Giải quyết tranh chấp số DS018

17/12/2010    1722

Australia - Các biện pháp ảnh hưởng tới nhập khẩu cá hồi


Giải pháp thực thi được thống nhất được thông báo vào ngày 18/5/2000


Thông tin chính:


Tiêu đề:

Australita - Cá hồi

Nguyên đơn:

Canada

Bị đơn:

Australia

Bên thứ ba:

Cộng đồng châu Âu, Ấn Độ, Na Uy, Mỹ

Các hiệp định được viện dẫn (nêu trong yêu cầu tham vấn)

Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS): Điều. 3,52
GATT 1994: Điều. XIXIII

Yêu cầu tham vấn ngày:

Ngày 5 tháng 10 năm 1995

Báo cáo của ban hội thẩm được ban hành:

Ngày 12 tháng 6 năm 1998

Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được ban hành:

Ngày 22 tháng 10 năm 1998

Điều 21.3(c) Báo cáo của trọng tài được ban hành:

Ngày 23 tháng 2 năm 1999

Điều 21.5 Báo cáo của ban hội thẩm được ban hành:

Ngày 18 tháng 2 năm 2000

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện


Bản tóm tắt dưới đây được cập nhật ngày 24 tháng 02 năm 2010

 

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm và Ban hội thẩm được thông qua

 
Do Canada khởi kiện.


Ngày 5/10/1995, Canada yêu cầu tham vấn với Australia liên quan tới lệnh cấm nhập khẩu cá hồi từ Canada của Australia, dựa trên một quy định kiểm dịch (cách ly). Canada cáo buộc lệnh cấm này là không phù hợp với Điều XI và XIII của GATT, và cũng không phù hợp với Hiệp định SPS.


Ngày 7/3/1997, Canada yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Tại cuộc họp vào ngày 20/3/1997, DSB đã hoãn thành lập ban hội thẩm. Theo yêu cầu lần hai của Canada, DSB quyết định thành lập Ban hội thẩm tại phiên họp ngày 10/4/1997. EC, Ấn Độ, Na Uy và Hoa Kỳ có quyền tham gia với tư cách bên thứ ba. Ngày 28/5/1997, Ban hội thẩm được tập hợp. Báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển đến các thành viên WTO vào ngày 12/6/1998. Theo đó, Ban Hội thẩm kết luận rằng các biện pháp bị khiếu nại của Australia là không phù hợp với các Điều 2,2, 2,3, 5,1, 5,5, và 5,6 của Hiệp định SPS, và cũng làm thiệt hại tới quyền lợi của Canada theo Hiệp định SPS.


Ngày 22/7/1998, Australia tuyên bố quyết định khiếu nại một số vấn đề pháp luật và diễn giải pháp lý mà ban hội thẩm đưa ra. Bản báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được ban hành đến các thành viên WTO ngày 20/10/1998. Cơ quan Phúc thẩm đã đảo ngược lập luận của Ban hội thẩm ở các Điều 5.1 và 2.2 của Hiệp định SPS nhưng vẫn kết luận rằng:


• Australia đã hành động trái với Điều 5.1 và 2.2 của Hiệp định SPS;


• mở rộng thêm phán quyết của ban hội thẩm rằng Australia đã vi phạm cả Điều 5.5 và 2.3 của Hiệp định SPS;


• hủy bỏ lập luận của Ban hội thẩm rằng Australia đã vi phạm Điều 5,6 của Hiệp định SPS nhưng cũng không thể đi đến kết luận rằng biện pháp của Australia có phù hợp với Điều 5.6 hay không do thiếu các nhận định về tình tiết thực tế của Ban hội thẩm.


DSB thông qua Báo cáo Phúc thẩm và Báo cáo sửa đổi của Ban hội thẩm vào ngày 06 Tháng 11 năm 1998.


Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Ban hội thẩm (Điều 21.5) được thông qua


Căn cứ theo điều 21.5 của DSU, Canada đưa ra yêu cầu Ban hội thẩm ban đầu xác định liệu các biện pháp của Australia trong việc thực thi khuyến nghị của DSB có phù hợp với quy định của WTO hay không. Tại phiên họp ngày 28/7/1999, DSB chấp thuận yêu cầu của Canada và chuyển vấn đề này tới ban hội thẩm ban đầu. EC, Na Uy và Hoa Kỳ bảo lưu quyền của bên thứ ba. DSB cũng chuyển yêu cầu của Canada về việc đình chỉ các nhượng bộ tới Trọng tài do việc Australia không thừa nhận mức độ thiệt hại đối với lợi ích của Canada. Ngày 7/9/1999, Ban Hội thẩm giám sát và Trọng tài được thành lập.


