Quy định thị trường Na Uy

20/05/2020    1925

Chính sách thuế

Thuế nhập khẩu

Bộ Tài chính Na Uy chịu trách nhiệm hoạch định chính sách, đặc biệt là các dòng thuế mới hoặc thay đổi mức thuế nhập khẩu. Mức thuế nhập khẩu được đăng trên Hệ thống cơ sở dữ liệu công và luôn được áp dụng từ ngày 1/1 đến 31/12. Hệ thống cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về mức thuế thông thường, mức thuế MFN, cơ chế ưu đãi thuế quan, các biện pháp kiểm soát nhập khẩu và hạn ngạch thuế quan.

Danh mục thuế suất của Na Uy được quy định theo mã HS 2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Khoảng 85% các dòng thuế thuộc diện miễn thuế, các mặt hàng chịu thuế chủ yếu là dệt may, thực phẩm, và đồ uống.

Để bảo vệ ngành sản xuất nông nghiệp trong nước, Na Uy chia hàng nông sản, thực phẩm làm 3 nhóm chịu thuế:

  • Nhóm thuế cao: đánh vào các mặt hàng thịt, sữa, phomai, ngũ cốc. Các mặt hàng thuộc nhóm này cũng bị hạn chế nhập khẩu;
  • Nhóm thuế trung bình: đánh vào các mặt hàng socola, bánh kẹo, pizza, khoai tây, cà chua, dưa chuột, táo. Các mặt hàng trong nhóm này thường là hàng nông sản chế biến. Thông tin về giảm thuế đối với các mặt hàng nông sản chế biến, xem tại đây;
  • Nhóm thuế thấp hoặc không thuế: đánh vào các mặt hàng bia, soda, đường, cà phê, chè, gạo, ngô, cam, thực phẩm cho chó mèo, một số loại thực vật. Các mặt hàng nằm trong nhóm này thường là các mặt hàng Na Uy không sản xuất. Các mặt hàng trong nhóm này thường bị áp hạn ngạch thuế quá. Việc cấp hạn ngạch thuế quan thông qua nhiều hình thức. Một số hạn ngạch áp dụng cho tất cả các nước, trong khi một số chỉ dành cho các nước có thoả thuận thương mại song phương hoặc khu vực, một số hạn ngạch ưu đãi thuế dành cho các nước đang phát triển trong chương trình GSP. Hạn ngạch thuế quan cũng có thể được cấp thông qua đấu giá, nộp đơn xin, hoặc theo nguyên tắc ưu tiên những người yêu cầu trước (first come, first served basic). Thông tin chi tiết về việc xin hạn ngạch thuế quan xem tại đây.

Thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng cũng có thể thay đổi trong năm. Chẳng hạn, thuế nhập khẩu áp dụng đối với táo vào mùa thu cao hơn nhiều so với mùa xuân nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài có trị giá dưới 350 NOK không phải chịu thuế.

Tra cứu mức thuế nhập khẩu vào thị trường Na Uy tại đây.

Thuế VAT

Thuế VAT đánh vào hàng nhập khẩu của Na Uy được tính trên cơ sở giá CIF. Cho dù hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu thì vẫn phải nộp thuế VAT. Luật thuế VAT của Na Uy năm 2009 qui định mức thuế suất VAT được ấn định hàng năm bởi Quốc hội căn cứ vào luật ngân sách hàng năm. Hiện nay, thuế VAT là 25%, trừ mặt hàng thực phẩm và đồ uống (không kể rượu) được hưởng thuế 15%.

Kể từ năm 2016, trách nhiệm thu thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu được chuyển từ Cơ quan Hải quan sang Cơ quan Thuế Na Uy.

Trước năm 2016, khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, nhà nhập khẩu phải khai báo hải quan và có trách nhiệm nộp thuế cho Cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, những thay đổi về thủ tục và tổ chức thu thuế có hiệu lực từ tháng 1/2017 đã đơn giản hóa qui trình nộp thuế này, theo đó các nhà nhập khẩu đã đăng ký mã số VAT sẽ không phải khai báo, tính thuế cũng như trả thuế VAT cho Cơ quan Hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu, thay vào đó họ sẽ trả thuế VAT theo như quy trình nộp thuế VAT thông thường. Đối với nhà nhập khẩu không đăng ký thì quy trình vẫn giữ như cũ, nộp cho Cơ quan Hải quan tại thời điểm nhập khẩu.

Chi tiết về thuế VAT, xem tại đây.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Na Uy và các quy định liên quan cung cấp hành lang pháp lý cho việc thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng năm, Quốc hội sẽ ra quyết định về mức thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng căn cứ vào thay đổi chỉ số giá tiêu dùng trong nước để đảm bảo số thuế thu được không thay đổi.

Na Uy có khoảng 20 danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó thuế suất đối với đường và socola tăng lên đáng kể do chính sách về Y tế công của chính phủ.

