Giải quyết tranh chấp số DS176

19/06/2011    446

Hoa Kỳ —Mục 211 Đạo luật Omnibus 1998

Tiêu đề:

Hoa Kỳ - Mục 211 Đạo luật Omnibus

Nguyên đơn:

EC

Bị đơn:

Hoa Kỳ

Các bên thứ ba:

Nhật Bản; Nicaragua

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn):

Hiệp định TRIPs: Điều 3.1, 4, 2, 2.1, 16.1, 42

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn:

0 8/07/1999

Ngày lưu hành báo cáo của Ban Hội thẩm:

06/08/2001

Ngày lưu hành báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm:

02/01/2002

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 24/02/2010

Thông qua báo cáo của Ban Phúc thẩm và Ban Hội thẩm

Do EC và các nước thành viên khởi kiện.

Ngày 08/07/1999, EC yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ về Mục 211 Đạo luật Omnibus Hoa Kỳ. EC cáo buộc Hoa Kỳ như sau:

  • Mục 211 có hiệu lực từ ngày 21/10/1998, không cho phép đăng kí mới hoặc đăng kí lại thương hiệu tại Hoa Kỳ nếu trước đây người chủ sở hữu thương hiệu có tài sản kinh doanh bị trưng thu theo luật Cuba đã từ bỏ thương hiệu này.
  • Theo luật này, tòa án Hoa Kỳ sẽ không phê chuẩn bất kỳ đòi hỏi khôi phục thương hiệu nào như vậy.
  • Mục 211 Đạo luật Omnibus vi phạm các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo Hiệp định TRIPS, đặc biệt là điều 2 liên quan tới Điều 3 ,4, 15 – 21, 41, 42, 62 của Công ước Paris.

Trước yêu cầu tiếp theo của EC và các nước thành viên, tại cuộc họp ngày 26/09/2000, DSBđã quyết định thành lập Ban Hội thẩm. Canada, Nhật Bản và Nicaragua là bên thứ ba. Ngày 26/10/2000, Ban Hội thẩm chính thức được thành lập.

Ngày 06/08/2001, Ban Hội thẩm công bố báo cáo. Báo cáo bác bỏ hầu hết khiếu nại của EC và các nước thành viên, trừ 1 điểm: Mục 211(a)(2) Bộ luật Omnibus vi phạm Điều 42 Hiệp định TRIPS do theo Ban Hội thẩm, trong một số trường hợp cụ thể, qui định này của Hoa Kỳ có thể giới hạn người sở hữu thương hiệu được tiếp cận hiệu quả với luật về quyền công dân.

Ngày 04/10/2001, EC và các nước thành viên kháng án. Ngày 12/01/2002, Cơ quan Phúc thẩm công bố báo cáo. Cơ quan Phúc thẩm đưa ra các kết luận như sau:

  • Xét trên khía cạnh bảo hộ thương hiệu, Mục 211(a)(2) và (b) của Bộ luật Omnibus vi phạm Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia và Nguyên tắc Tối huệ quốc theo hiệp định TRIPS và công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp. Kết luận này trái ngược hẳn với kết luận của Ban Hội thẩm.
  • Bác bỏ kết luận của Ban Hội thẩm rằng Mục 211(a)(2) vi phạm Điều 42 Hiệp định TRIPS và cho rằng Điều 42 qui định về nghĩa vụ thủ tục trong khi Mục 211 qui định về quyền sở hữu thương hiệu.
  • Tán thành kết luận của Ban Hội thẩm rằng Mục 211 không vi phạm các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo Điều 2.1 của Hiệp định TRIPS liên quan tới Điều 6A(1) Công ước Paris và Điều 15, 16 Hiệp định TRIPS. Ban Phúc thẩm cũng tán thành kết luận của Ban Hội thẩm trên cơ sở Điều 42 Hiệp định TRIPS liên quan tới Mục 211(b); và
  • Bác bỏ kết luận của Ban Hội thẩm rằng tên thương hiệu không nằm trong danh mục sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo Hiệp định TRIPS và phản đối lập luận của Ban Hội thẩm khi đưa ra kết luận về tên thương hiệu giống như thương hiệu sản phẩm. Ban Phúc thẩm cũng kết luận Mục 211(a)(2) và (b) vi phạm Điều 2.1 Hiệp định TRIPS liên quan tới Điều 8 của công ước Paris.

Tại cuộc họp ngày 02/01/2002, DSB thông qua báo cáo của Ban Phúc thẩm và báo cáo của Ban Hội thẩm được Ban Phúc thẩm sửa đổi.

Tình hình thực thi các báo cáo đã được thông qua

Tại cuộc họp ngày 19/02/2002, Hoa Kỳ tuyên bố cần một khoảng thời gian hợp lý để thực thi các khuyến nghị của DSB. Ngày 28/03/2002, Hoa Kỳ và EC thông báo với DSB rằng họđã đạt được một thỏa thuận chung về khoảng thời gian hợp lý này cho Hoa Kỳ. Đó là thời gian thực hiện khuyến nghị của Hoa Kỳ sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2002 hoặc ngày nhiệm kỳ hiện tại của Quốc hội Hoa Kỳ kết thúc, nhưng không muộn hơn ngày 03/01/2003.

Tại cuộc họp ngày 01/10/2002, Hoa Kỳ công bố báo cáo về việc thực thi các khuyến nghị của DSB. Trong báo cáo, Hoa Kỳ có nêu về khoảng thời gian hợp lý thỏa thuận với EC. Báo cáo cũng nêu Hoa Kỳ đang xin tư vấn của Quốc hội về các biện pháp pháp lý cần thực hiện để giải quyết tranh chấp. Cả EC và Cuba đều bày tỏ mong muốn sẽ đạt được một giải pháp trong khoảng thời gian hợp lý.

