Tin tức

Phát biểu tại Trung tâm Wilson ở thủ đô Washington, Mỹ hôm 1/4, Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo Villarreal khẳng định hơn 20 năm trước, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã giúp kinh tế nước này phát triển và giờ đây Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã mở ra một chương mới trong hội nhập kinh tế quốc tế của Mexico. 

Xem thêm

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) vừa chính thức thông báo cho Quốc hội Mỹ 6 điều luật dự kiến cần sửa đổi nhằm triển khai Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Xem thêm

Với nhiều ưu thế hấp dẫn, Việt Nam được nhiều chuyên gia cũng như doanh nghiệp nước ngoài đánh giá là thỏi nam châm lớn để thu hút đầu tư trong TPP. Theo Amcham Singapore, khoảng 57% doanh nghiệp Mỹ hoạt động trong khu vực ASEAN cho rằng, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất để mở rộng đầu tư.

Xem thêm

Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, cùng với cải cách thể chế, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Xem thêm

Khi Hiệp định TPP có hiệu lực, ngành da giày và dệt may Việt Nam được hưởng lợi lớn từ việc giảm thuế suất xuống 0% khi xuất hàng sang Mỹ. Công trình xanh là công trình được thiết kế, xây dựng và vận hành theo hướng giảm thiểu các tác động đến môi trường, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và cung cấp môi trường sống, làm việc tốt cho người sử dụng.

Xem thêm

Ngành dược được dự báo là một trong những ngành bị ảnh hưởng khá lớn khi TPP có hiệu lực, do thuế suất kéo các mặt hàng thuốc xuất nhập khẩu về 0% và nhất là bản quyền thuốc được thực thi nghiêm ngặt. Việc thực hiện bảo hộ bản quyền trong TPP dự đoán sẽ ảnh hưởng đến thị trường sản xuất thuốc generic trong nước (thuốc hết thời gian bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ).

Xem thêm

Năm 2015, Việt Nam vào top 5 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, ngành da giày - túi xách đã xuất khẩu được tổng giá trị cao nhất từ trước tới nay. Tham gia TPP, mức độ cạnh tranh ngày càng cao hơn, vì thế các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực này cần có những hiểu biết nhất định về “luật chơi” mới để tái cấu trúc chiến lược cho phù hợp. Dệt may và da giày Việt Nam sẽ được gì?

Xem thêm

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác chuẩn bị trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Xem thêm

Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế (chiếm 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản (tương đương 10,5 tỷ USD) ngay khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, và vào năm thứ 11 xóa bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế. Ngày 04/02/2016, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức được ký kết giữa 12 nước, gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, có quy mô kinh tế chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu. 

Xem thêm

(Chinhphu.vn) - Theo đánh giá chung của các tham tán thương mại, tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đưa Việt Nam đứng trước cơ hội rất lớn về thu hút đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu. Tham dự hội nghị tham tán thương mại năm 2016 khu vực phía Nam do Bộ Công Thương tổ chức ngày 22/2 tại TPHCM, các tham tán thương mại đã có những nhận định về cơ hội của Việt Nam khi tham gia TPP. Ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán Công sứ thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết Nhật Bản là một trong những nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. 

Xem thêm