Tin tức

Người tiêu dùng được hưởng lợi từ EVFTA

22/06/2020    402

Sau 9 năm đàm phán, ngày 8/6, Quốc hội đã bỏ phiếu và chính thức thông qua hiệp định thương mại tự do VN- EU (EVFTA). Hiệp định này dự kiến có hiệu lực  kể từ ngày 1.8 năm nay. 

Thông qua EVFTA, có thể thấy sự thâm nhập của hàng hóa châu Âu vào Việt Nam là rất lớn. Điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các nhà sản xuất trong nước phải cắt giảm chi phí sản xuất,  cải thiện chất lượng sản phẩm để cạnh tranh. Do đó, người tiêu dùng Việt Nam sẽ là bên được hưởng lợi lớn nhất, kể cả là khi mua hàng trong nước hay hàng nhập khẩu.

Người tiêu dùng được hưởng lợi kép từ hai phía

Đón nhận tin vui khi EVFTA được thông qua từ  cách đây hơn 10 ngày. Ngày 19/6, chị Võ Thị  Bích Ngọc đã rất vui khi đến đây  để chọn lựa và mua những  mặt hàng. Dù là hàng trong nước thì  khi mua người tiêu dùng  như chị  Ngọc vẫn là người được hưởng lợi nhiều nhất.

Khi EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng  châu Âu nhập khẩu vào VN sẽ giảm giá, như các loại ô tô,   thịt lợn, thịt bò, thịt gà, bơ, sữa. Đây là tin vui đối với người tiêu dùng VN. Với Hiệp định này, VN  cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Như vậy, các sản phẩm của châu Âu sẽ xuất hiện nhiều hơn tại  Việt Nam với mức giá giảm đáng kể.

Đảm bảo hàng hóa Việt Nam nhập EU

Khi hàng hóa châu Âu nhập vào với mức thuế giảm có những sản phẩm tới 99% thì Việt Nam  sẽ có nhiều cơ hội nhập khẩu hàng hóa chất lượng tốt,  giá cả hợp lý đến người tiêu dùng. Lợi ích thấy được với người tiêu dùng thì quá rõ ràng. Tuy nhiên, quá trình giảm thuế với các sản phẩm từ châu Âu vào Việt Nam sẽ tạo sức ép cạnh tranh đối với các mặt hàng trong nước. Và như vậy các doanh nghiệp trong nước cũng phải thay đổi  chất lượng theo yêu cầu của Hiệp định đưa ra để hàng hóa chúng ta có thể xuất khẩu sang các nước thuận lợi hơn.

Thị trường châu Âu rất rộng lớn và hàng hóa của  Việt Nam chiếm thị phần ngày càng tăng nhưng so với các đối tác thương mại khác cũng xuất khẩu vào EU thì Việt Nam chưa phải trong tốp đầu. Trừ một vài mặt hàng thế mạnh như giày, dép hay dệt may đã đạt trên 10% thì các sản phẩm còn lại của Việt Nam có thị phần nhỏ, chỉ khoảng 3-5% với thuế suất khá cao so với mức EU dành cho những nước kém phát triển, các đối tác đã có hiệp định hay các quốc gia thành viên EU. Như vậy đòi hỏi các DN phải thực sự nỗ lực

EVFTA mang đến hiệu ứng tích cực bởi  người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thêm sự lựa chọn các loại hàng hóa. Các doanh nghiệp nước ngoài khác sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp châu Âu tại thị trường Việt Nam. Môi trường cạnh tranh mới sẽ mang lại hiệu quả tốt cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam phải xác định là một khi thị trường đòi hỏi thì người sản xuất và xuất khẩu không có cách nào khác là đáp ứng. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bị cho tương lai theo hướng phát triển bền vững để làm sao có lợi nhất cho người tiêu dùng trong ngoài nước cũng như  đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường châu Âu.

Nguồn: ANTV