Ngày 18/2/2000, báo cáo của Ban hội thẩm theo Điều 21.5 DSU được chuyển đến các thành viên WTO. Ban hội thẩm kết luận rằng:


• do sự chậm trễ trong việc thi hành một số biện pháp vượt quá thời hạn hợp lý mà Australia phải thực hiện các khuyến nghị DSB, không có biện pháp tuân thủ nào tồn tại theo tinh thần Điều 21.5 của DSU đối với một số sản phẩm và trong thời gian cụ thể. Kết quả là trong những thời gian đó, các biện pháp của Australia đã không thực hiện được các biện pháp nhằm tuân thủ Hiệp định SPS theo tinh thần của Điều 22.6 DSU.


• Australia, bằng việc yêu cầu chỉ những sản phẩm được xác định là “sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng” mới được nhập khẩu vào Australia và được thông quan kiểm dịch, đã duy trì các biện pháp kiểm dịch không "dựa trên" đánh giá rủi ro, trái với các điều 5.1 và 2.2 của Hiệp định SPS. Ban hội thẩm cũng đánh giá yêu cầu đó đã vi phạm Điều 5.6 của Hiệp định SPS.


• Cuối cùng, Ban hội thẩm kết luận rằng Australia đã vi phạm các Điều 5.1 và 2.2 của Hiệp định SPS, do một biện pháp mà Chính quyền bang Tasmania ban hành, cấm nhập khẩu các sản phẩm cá hồi Canada vào hầu hết các vùng của Tasmania, mà không dựa trên đánh giá rủi ro cũng như không có bằng chứng khoa học đầy đủ.


Tại cuộc họp vào ngày ngày 20/3/2000, DSB thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm giám sát tuân thủ.

 

Tình trạng thực hiện các báo cáo được thông qua

 
Trong phiên họp ngày 25/11/1998, Australia thông báo với DSB rằng nước này cam kết thực thi các khuyến nghị của DSB và mong thảo luận với nguyên đơn những vấn đề cần thực hiện.


Ngày 24/12/1998, căn cứ vào Điều 21.3 (c) của DSU, Canada yêu cầu Trọng tài xác định thời hạn hợp lý để thực hiện các khuyến nghị của DSB. Cơ quan trọng tài quyết định rằng thời hạn hợp lý để thực hiện là 8 tháng tức sẽ hết hạn vào ngày 6/7/1999. Báo cáo của Trọng tài đã được ban hành đến thành viên WTO vào ngày 23/2/1999.


Ngày 28 Tháng 7 1999, căn cứ vào Điều 22.2 của DSU, Canada yêu cầu DSB đình chỉ các nhượng bộ đối với Australia do nước này không tuân thủ các khuyến nghị của DSB. Đồng thời căn cứ vào Điều 21.5 của DSU, Canada yêu cầu ban hội thẩm ban đầu xác định tính phù hợp với WTO của các biện pháp mà Australia đưa ra nhằm thực thi các khuyến nghị của DSB 


Australia thông báo với DSB rằng trong việc DSB chấp thuận yêu cầu của Canada theo Điều 22.2, nước này muốn yêu cầu, theo Điều 22.6 DSU, thủ tục trọng tài về mức độ lợi ích bị thiệt hại của Canada.

 

DSB chấp thuận yêu cầu của Canada và chuyển vấn đề xác định tính phù hợp với WTO của các biện pháp thực thi tới ban hội thẩm ban đầu. EC, Nauy và Hoa Kỳ bảo lưu các quyền của bên thứ ba. DSB cũng chuyển yêu cầu của Canada về việc đình chỉ các nhượng bộ tới cơ quan Trọng tài do Australia nghi ngờ về mức độ lợi ích bị thiệt hại của Canada. Ngày 7/9/1999, Ban Hội thẩm giám sát tuân thủ và Trọng tài được thành lập.

Về các chi tiết của quá trình tố tụng của ban Hội thẩm theo điều 21.5, xem phần trên.