Tại cuộc họp ngày 28/11/2002, Hoa Kỳ đệ trình báo cáo thực thi trong đó nêu khoảng thời gian hợp lý để thực hiện khuyến nghị của DSB sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2002 hoặc ngày nhiệm kỳ hiện tại của Quốc hội Hoa Kỳ kết thúc, tùy ngày nào diễn ra sau, nhưng không muộn hơn ngày 03/01/2003. Báo cáo cũng nêu rõ Hoa Kỳ đang làm việc với Quốc hội nhằm tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp này. EC cho hay sẽ tán thành tất cả các giải pháp tuân thủ Hiệp định WTO. Trong khi mong muốn tìm ra được một giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp này, EC cũng bày tỏ quan ngại về tuyên bố mới đây của Hoa Kỳ về việc không cần thiết phải làm rõ rằng Mục 211 không được áp dụng trong trường hợp người sở hữu ban đầu của thương hiệu đã từ bỏ thương hiệu này. Hoa Kỳ nhắc lại rằng trong quá trình xử kiện của Ban Hội thẩm, đại diện Hoa Kỳ đã đưa ra đảm bảo được Ban Hội thẩm rằng Mục 211 không áp dụng với thương hiệu mới sau thương hiệu trước đấy đã bị hủy bỏ. Hoa Kỳ nhấn mạnh trước đó quan điểm của Tòa án liên bang Hoa Kỳ hòan tòan trái ngược và áp dụng Mục 211 cho các thương hiệu sau thương hiệu bị hủy bỏ. Do không thống nhất như vậy, cần thiết phải tìm ra một giải pháp để giải quyết riêng cho vấn đề hủy bỏ thương hiệu. Cuba hối thúc Hoa Kỳ điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp với các khuyến nghị của DSB trong khoảng thời gian hợp lý đã cam kết với EC.

Tại cuộc họp ngày 28/11/2002, Hoa Kỳ đệ trình báo cáo thực thi trong đó nêu Quốc hội Hoa Kỳ sẽ nhóm họp vào đầu năm 2003 và chính phủ sẽ tiếp tục giao cho Quốc hội tìm giải pháp để giải quyết tranh chấp. Theo EC, báo cáo của Hoa Kỳ quá ngắn ngủi và không cho thấy đường hướng Hoa Kỳ thực hiện nhằm thực thi các khuyến nghị. EC hối thúc Hoa Kỳ thực thi các cam kết. Hoa Kỳ cần làm rõ Mục 211 không áp dụng với thương hiệu mới sau khi trước đó thương hiệu bị bãi bỏ. Cuba hối thúc Hoa Kỳ điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp với các khuyến nghị của DSB trong khoảng thời gian hợp lý đã cam kết với EC.

Ngày 20/12/2002, EC và Hoa Kỳ thông báo lên DSB rằng họ thống nhất kéo dài khoảng thời gian hợp lý cho Hoa Kỳ thực thi các khuyến nghị đến 30/06/2003. Tại cuộc họp ngày 27/01/2003, Hoa Kỳ đệ trình báo cáo thực thi và thông báo chính phủ đang cùng với Quốc hội mới tìm ra giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp này. Với việc kéo dài khoảng thời gian này cho Hoa Kỳ, EC mong muốn chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ mới sẽ tích cực hòan tất việc thực thi đúng hạn. Cuba hối thúc Hoa Kỳ thực thi các khuyến nghị đúng hạn đã cam kết với EC.

Ngày 30/06/2003, EC và Hoa Kỳ thông báo lên DSB rằng họ đã thỏa thuận lại và kéo dài thời gian cho Hoa Kỳ đến ngày 31/12/2003.
Tại cuộc họp ngày 02/10/2003, Hoa Kỳ đệ trình báo cáo thực thi nêu Hạ viện Hoa Kỳ đang xem xét một dự luật bãi bỏ Mục 211. Chính phủ sẽ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với Quốc hội nhằm tìm ra giải pháp. EC ủng hộ Quốc hội Hoa Kỳ thông qua dự luật bãi bỏ Mục 211. EC tin tưởng với việc bãi bỏ Mục 211 này là một phần của kế hoạch tổng thể nhằm đảm bảo bảo hộ đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ và là một giải pháp tốt nhằm giải quyết tranh chấp này, đem lại lợi ích cho tất cả các bên.

Tại cuộc họp ngày 07/11/2003, Hoa Kỳ cho hay Chính phủ sẽ tiếp tục làm việc với Quốc hội nhằm tìm ra biện pháp pháp lý thích hợp để giải quyết vấn đề này. EC ủng hộ Hoa Kỳ thông qua dự luật tháng 6/2003. Cuba bày tỏ quan ngại về việc Hoa Kỳ chưa thực thi đầy đủ các khuyến nghị và hối thúc nước này nhanh chóng hòan tất các sớm càng tốt.

Tại cuộc họp ngày 01/12/2003, Hoa Kỳ đệ trình báo cáo tương tự báo cáo trước đó. EC nhấn mạnh thời hạn thực thi là cuối tháng 12/2003. Cuba nhắc lại mối quan ngại trước đó của mình.

Tại cuộc họp ngày 19/12/2003, EC và Hoa Kỳ thông báo lên DSB rằng hai bên đã thống nhất kéo dài thời hạn thêm tới 31/12/2004. Ngày 17/12/2004, EC và Hoa Kỳ thông báo lên DSB rằng hai bên đã thống nhất gia hạn tới 30/06/2005.