Ý kiến của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores)

02/01/2011    133

1/ Tại sao lợi ích của ngành (doanh nghiệp, người lao động) cần phải được tính đến trong quá trình đàm phán TPP?

Ngành chế biến gỗ năm trong top 5 ngành tạo ra nhiều kim ngạch cho đất nước (sau dầu thô, may mặc, thuỷ sản, da giầy).

- Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của ngành (trong 3 năm trở lại đây):

    + Năm 2007: 2,4 tỷ USD

    + Năm 2008: 2,8 tỷ USD

    + Năm 2009: 2,6 tỷ USD ( do khủng hoảng kinh tế)

    Dự kiến năm 2010 đạt trên 3,0 tỷ USD

Riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, tốc độ phát trưởng của ngành này như sau:

    + Năm 2007/2006: tăng 26,8%

    + Năm 2008/2007: tăng 11,0%

    + Năm 2009/2008: tăng 6,0%

    Dự kiến năm 2010/2009: tăng 9,0%

- Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm và nguyên liệu (chủ yếu là nguyên liệu) của ngành trong 3 năm trở lại đây:

    + Năm 2007: 1,022 tỷ USD chiếm 43,7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu;

    + Năm 2008: 1,026 tỷ USD chiếm 36 % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu;

    + Năm 2009: 0,902 tỷ USD chiếm 34 % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu;

    Dự kiến năm 2010 đạt khoảng: 1,030 tỷ USD

Tổng số lao động ngành đang sử dụng khoảng 350.000 người.

Bên cạnh đó, việc tạo nguồn nguyên liệu nội địa cho ngành này cũng góp phần vào việc thúc đẩy trồng rừng, bảo vệ môi trường.

2/ Đối tác TPP (đặc biệt là Hoa Kỳ) cắt giảm thuế quan đối với những dòng sản phẩm nào (theo mã HS) thì có lợi cho doanh nghiệp của ngành?

Ngành chế biến gỗ hy vọng mong muốn đàm phán TPP của Việt Nam giành được nhượng bộ của các đối tác TPP (nhất là Hoa Kỳ) về cắt giảm thuế quan đối với những dòng sản phẩm đồ gỗ nội thất sau đây:

-    HS 94035

-    HS 9401-6900

-    HS 94035

-    HS 90169

-    HS 94034

-    HS 9401

3/ Những rào cản thương mại (quy định kỹ thuật TBT, vệ sinh dịch tễ SPS, thủ tục hải quan…) nào mà đối tác TPP (đặc biệt là Hoa Kỳ) đã, đang hoặc sẽ áp dụng gây khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam cần phải được giảm bớt hoặc hủy bỏ?

Những rào cản thương mại đang gây khó khăn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ hiện nay tập trung ở các hình thức:

-    Rào cản kỹ thuật (Luật LACEY)

-    Các biện pháp phòng vệ thương mại (đặc biệt là nguy cơ kiện chống bán phá giá) trong hoàn cảnh Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Trong tương lai đây cũng là những loại rào cản phổ biến nhất, và nguy hiểm – có thể khiến đồ gỗ Việt Nam không thể tiếp cận thị trường và/hoặc làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của hàng đồ gỗ Việt Nam. Những lợi ích có được từ TPP (đặc biệt là về thuế quan ở các thị trường, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ) có thể bị triệt tiêu nếu những loại rào cản này không được xử lý hiệu quả.

Do đó, ngành gỗ mong Đoàn đàm phán của Việt Nam tập trung vào các vấn đề:

-    Tăng cường các nguyên tắc để hạn chế việc ban hành các loại rào cản kỹ thuật mới theo cách lạm dụng quá mức gây thiệt hại và cản trở cho thương mại;

-    Tập trung đàm phán để dỡ bỏ hoặc có cơ chế dỡ bỏ dần quy chế nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam trong các điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp.

4/ Việt Nam có thể cắt giảm thuế quan đối với những dòng sản phẩm nào (theo mã HS) thì có lợi hoặc không gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp của ngành? Dòng sản phẩm nào có thể cắt giảm ngay? Dòng sản phẩm nào cần lộ trình dài hơn (và lộ trình là bao nhiêu năm)?

Theo ngành gỗ thì Việt Nam có thể cắt giảm thuế quan đối với những dòng sản phẩm sau đây (chủ yếu thuộc nhóm nguyên liệu như ván nhân tạo, gỗ tròn, gỗ xẻ):

-    HS 4403,
-    HS 4407,
-    HS 4410,
-    HS 4411

Các dòng thuế có thể cắt giảm ngay mà không ảnh hưởng đến ngành chế biến gỗ nội địa (mà còn có lợi cho ngành) bao gồm:

-    HS 4403,
-    HS 4407,
-    HS 4410,
-    HS 4411
-    HS 4412,
-    HS 4413.

5/ Những rào cản thương mại nào đối với sản phẩm nhập khẩu từ các nước đối tác TPP (đặc biệt là Hoa Kỳ) vào Việt nam mà không thể hoặc không nên hủy bỏ nhằm bảo vệ sản phẩm nội địa?

Những rào cản thương mại đối với sản phẩm nhập khẩu mà không thể hoặc không nên huỷ bỏ nhằm bảo vệ sản phẩm nội địa:

-    Luật bảo vệ môi trường;
-    Luật Thương mại;
-    Nghị định quản lý, bảo vệ gỗ quý hiếm