệ thương mại được EU sử dụng:

            - Chống bán phá giá (Anti-dumping): Bán phá giá xảy ra khi các nhà sản xuất từ một quốc gia ngoài EU bán hàng hóa tại EU dưới mức giá bán tại thị trường nội địa của họ hoặc thấp hơn chi phí sản xuất. Ủy ban châu Âu thực hiện cuộc điều tra đối với trường hợp nghi vấn, nếu kết luận có hiện tượng bán phá giá đang diễn ra, EC có thể khắc phục mọi thiệt hại cho các công ty EU bằng cách áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

            Thông thường EU sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu của sản phẩm cụ thể từ quốc gia bị điều tra. Thuế này có thể cố định, thay đổi hoặc theo tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị. Thuế chống bán phá giá có thể kéo dài trong 6 tháng (biện pháp tạm thời) hoặc dài hạn tới 5 năm.

           - Chống trợ cấp (Anti-subsidy): Trợ cấp là khi một chính phủ hoặc một tổ chức công ngoài EU hỗ trợ tài chính cho các công ty để họ sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nhập khẩu vào EU. Ủy ban châu Âu sẽ mở cuộc điều tra đối với các khoản trợ cấp này để làm rõ có tạo ra sự bất công và làm tổn thương các doanh nghiệp EU hay không. EC được phép chống lại mọi tác động bóp méo thương mại của các khoản trợ cấp này đối với thị trường EU.

           EU có thể áp một số loại thuế để hạn chế các lợi ích từ việc được trợ cấp đối với các hàng hoá nhập khẩu khi khoản trợ cấp này ảnh hưởng đến một ngành hoặc một nhóm ngành công nghiệp cụ thể. Các biện pháp trả đũa dưới hình thức áp thuế đối với hàng nhập khẩu của các sản phẩm được trợ cấp (cố định, thay đổi hoặc theo tỷ lệ). Các biện pháp này có thể kéo dài trong 4 tháng (biện pháp tạm thời) hoặc dài hạn tới 5 năm.

           - Biện pháp tự vệ (safeguard): Biện pháp tự vệ được sử dụng trong trường hợp một ngành công nghiệp của EU bị ảnh hưởng bởi sự tăng mạnh, không dự đoán trước và đột ngột của hàng nhập khẩu. Mục đích của biện pháp này là để cho phép ngành công nghiệp EU một khoảng thời gian tạm thời để thực hiện những điều chỉnh cần thiết.

           Đây là biện pháp ngắn hạn để điều tiết nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp của EU có thời gian thích ứng với sự tăng đột biến, không lường trước của hàng nhập khẩu và luôn đi kèm với yêu cầu bắt buộc tái cấu trúc ngành công nghiệp liên quan.

           Các biện pháp tự vệ tạm thời có thể kéo dài tới 200 ngày và các biện pháp dứt khoát lên tới 4 năm. Nếu áp dụng vượt quá 3 năm, các biện pháp áp dụng phải được xem xét giữa kỳ và có thể được gia hạn cho đến tổng cộng 8 năm.

Cập nhật các vụ kiện về phòng vệ thương mại của EU đối với Việt Nam đến hiện tại:

Hiện nay EU không có bất cứ vụ kiện hay cuộc điều tra nào về phòng vệ thương mại đang diễn ra đối với Việt Nam. 

Các vụ điều tra/biện pháp phòng vệ thương mại bị áp đặt đã khép lại:

 

Sản phẩm

Quốc gia bị điều tra

Phân loại

Các biện pháp áp dụng

Hiện trạng

Số hồ sơ điều tra

Xe đạp

Việt Nam

Chống bán phá giá

Đã hết hạn

Kết thúc điều tra

AD476

 

Giày da

Việt Nam, Trung Quốc

Chống bán phá giá

Đã hết hạn

Kết thúc điều tra

AD499; R434; R459; RF47-06; RF47-09; RF47/12; AD499a; AD499b

Sợi polyester (PSF)

Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ

Chống trợ cấp

Không áp dụng biện pháp thuế

Kết thúc điều tra

AS60

Chốt thép không gỉ

Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc

Chống bán phá giá

Đã hết hạn

Kết thúc điều tra

AD482; R457;

R518; RF21-02;

R535; R576;

RF21-06

 

Ống và phụ kiện đường ống

Việt Nam, Đài Loan

Chống bán phá giá

Không áp dụng biện pháp thuế

Kết thúc điều tra

AD484

 


Thông tin chi tiết về các thủ tục phòng vệ thương mại, các trường hợp trong quá khứ và các quy định liên quan của EU:  https://ec.europa.eu/trade/policy/accessing-markets/trade-defence/actions-against-imports-into-the-eu/

Nguồn: Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công thương