Ngày 4/2/2010, Đi s thường trc ca Trung Quc ti WTO đã kiện EU lên Cơ quan Giải quyết tranh chấp WTO (DSB), yêu cu gii quyết tranh chp theo th tc ca WTO liên quan đến vic EU áp thuế chng bán phá giá, áp dng các bin pháp hn chế nhp khu vào thì trường EU đi vi sn phm giày mũ da có xut x t Trung Quc.

Từ 1995-2005, EU đã áp dụng các biện phá hạn chế về hạn ngạch nhập khẩu giày dép từ Trung Quốc. Bất chấp những cam kết thực hiện, để loại bỏ các hạn chế hạn ngạch tại thời điểm gia nhập của Trung Quốc vào WTO, trong năm 2005 EU khởi xướng một điều tra chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu của từ Trung Quốc và Việt Nam.

Tháng 10-2006, EU bắt đầu áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Trung Quốc và Việt Nam vì cho rằng các sản phẩm này được bán với giá thấp hơn giá thành và gây hại cho những nhà sản xuất giày da châu Âu. Theo đó, EU cộng thêm vào giá từ 9,7% đến 16,5% đối với giày da nhập khẩu từ Trung Quốc và từ 10% đối với giày da nhập từ Việt Nam.

Trong tháng 10/2008, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc, EU bắt đầu xem xét gia hạn đối với sản phẩm giày nhập khẩu từ Trung Quốc và vào ngày 22/12/2009 EU đã quyết định gia hạn áp dụng các biện pháp chống bán phá giá thêm 15 tháng đối với các sản phẩm giày mũ da xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam để bảo hộ thị trường giày da châu Âu.

Trung Quốc tin rằng điều tra chống bán phá giá và những phát hiện do EU vi phạm các nghĩa vụ khác nhau theo WTO, và hậu quả là gây ra thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Trung Quốc và EU đã có nhiều cuộc đàm phán song phương và đa phương liên quan đến mối quan tâm lớn đối với việc gia hạn áp thuế chống bán phá giá, thêm vào đó ngành công nghiệp giày dép Trung Quốc cũng đã mạnh mẽ lên tiếng chống lại quyết định của EU. Mặc dù bất chấp những nỗ lực thực hiện trên, Trung Quốc đã không nhận được sự đồng tình của EU. Do đó, Trung Quốc đã không có cách nào khác là yêu cầu tham vấn với EU theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Trung Quốc hy vọng rằng EU có thể đưa ra các giải pháp thích hợp cho vụ việc này càng sớm càng tốt.

Theo thông lệ sau khi nhận được đơn kiện chính thức của Bắc Kinh, EU có 60 ngày để thương lượng, tham vấn phía Trung Quốc. Sau đó Trung Quốc có thể đề nghị WTO lập một uỷ ban điều tra về vụ tranh chấp thương mại này.

Nếu uỷ ban điều tra xác định sự phản đối của Trung Quốc đối với EU là đúng, WTO có thể cho phép Trung Quốc lựa chọn một số mặt hàng của EU để áp thuế với mức cao hơn hoặc có thể chọn những biện pháp trả đũa khác đối với EU.

Liên minh giày da châu Âu với sự tham gia của các công ty lớn như Timberland, Ecco, Hush Puppies, Adidas cũng cho rằng mức thuế nói trên đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp EU. Liên minh này cho rằng mức thuế nói trên tuy giúp EU thu thêm được 1,4 tỷ USD nhưng không giúp được các công ty giày da EU tạo việc làm mà chỉ đơn giản là thay vì nhập khẩu giày da từ Trung Quốc và Việt Nam trước đây thì nay họ chuyển sang nhập giày da từ các nước đang phát triển khác.

Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh