Giải quyết tranh chấp số DS425

31/12/2013    1917

Trung Quốc – Thuế chống bán phá giá cuối cùng đối với các thiết bị kiểm tra an toàn X – Quang nhập khẩu từ Liên minh châu Âu

Nguyên đơn:

EU

Bị đơn:

Trung Quốc

Bên thứ ba:

Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Na Uy, Ấn Độ, Chile

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)

Hiệp định ADA (Điều VI của GATT 1994): Điều.2.4, 2.6, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 6.1, 6.2, 6.4,6.5, 6.5.1, 6.9, 12.2.1, 12.2.2

GATT 1994: Điều. VI:1, VI:6

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn:

25/07/2011

 Bản tóm tắt dưới đây được cập nhật đến ngày 31/12/2013

Tham vấn

Do Liên minh châu Âu khởi kiện

Ngày 25/07/2011, Liên minh châu Âu yêu cầu tham vấn với Trung Quốc về việc áp đặt thuế chống bán phá giá cuối cùng của Trung Quốc lên thiết bị kiểm tra an toàn x-quang nhập khẩu từ EU, trên cơ sở Thông báo số 1(2011) của Bộ Thương mại Trung Quốc, bao gồm cả các phụ lục của nó. Liên minh châu Âu cho rằng biện pháp này trái với nhiều điều khoản trong Hiệp định Chống bán phá giá liên quan tới quá trình điều tra chống bán phá giá (bao gồm thất bại trong việc tạo điều kiện cho việc tiếp cận những thông tin cần thiết và sự giải thích chưa đầy đủ về cơ sở ra phán quyết) cũng như là phán quyết chống bán phá giá (sự thiếu hụt việc kiểm tra khách quan ảnh hưởng của những sản phẩm nhập khẩu bán phá giá lên giá cả tại thị trường trong nước và sự thiết hụt phán quyết khách quan về mối quan hệ nhân quả). Liên minh châu Âu cho rằng biện pháp này trái với các Điều 2.4, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 6.1, 6.2. 6.4, 6.5, 6.9, 12.2.2 của Hiệp định ADA, và Điều VI:1 và VI:6(a) của GATT 1994.

Ngày 08/12/2011, Liên minh châu Âu yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 19/12/2011, DSB đã trì hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm.

Giai đoạn hội thẩm

Tại cuộc họp ngày 20/01/2012, DSB thành lập Ban hội thẩm. Ấn Độ, Nhật Bản, Na Uy, Thái Lan và Hoa Kỳ tham gia tham vấn với tư cách là các bên thứ ba. Sau đó, Chile cũng tham gia tham vấn với tư cách bên thứ ba. Ngày 02/03/2012, Liên minh châu Âu yêu cầu Tổng Giám đốc chỉ định thành phần Ban Hội thẩm. Ngày 12/03/2012, Tổng Giám đốc xác định thành phần Ban Hội thẩm. Ngày 04/06/2012, Chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo với DSB: xuất phát từ những bất đồng về chu trình không thể tránh được liên quan tới hai thành viên của Ban Hội thẩm, Ban Hội thẩm dự tính sẽ kết thúc công việc vào tháng 01 năm 2013. Ngày 26/02/2013, thông báo của Ban Hội thẩm được lưu hàng cho các nước thành viên.

Tóm tắt các điểm chính

Tranh chấp này liên quan tới việc áp đặt thuế chống bán phá giá của Trung Quốc lên những thiết bị kiểm tra y tế (máy quét x – quang) nhập khẩu từ Liên minh châu Âu. Liên minh châu Âu cho rằng việc áp đặt thuế chống bán phá giá của Trung Quốc, và cuộc điều tra cơ bản được tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền Trung Quốc, là trái với các điều khoản về thủ tục và các điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ trong Hiệp định ADA.

Cáo buộc của Liên minh châu Âu liên quan tới phân tích của MOFCOM về ảnh hưởng giá cả

Liên minh châu Âu cho rằng kết quả tìm hiểu của MOFCOM về việc ảnh hưởng giá cả không cấu thành sự thẩm tra khách quan được dựa trên chứng cứ xác thực, trái với nghĩa vụ được quy định theo các Điều 3.1 và 3.2 Hiệp định ADA. Nét cơ bản trong cáo buộc của Liên minh châu Âu, đó là phương pháp đánh giá ảnh hưởng giá cả của MOFCOM không chính xác bởi nó liên quan tới việc so sánh giá cả, dựa trên…, trong những trường hợp mà MOFCOM không cân nhắc “những khác biệt đáng kể”  giữa các sản phẩm được dùng để so sánh, đặc biệt là giữa loại máy quét “tiêu tốn nhiều năng lượng” và những loại máy quét “tiêu tốn ít năng lượng”. Theo Liên minh châu Âu, ảnh hưởng sai lệch của phương pháp được tiến hành bởi MOFCOM nêu trên trở nên nghiêm trọng hơn khi mà thực tế là trong suốt POI, không có bất kỳ nhà xuất khẩu máy quét tiêu tốn nhiều năng lượng nào từ Liên minh châu Âu tới Trung Quốc.

Ban Hội thẩm tôn trọng cáo buộc của Liên minh châu Âu đối với ván đề phân tích ảnh hưởng giá cả do MOFCOM tiến hành, với cơ sở là MOFCOM không thể đảm bảo là những giá cả nó đang so sánh với tư cách là một phần của phân tích ảnh hưởng giá cả là thực sự đáng kể. Đặc biệt, Ban Hội thẩm kết luận là những phân tích của MOFCOM về giá cả bị đàn áp và giảm thiểu là trái với Điều 3.1 và 3.2 bởi nó không được dựa trên một sự xem xét khách quan các chứng cứ xác thực.

Cáo buộc của Liên minh châu Âu liên quan tới kết quả tìm hiểu của MOFCOM về tình trạng của ngành công nghiệp trong nước.

Liên minh châu Âu cho rằng kết quả tìm hiểu của MOFCOM về thiệt hại không dựa trên chứng cứ xác thực, rằng việc ước tính thiệt hại của MOFCOM không bao hàm sự đánh giá tất cả các yếu tố kinh tế phù hợp, và rằng phân tích thiệt hại của MOFCOM bỏ qua tình trạng tích cực của ngành công nghiệp nội địa. Liên minh châu Âu cho rằng MOFCOM thay vì thế, xây dựng kết luận về thiệt hại thực tế dựa trên số lượng giới hạn các nhân tố tiêu cực, bỏ qua sự phát triển và tương tác một cách tổng quan giữa các yếu tố thuận lọi và bất lợi. Liên minh châu Âu kết luận là, Trung Quốc vi phạm Điều 3.1 và 3.4 Hiệp định ADA.

Ban Hội thẩm bác bỏ cáo buộc của Liên minh châu Âu cho rằng MOFCOM không dựa trên các chứng cứ xác thực để đưa ra phán quyết, với cơ sở là Liên minh châu Âu không đưa ra được chứng cứ thích hợp để chứng minh. Tuy nhiên, Ban Hội thẩm kết luận là Trung Quốc vi phạm điều 3.1 và Điều 3.4 bởi vì MOFCOM đã không xem xét các yếu tố kinh tế thích hợp, đặc biệt là, “độ lớn của biên độ phá giá”. Thêm vào đó, Ban Hội thẩm cũng thấy là việc xem xét của MOFCOM về tình trạng ngành công nghiệp thiếu tính khách quan, và không hợp lý, thích hợp. Cuối cùng, trên cơ sở đối chiếu việc tìm hiểu của Ban Hội thẩm đối với các Điều 3.1 và 3.2 trong Hiệp định ADA, Ban Hội thẩm thực thi phán quyết liên quan tới việc liệu hành vi của MOFCOM có trái với Điều 3.4 do không cân nhắc những khác biệt giữa loại máy quét tiêu tốn ít năng lượng và loại máy quét tiêu tốn nhiều năng lượng.

Cáo buộc của Liên minh châu Âu liên quan tới phân tích của MOFCOM về quan hệ nhân quả

Liên minh châu Âu cho rằng MOFCOM quy tình trạng thiệt hại của ngành công nghiệp nội địa cho các đối tượng nhập khẩu đựa trên cơ sở là những phân tích ảnh hưởng và phân tích ảnh hưởng giá cả không chính xác. Ngoài ra, Liên minh châu Âu cho rằng phân tích không quy ra của MOFCOM là trái với Điều 3.1 và 3.5 Hiệp định ADA bởi MOFCOM đã coi nhẹ nguyên nhân thực tế của bất kỳ tình trạng bất lợi nào của ngành công nghiệp nội địa.

Ban Hội thẩm kết luận là việc làm của MOFCOM trái với Điều 3.1 và 3.5 do đã không cân nhắc sự khác nhau giữa các sản phẩm dưới giác độ phân tích ảnh hưởng giá cả và do đã không đưa ra lời giải thích phù hợp và hợp lí liên quan tới việc giá cả của các mặt hàng bán phá giá đã ảnh hưởng như thế nào tới sự đàn áp giá cả đối với ngành công nghiệp nội địa, đặc biệt là trong năm 2008. Ban Hội thẩm thực thi phán quyết liên quan tới phân tích của MOFCOM về ảnh hưởng của các đối tượng nhập khẩu. Cuối cùng, Ban Hội thẩm kết luận là MOFCOM đã không xem xét các “nhân tố thực tế”cũng như các chứng cứ liên quan tới các nhân tố khác mà nó đã xem xét rõ ràng trong phân tích không quy vào.