Nhìn chung, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho hàng nhập khẩu và hàng nội địa là bình đẳng, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, có mức thuế suất thấp hơn hoặc hoàn thuế đối với những mặt hàng sản xuất trong nước hoặc đối với một số ngành nhất định. Ví dụ, Na Uy hoàn thuế đánh trên khí CO2 đối với việc sản xuất gỗ, ngành chế biến cá, dịch vụ hàng không nội địa và đánh bắt cá gần bờ.

Chi tiết về thuế tiêu thụ đặc biệt, xem tại đây.

Thuế nghiên cứu nông nghiệp

Ngoài thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt, còn có một loại thuế khác đánh vào hàng nông nghiệp nhập khẩu là thuế nghiên cứu nông nghiệp. Mục đích của loại thuế này là đảm bảo ngân quỹ cho việc nghiên cứu về nông nghiệp có mục đích sản xuất thực phẩm thương mại và thức ăn chăn nuôi.

Loại thuế này đánh vào cả các sản phẩm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước và nhập khẩu (trừ cá). Đối với sản phẩm sản xuất trong nước, mức thuế là 0,35% trên tổng trị giá hóa đơn chưa bao gồm VAT. Trong khi đó với các sản phẩm nhập khẩu, mức thuế suất là 0,35% trên trị giá khai báo hải quan. Đối với hàng đã qua chế biến hoặc sơ chế, thuế suất sẽ là 0,25% trên trị giá tính thuế.

Thuế chống phá giá, thuế đối kháng và tự vệ

Luật Hải quan Na Uy quy định các vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại, chống phá giá, chống trợ cấp, và tự vệ thương mại.

Thực hiện kết quả đạt được ở vòng đàm phán Uruquay về nông nghiệp, Na Uy đưa ra các quy định phù hợp với WTO về cơ chế tự vệ đặc biệt, theo đó cho phép nước này tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường, thuế tự vệ đối với những mặt hàng nông nghiệp có thể ảnh hưởng bởi việc nhập khẩu từ nước ngoài.

Tuy nhiên, Na Uy chưa khởi xướng bất kỳ cuộc điều tra chống bán phá giá, trợ cấp, cũng như áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại nào kể từ khi gia nhập WTO.

Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng không được áp dụng giữa các nước thành viên trong EEA và cũng không được áp dụng trong EFTA.

Qui định về nhập khẩu

Thủ tục hải quan

Thông thường hàng hoá trước khi làm thủ tục thông quan sẽ được các đại lý vận chuyển chuyển tới kho ngoại quan. Các kho ngoại quan ở Na Uy không thuộc sở hữu của Hải quan mà thường thuộc sở hữu của các đại lý giao nhận.

Thủ tục hải quan có thể do người nhập khẩu hoặc đại lý giao nhận được uỷ quyền thực hiện. Tuy nhiên, người nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về hàng hoá nhập khẩu và các thông tin khai báo hải quan.

Tờ khai hải quan có thể được nộp thông qua hệ thống TVINN hoặc tờ khai theo mẫu Tài liệu Hành chính đơn (SAD) được nộp trực tiếp cùng các chứng từ khác như hoá đơn, vận đơn, và các chứng từ cần thiết khác, tuỳ vào mặt hàng nhập khẩu, ví dụ giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận kiểm dịch, hay giấy chứng nhận xuất xứ.

Cấm và hạn chế nhập khẩu

Na Uy duy trì các biện pháp nhằm hạn chế hoặc thậm chí cấm nhập khẩu. Một vài mặt hàng bị cấm nhập khẩu nếu không có giấy phép hoặc đáp ứng được các điều kiện đặc biệt trước khi nhập khẩu.

Năm 2015, Na Uy ban hành chính sách mới nhằm hạn chế sự lây lan của các sinh vật nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 liên quan đến những qui định về các loại sinh vật ngoại lai. Chính sách này bao gồm các yêu cầu về giấy phép nhập khẩu các loại sinh vật ngoại lai, việc phóng thích các loại sinh vật.

Na Uy tham gia ký kết công ước CITES về bảo vệ động vật hoang dã từ năm 1974, hiện đang bảo vệ khoảng 35.000 loài động vật bị đe dọa thông qua hệ thống giấy phép.

Kể từ năm 1989, việc sản xuất, buôn bán và nhập khẩu thuốc lá điện tử bị cấm tại Na Uy nhằm thực hiện quy định mới về việc cấm sản phẩm thuốc lá và nicotin mới. Tháng 11/2017, Na Uy xem xét đưa ra hệ thống giấy phép đối với việc nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá, phù hợp với quy định WTO.

