Giới thiệu về Thỏa thuận Xanh

Thỏa thuận Xanh châu Âu (The European Green Deal-EGD, sau đây gọi là “Thỏa thuận Xanh (EU)”) là Chương trình tổng thể và dài hạn của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ứng phó với các vấn đề khẩn cấp về khí hậu toàn cầu đến năm 2050. Văn kiện này được Ủy ban châu Âu công bố ngày 13/12/2019 và được Hội đồng châu Âu biểu quyết thông qua ngày 15/01/2020

Xem thêm

Trong Văn kiện, Thỏa thuận Xanh đề cập tới 09 định hướng chính sách chủ yếu, mỗi khía cạnh này sẽ bao gồm các quy định, chiến lược cụ thể, các nguồn tài chính phục vụ thực thi theo các lộ trình được thiết kế để tiến dần tới các mục tiêu đặt ra

Xem thêm

Sau khi Văn kiện Thỏa thuận Xanh được công bố và thông qua, nhiều Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch hành động, văn bản pháp luật… đã được ban hành nhằm hiện thực hóa các chính sách mục tiêu đề cập trong Thỏa thuận Xanh

Xem thêm

Do phát triển xanh và bền vững là vấn đề tổng hợp và liên ngành, một hành động có thể ảnh hưởng nhiều lĩnh vực, một mục tiêu có thể chỉ đạt được thông qua nhiều chính sách, triển khai trong nhiều lĩnh vực, EU lựa chọn thiết kế các nội dung cốt lõi của Văn kiện Thỏa thuận Xanh theo 09 định hướng mục tiêu chính sách cơ bản mà không phải là theo các lĩnh vực cụ thể

Xem thêm

Mục tiêu cơ bản và cuối cùng của Thỏa thuận Xanh EU là biến EU trở thành khu vực trung hòa phát thải (climate neutral) vào năm 2050. Do đó, khí hậu có thể xem là lĩnh vực trọng tâm của Thỏa thuận Xanh EU

Xem thêm

Các chính sách xanh trong lĩnh vực này bao gồm các biện pháp, hành động của EU nhằm hiện thực hóa các mục tiêu liên quan trong Thỏa thuận Xanh, bao gồm: Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; Giảm ô nhiễm không khí, nước và đất; Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn; Cải thiện hiệu quả quản lý rác thải; Bảo đảm tính bền vững của kinh tế biển và hoạt động đánh bắt cá

Xem thêm

Các chính sách của Thỏa thuận Xanh trong lĩnh vực nông nghiệp hướng tới mục tiêu: Bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sụt giảm đa dạng sinh học; Giảm ảnh hưởng của hệ thống lương thực EU tới khí hậu và môi trường; Tăng khả năng chống chịu của hệ thống lương thực EU; Thúc đẩy chuyển đổi toàn cầu theo cạnh tranh bền vững từ trang trại đến bàn ăn

Xem thêm

Ngoài khí hậu, môi trường – đại dương và nông nghiệp, Thỏa thuận Xanh EU còn đề cập tới các mục tiêu chính sách xanh trong nhiều lĩnh vực khác (Công nghiệp, Năng lượng, Giao thông, Nghiên cứu và Phát triển, Tài chính, Xây dựng…)

Xem thêm

Chiến lược “Từ trang trại đến bàn ăn” được Ủy ban châu Âu công bố ngày 20/5/2020, và được xem là giải pháp trọng tâm để thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống thực phẩm công bằng, lành mạnh và thân thiện với môi trường trong Thỏa thuận Xanh

Xem thêm

Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (Circular economy action plan – CEAP) là một phần của quan trọng của Thỏa thuận Xanh, được đưa ra vào tháng 3/2020, nhằm mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh, sạch, tuần hoàn, đồng thời biến các sản phẩm bền vững trở thành tiêu chuẩn tại EU

Xem thêm