EVFTA và rào cản từ EU với hoa quả Việt Nam: Tiềm năng xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU và cạnh tranh ở thị trường EU

18/05/2021    426

Từ những phân tích ở trên, có thể kết luận rằng EU có nhu cầu lớn với nhiều loại trái cây nhiệt đới, mà trong đó Việt Nam có thế mạnh trồng trọt và sản xuất. Do đó, mặc dù chưa khai thác hiệu quả thị trường này, Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phát triển. Bảng 3 liệt kê danh sách 10 sản phẩm trái cây (mã HS 6 chữ số) được sản xuất và xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và 10 loại trái cây nhiệt đới nhập khẩu nhiều nhất của EU. Từ đó có thể xác định ra 9 mặt hàng trái cây (được đánh dấu màu cam) được xem là có tiềm năng xuất khẩu cao sang EU. Việc chọn lựa được dựa trên 2 tiêu chí:

(i) Mặt hàng đó phải nằm trong số 10 loại trái cây được sản xuất hoặc xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và

(ii) Mặt hàng đó phải nằm trong số 10 loại trái cây nhiệt đới nhập khẩu nhiều nhất của EU.

Bảng 1: Các loại trái cây của Việt Nam có tiềm năng xuất sang EU

TT

Mã HS

Miêu tả hàng hóa

Việt Nam

EU

Nhóm trái cây được sản xuất nhiều nhất năm 2014

Nhóm 10 trái cây được xuất khẩu nhiều nhất năm 2015

Nhóm 10 trái cây nhiệt đới được nhập khẩu trong năm 2015 (triệu đô)

1

80111

Dừa sấy khô

Ö

Ö

Ö

 

80119

Dừa tươi đã nạo vỏ

Ö

Ö

 

2

80390

Chuối tươi hoặc khô

Ö

Ö

Ö

3

80430

Dứa tươi hoặc khô

Ö

 

Ö

 

80440

Bơ tươi hoặc khô

 

 

Ö

4

80450

Ổi, xoài, mãng cầu tươi hoặc khô

Ö

Ö

Ö

5

80550

Chanh tươi hoặc khô

Ö

Ö

Ö

6

80711

Dưa hấu tươi

Ö

Ö

Ö

 

81060

Sầu riêng tươi

 

Ö

 

7

81090

Quả me, mít, vải, chanh leo tươi…

Ö

Ö

Ö

8

81190

Loại khác, trái cây đông lạnh

Ö

Ö

Ö

9

81340

Loại khác, trái cây sấy khô

Ö

Ö

Ö

 

Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh hiện tại trên thị trường EU đối với các sản phẩm tiềm năng này là tương đối cao. Bảng 3 chỉ ra 5 đối thủ cạnh tranh lớn nhất trên thị trường EU với mỗi mặt hàng trong số 9 mặt hàng kể trên (năm 2015). Các đối thủ này rất đa dạng, chủ yếu đến từ các nước đang phát triển ở Châu Phi, Nam Á, Trung và Nam Mỹ. Việt Nam chỉ xuất hiện trong danh sách này với 2 mặt hàng: HS 080111- nạo dừa sấy khô và HS 081090- nhóm các loại trái cây nhiệt đối lạ. Lý do là bởi các loại trái cây nhiệt đới lạ là những sản phẩm đặc trưng, ít nước trồng và sản xuất được, nên gặp cạnh tranh ít hơn các loại trái cây khác (CBI, 2017).

Bảng 2: Năm nước xuất khẩu lớn nhất đối với mỗi sản phẩm trái cây tiềm năng của Việt Nam sang EU

STT

Mã HS

5 nước xuất khẩu lớn nhất sang EU năm 2015

1

080111

Phi-líp-pin, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia

2

080390

Colombia, Ecuador, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Cameroon

3

080430

Costa Rica, Ecuador, Côte d'Ivoire, Ghana, Panama

4

080450

Brazil, Peru, Côte d'Ivoire, Cộng hòa Dominica, Ghana

5

080550

Brazil, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Chilê

6

080711

Morocco, Brazil, Costa Rica, Panama, Thổ Nhĩ Kỳ

7

081090

Colombia, Madagascar, Nam Phi, Peru, Việt Nam

8

081190

Ba Lan, Canada, Serbia, Ukraine, Thụy Điển

9

081340

Thổ Nhĩ Kỳ, Chilê, Trung Quốc, Mỹ, Nam Phi

Nguồn: ITC Trademap, 2017

Nguồn: Trích dẫn "Nghiên cứu: Hoa quả Việt Nam vượt qua các rào cản của thị trường EU
để tận dụng cơ hội từ EVFTA" - Trung tâm WTO và Hội nhập