TPP – Cơ hội và thách thức với Ốt-xtrây-li-a

19/08/2015    50

Các nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương tại Hawaii đã không thể hoàn tất Thỏa thuận tự do thương mại do còn có các bất đồng về vấn đề bảo vệ dữ liệu dùng để phát triển thuốc sinh học, xuất xứ ô tô xuất khẩu của Nhật Bản và sản phẩm sữa.

Trong 5 năm qua 12 nước là Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Canada, Chi lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu-di-lân, Pê-ru, Xin-ga-po, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tham gia đàm phán TPP.

Bộ trưởng Thương mại Ốt-xtrây-li-a Andrew Robb cho biết phía Ốt-xtrây-li-a đã chịu áp lực lớn do Hoa Kỳ tạo đối với thuốc chữa bệnh sản xuất bằng công nghệ sinh học trong đó có thuốc trị ung thư rất đắt tiền như thuốc Keytruda. Chính phủ Ốt-xtrây-li-a coi việc Hoa Kỳ gây áp lực kéo dài thời gian bảo hộ đối bằng sáng chế thuốc sinh học là một “vạch đỏ” trong đàm phán.

Về vấn đề thuốc sinh học, điểm bất đồng chính là độ dài thời gian bảo hộ dữ liệu dùng để phát triển thuốc sinh học, mà thực chất là một dạng bảo hộ độc quyền bằng phát minh, sáng chế. Các hãng dược phẩm hàng đầu tại Hoa Kỳ đã vận động hành lang để đảm bảo thời gian bảo hộ là 12 năm. Do gặp phải sự phản đối từ tất cả các nước khác nên Đại diện thương mại Hoa Kỳ đã xuống thang, rút thời gian bảo hộ xuống còn 8 năm. Theo quan điểm của hầu hết các nước tham gia TPP thì khoảng thời gian này vẫn là quá dài. Được biết đã có phương án thỏa hiệp theo hướng quy định thời gian bảo hộ là 5 năm nhưng có thể kéo dài thêm 3 năm trong những trường hợp nhất định. Tuy nhiên, kết thúc phiên đàm phán vẫn chưa tháo gỡ được bế tắc này.

Ốt-xtrây-li-a vẫn giữ quan điểm thời gian bảo hộ không vượt quá Luật định hiện hành của Ốt-xtrây-li-a là 5 năm. Trong bài trả lời phỏng vấn Đài phát thanh quốc gia ABC, Bộ trưởng Thương mại nước này cho biết Ông không thấy có lý do gì để chấp nhận thời gian bảo hộ lâu hơn cho thuốc sinh học. Bên cạnh khó khăn trong việc sửa đổi Luật hiện hành, do các Đảng đối lập phản đối, thì việc châp nhận thời gian kéo dài quá 5 năm đồng nghĩa với việc chi phí chữa bệnh của người Ốt-xtrây-li-a tăng lên, Ốt-xtrây-li-a sẽ phải tiêu tốn hàng trăm triệu đô la trong ngắn hạn và có thêm tăng lên theo cấp số nhân trong dài hạn. Lãnh đạo Đảng Lao động, Đảng đối lập lớn nhất, tuyên bố sẽ không ủng hộ một thỏa thuận làm tăng chi phí chữa bệnh. Bởi lẽ Chính phủ Ốt-xtrây-li-a có Chương trình trợ cấp chi phí chữa bệnh cho mọi công dân nhằm đảm bảo người bệnh có thể tiếp cận thuốc chữa bệnh với chi phí hợp lý. Nếu xóa bỏ Chương trình trợ cấp thì chi phí điều trị cho một bệnh nhân mỗi năm sẽ tiêu tốn hơn 150 nghìn đô la Ốt-xtrây-lia.

Được biết phía Ốt-xtrây-li-a cũng đã gây áp lực để đạt được thỏa thuận tốt hơn cho tiếp cận mặt hàng đường (gồm đường trắng, đường thô và đường nâu) vào thị trường Hoa Kỳ. Bất đồng giữa Mê-hi-cô, Hoa Kỳ và Nhật Bản về ô tô và giữa Canada, Hoa Kỳ và Nhật Bản về xuất khẩu sữa cũng cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến tiến trình đàm phán. Tuy vậy, Ông Robb cho rằng kết quả đạt được là rất đáng kể và tin tưởng rằng không có bất đồng nào là không thể vượt qua. Ông cho biết hơn 90% các vấn đề đã được giải quyết. Ốt-xtrây-li-a đã đạt được những kết quả tốt với tất cả các lĩnh vực trong đó có tiếp cận thị trường nông nghiệp.

Chính phủ của Thủ tướng Abbott tin rằng TPP, nếu được thông qua, sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Ốt-xtrây-li-a nhờ thị trường xuất khẩu rộng mở hơn, tạo nhiều việc làm hơn, thúc đẩy tăng trưởng và mức sống cao hơn cho người dân Ốt-xtrây-li-a.