Cáo buộc của Liên minh châu Âu liên quan tới những tóm tắt công khai

Liên minh châu Âu không thừa nhận hai khóa cạnh của việc xử lý những tóm tắt công khai của MOFCOM. Thứ nhất, Liên minh châu Âu tìm thấy một số lượng các ví dụ mà trong đó MOFCOM bị cáo buộc là đã chấp nhận những tóm tắt công khai cung cấp bởi Nuctech vốn không phù hợp để cho phép một cách hiểu hợp lí nội dung của những thông tin được đệ trình bí mật, trái với hai câu đầu tiên của Điều 6.5.1 Hiệp định ADA. Thứ hai, Liên minh châu Âu cho rằng MOFCOM cho phép Cục An ninh Công không phải đề trình bất kỳ một tóm tắt công khai nào về thông tin bí mật, dù cho điều kiện áp dụng cơ chế “các trường hợp ngoại lệ” được quy định tại dòng thứ ba và thứ tư Điều 6.5.1 không được đáp ứng. Liên minh châu Âu cũng theo đuổi cáo buộc phụ thuộc theo quy định tại các Điều 6.2 và 6.4 Hiệp định ADA.

Đối với hầu hết các vấn đề, Ban Hội thẩm tổn trọng các cáo buộc của Liên minh châu Âu cho rằng những tóm tắt công khai cung cấp bởi Nuctech là không phù hợp, trái với câu đầu tiên của Điều 6.5.1. Ban Hội thảm cũng tán đồng ý kiến của Liên minh châu Âu cho rằng MOFCOM đã dẫn chiếu không chính xác trường hợp ngoại lệ quy định tại Điều 6.5.1 do không yêu cầu Nuctech cung cấp bản tuyên bố lí do tại sao những thông tin bí mật xác đáng không thể được tổng kết. Ban Hội thẩm thực thi phán quyết đối với các cáo buộc phụ thuộc của Liên minh châu Âu theo các Điều 6.2 và 6.4 Hiệp định ADA.

Cáo buộc của Liên minh châu Âu liên quan tới việc tiết lộ các thông tin cần thiết

Liên minh châu Âu cho rằng MOFCOM đã không cung cấp những thông tin cần thiết cho các bên liên quan, trái với Điều 6.9 Hiệp định ADA. Liên minh châu Âu cũng theo đuổi các cáo buộc phụ thuộc theo quy định tại Điều 6.2 và Điều 6.4.

Đối với hầu hết các cáo buộc, Ban Hội thẩm tôn trọng ý kiến của Liên minh châu Âu theo Điều 6.9. Làm như vậy, Ban Hội thẩm được hướng dẫn bởi những phát hiện của cơ quan phúc thẩm Trung Quốc – GOES, đã được lưu hành trong quá trình tố tụng của Ban Hội thẩm. Ban Hội thẩm thực thi phán quyết liên quan tới một khía cạnh của cáo buộc theo Điều 6.9, và liên quan tới cáo buộc phụ thuộc theo các Điều 6.2 và 6.4 Hiệp định ADA.

Cáo buộc của Liên minh châu Âu liên quan tới nội dung thông báo chung MOFCOM ban hành

Liên minh châu Âu cho rằng Trung Quốc vi phạm Điều 12.2.2 Hiệp định ADA bởi những thiếu xót cáo buộc trong nội dung thông báo chung của MOFCOM về phán quyết khẳng định nhằm đặt ra nghĩa vụ thuế chống bán phá giá cuối cùng. Liên minh châu Âu có hai dạng cáo buộc theo Điều 12.2.2. Thứ nhất, theo câu đầu tiên của Điều 12.2.2, Liên minh châu Âu cho rằng MOFCOM đã không kèm trong thông báo chung những thông tin phù hợp về thực tế và pháp luật để dẫn tới việc áp dụng các biện pháp cuối cùng. Thứ hai, theo như câu thứ hau của Điều 12.2.2, Liên minh châu Âu cho rằng MOFCOM đã không kèm trong thông báo chung.lí do cho việc bác bỏ những tranh luận xác đáng của Smiths trong suốt giai đoạn điều tra.

Ban Hội thẩm tán động với những cáo buộc của Liên minh châu Âu căn cứ theo câu thứ nhất và câu thứ hai của Điều 12.2.2 này, nhưng bác bỏ những khía cạnh khác của cáo buộc sau đó.

Tại cuộc họp ngày 24/04/2013, DSB chấp nhận báo cáo của Ban Hội thẩm.