Tin tức

Một phần cam kết của Việt Nam trong TPP sẽ được áp dụng đối với các nước khác ngoài 11 thành viên TPP như với Nga, 28 nước thuộc Liên minh châu Âu và các nước thành viên ASEAN. Đây là “điểm lưu ý” được lãnh đạo Bộ Tư pháp nêu rõ khi báo cáo Chính phủ tại Phiên họp thường kỳ tháng 4/2016 đang diễn ra về kết quả rà soát pháp luật và đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới hệ thống pháp luật Việt Nam.

Xem thêm

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không chỉ tập trung vào tự do hóa đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa mà còn mở rộng đối với lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, trong đó có các ngành dịch vụ tài chính. Các nước TPP cam kết tuân thủ các nghĩa vụ mở cửa thị trường dịch vụ theo cách tiếp cận chọn bỏ, ngoại trừ những lĩnh vực được đưa vào danh mục bảo lưu có chọn lọc. Việc thực thi Hiệp định này mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức lớn đối với ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam.

Xem thêm

Sau 10 năm thực hiện Luật sở hữu trí tuệ từ 2006 đến hết năm 2015, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tiến hành thanh tra và xử phạt các doanh nghiệp tổng cộng hơn 8,6 tỉ đồng vì dùng phần mềm không có bản quyền. Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm còn lớn, chiếm 81%, đang là một trong những rào cản, gây khó khăn và bất lợi cho doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Xem thêm

Tờ Clarin, tờ báo có số phát hành lớn nhất Argentina, mới đây đã có bài viết nhận định về những cơ hội mà Việt Nam, một quốc gia có nhiều thành tựu về nông nghiệp trong những năm gần đây, sẽ có nhờ việc ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Dưới tiêu đề “Nông nghiệp Việt Nam tìm kiếm đầu tư,” bài báo cho rằng với TPP, Việt Nam, một quốc gia sản xuất nông nghiệp ở châu Á, sẽ thu hút hàng triệu USD đầu tư và sản xuất lương thực sẽ bùng nổ.

Xem thêm

Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, từ đầu năm đến nay, dòng vốn mới đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục gia tăng và đổ dồn vào ngành dệt may Bình Dương, chiếm ưu thế cả trong sản xuất lẫn thị phần. Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước vẫn đang “loay hoay” tìm đường liên kết. Điều này ít nhiều cho thấy doanh nghiệp Việt đã bị chậm trên sân nhà.

Xem thêm

Mặc dù các cam kết mở cửa ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhìn chung ngang bằng với mức độ cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhưng các ngân hàng trong nước vẫn sẽ chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn.

Xem thêm

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức được ký kết ngày 4/2/2016, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp (DN). TPP gồm 12 nước thành viên với 800 triệu dân, chiếm tới 40% GDP thế giới và 30% thương mại toàn cầu hứa hẹn sẽ tiếp cận thị trường một cách toàn diện, bảo đảm sự dịch chuyển tự do ở mức độ cao hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết các thách thức trong thương mại quốc tế.

Xem thêm

Theo số liệu khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2015 tại TP. Hồ Chí Minh về sự hiểu biết của các doanh nghiệp (DN) về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 91% DN còn biết quá ít về TPP, 20% DN chưa từng nghe về TPP, 45% DN có nghe nhưng không biết sâu, 26% DN đã từng tìm hiểu sơ sơ. Đây là tỷ lệ quá thấp để các DN có thể áp dụng TPP vào hoạt động thương mại.

Xem thêm

Khi tham gia Hiệp định hương mại tự do sẽ có những quy định chặt chẽ về chất lượng và xuất xứ hàng hóa bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ đúng. Đó là thông tin được nhấn mạnh tại hội nghị “Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - Cơ hội và thách thức trong kinh doanh”.

Xem thêm