Các nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương tại Hawaii đã không thể hoàn tất Thỏa thuận tự do thương mại do còn có các bất đồng về vấn đề bảo vệ dữ liệu dùng để phát triển thuốc sinh học, xuất xứ ô tô xuất khẩu của Nhật Bản và sản phẩm sữa.

Trong 5 năm qua 12 nước là Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Canada, Chi lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu-di-lân, Pê-ru, Xin-ga-po, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tham gia đàm phán TPP.

Bộ trưởng Thương mại Ốt-xtrây-li-a Andrew Robb cho biết phía Ốt-xtrây-li-a đã chịu áp lực lớn do Hoa Kỳ tạo đối với thuốc chữa bệnh sản xuất bằng công nghệ sinh học trong đó có thuốc trị ung thư rất đắt tiền như thuốc Keytruda. Chính phủ Ốt-xtrây-li-a coi việc Hoa Kỳ gây áp lực kéo dài thời gian bảo hộ đối bằng sáng chế thuốc sinh học là một “vạch đỏ” trong đàm phán.

Về vấn đề thuốc sinh học, điểm bất đồng chính là độ dài thời gian bảo hộ dữ liệu dùng để phát triển thuốc sinh học, mà thực chất là một dạng bảo hộ độc quyền bằng phát minh, sáng chế. Các hãng dược phẩm hàng đầu tại Hoa Kỳ đã vận động hành lang để đảm bảo thời gian bảo hộ là 12 năm. Do gặp phải sự phản đối từ tất cả các nước khác nên Đại diện thương mại Hoa Kỳ đã xuống thang, rút thời gian bảo hộ xuống còn 8 năm. Theo quan điểm của hầu hết các nước tham gia TPP thì khoảng thời gian này vẫn là quá dài. Được biết đã có phương án thỏa hiệp theo hướng quy định thời gian bảo hộ là 5 năm nhưng có thể kéo dài thêm 3 năm trong những trường hợp nhất định. Tuy nhiên, kết thúc phiên đàm phán vẫn chưa tháo gỡ được bế tắc này.

Ốt-xtrây-li-a vẫn giữ quan điểm thời gian bảo hộ không vượt quá Luật định hiện hành của Ốt-xtrây-li-a là 5 năm. Trong bài trả lời phỏng vấn Đài phát thanh quốc gia ABC, Bộ trưởng Thương mại nước này cho biết Ông không thấy có lý do gì để chấp nhận thời gian bảo hộ lâu hơn cho thuốc sinh học. Bên cạnh khó khăn trong việc sửa đổi Luật hiện hành, do các Đảng đối lập phản đối, thì việc châp nhận thời gian kéo dài quá 5 năm đồng nghĩa với việc chi phí chữa bệnh của người Ốt-xtrây-li-a tăng lên, Ốt-xtrây-li-a sẽ phải tiêu tốn hàng trăm triệu đô la trong ngắn hạn và có thêm tăng lên theo cấp số nhân trong dài hạn. Lãnh đạo Đảng Lao động, Đảng đối lập lớn nhất, tuyên bố sẽ không ủng hộ một thỏa thuận làm tăng chi phí chữa bệnh. Bởi lẽ Chính phủ Ốt-xtrây-li-a có Chương trình trợ cấp chi phí chữa bệnh cho mọi công dân nhằm đảm bảo người bệnh có thể tiếp cận thuốc chữa bệnh với chi phí hợp lý. Nếu xóa bỏ Chương trình trợ cấp thì chi phí điều trị cho một bệnh nhân mỗi năm sẽ tiêu tốn hơn 150 nghìn đô la Ốt-xtrây-lia.

Được biết phía Ốt-xtrây-li-a cũng đã gây áp lực để đạt được thỏa thuận tốt hơn cho tiếp cận mặt hàng đường (gồm đường trắng, đường thô và đường nâu) vào thị trường Hoa Kỳ. Bất đồng giữa Mê-hi-cô, Hoa Kỳ và Nhật Bản về ô tô và giữa Canada, Hoa Kỳ và Nhật Bản về xuất khẩu sữa cũng cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến tiến trình đàm phán. Tuy vậy, Ông Robb cho rằng kết quả đạt được là rất đáng kể và tin tưởng rằng không có bất đồng nào là không thể vượt qua. Ông cho biết hơn 90% các vấn đề đã được giải quyết. Ốt-xtrây-li-a đã đạt được những kết quả tốt với tất cả các lĩnh vực trong đó có tiếp cận thị trường nông nghiệp.

Chính phủ của Thủ tướng Abbott tin rằng TPP, nếu được thông qua, sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Ốt-xtrây-li-a nhờ thị trường xuất khẩu rộng mở hơn, tạo nhiều việc làm hơn, thúc đẩy tăng trưởng và mức sống cao hơn cho người dân Ốt-xtrây-li-a.

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Ô-xtơ-rây-li-a (Kiêm nhiệm Va-nu-a-tu, Quần đảo Mác-san, Mi-crô-nê-xi-a, Quần đảo Xô-lô-mông)