Mặt hàng Cơ quan quản lý
Rượu Cơ quan Thuế và Tổng cục Y tế Na Uy
Thuốc lá Cơ quan Thuế và Tổng cục Y tế Na Uy
Thực phẩm, thực vật, hạt giống, động vật Cơ quan Thuế và Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy
Các động vật và thực vật có nguy cơ tiệt chủng (CITES)  
Thuốc chữa bệnh Cơ quan Dược Na Uy
Rác thải Cơ quan Môi trường Na Uy
Thuốc nổ, pháo hoa, và chất độc hại Tổng cục Bảo vệ dân sự và lập kế hoạch khẩn cấp Na Uy
Vũ khí, các bộ phận của vũ khí, và đạn dược Cảnh sát Na Uy
Vật thể văn hoá, đồ cổ Tổng cục Di sản Văn hoá Na Uy

 

Bộ Văn hóa Na Uy

Hàng tạm nhập

Một số hàng hóa có thể được miễn thuế nếu chỉ tạm nhập khẩu vào Na Uy trong thời gian không quá 1 năm, ví dụ thiết bị chuyên ngành, hàng trưng bày hội chợ, hàng nhập khẩu với mục đích để sửa chữa.

Hầu hết các hàng hoá tạm nhập cần có bảo đảm. Tuy nhiên, một số hàng hoá dưới đây có thể được tạm nhập mà không cần có bảo đảm:

  • Thiết bị chuyên dụng có giá trị thấp hơn 10.000 NOK;
  • Xe cơ giới;
  • Máy bay tư nhân;
  • Container;
  • Thiết bị phát sóng;
  • Thiết bị đường sắt;
  • Hàng hóa để sử dụng trong trường hợp tai nạn lớn và thiên tai;
  • Hành lý của khách du lịch.

Nếu hàng hóa khi tạm nhập phải đóng thuế và phí thì được hoàn lại khi tái xuất.

Nếu có bảo lãnh, hàng hoá dưới đây không phải nộp thuế:

  • Thiết bị chuyên dùng có giá trị lớn hơn 10.000 NOK;
  • Hàng hóa để trình bày hoặc trình diễn tại hội chợ thương mại, triển lãm;
  • Thiết bị cho rạp xiếc và hội chợ giải trí;
  • Thiết bị cho các sự kiện văn hóa và thể thao;
  • Hàng hóa thử nghiệm;
  • Dụng cụ chuyên dụng;
  • Thiết bị khoa học;
  • Động vật cho mục đích chăn nuôi.

Nếu hàng hóa không có mục đích sử dụng nêu trên và không được xuất khẩu trong khoảng thời gian qui định (tối đa là 1 năm) thì phải thực hiện các thủ tục thông quan thông thường và phải trả các khoản thuế và phí theo qui định. Nếu quá thời gian có thể bị phạt. Nếu muốn kéo dài thời gian tạm nhập phải nộp đơn cho Cơ quan Hải quan trước khi hết hạn tạm nhập.

Các hình thức bảo lãnh:

  • Tiền gửi;
  • Bảo lãnh ngân hàng;
  • Thông qua tài khoản thuế;
  • ATA Carnet, một loại chứng từ hải quan quốc tế sử dụng trong việc tạm nhập hàng hóa miễn thuế.

Thông tin chi tiết về hàng tạm nhập, xem tại đây.

Qui định về bao gói và nhãn mác

Qui định về nhãn mác

Na Uy, với tư cách là một quốc gia thành viên EEA, áp dụng các yêu cầu ghi nhãn sản phẩm của EU. Ngoài ra, Na Uy cũng có các qui định riêng.

  • Ghi nhãn đa ngôn ngữ được cho phép, nhưng ít nhất phải có tiếng Na Uy;
  • Tất cả hàng hóa nhập khẩu cũng như chứng từ vận chuyển phải hiển thị đơn vị đo lường và trọng lượng;
  • Nếu hàng hoá yêu cầu phải có xuất xứ thì xuất xứ phải được đóng dấu trên sản phẩm hoặc hiển thị trên nhãn hàng hoá;
  • Việc sử dụng nhãn sinh thái không phải bắt buộc nhưng được khuyến khích. Tiêu chí khí thải carbon phải được thể hiện trên nhãn sinh thái;
  • Các sản phẩm phải được dán nhãn nếu hơn 2% bất kỳ thành phần nào có nguồn gốc từ công nghệ sinh học;
  • Tất cả thực phẩm đóng gói sẵn phải được ghi rõ ràng tên, thành phần, trọng lượng và khối lượng, thời gian lưu giữ, bất kỳ hướng dẫn thích hợp nào về việc lưu trữ và ngày tiêu thụ cuối cùng. Tất cả các sản phẩm phải hiển thị tên và địa chỉ của nhà sản xuất và nhập khẩu;
  • Đối với bao bì hàng hoá sử dụng chất liệu gỗ, cần phải ghi nhãn theo tiêu chuẩn quốc tế ISPM 15.

Các danh mục sản phẩm được liệt kê dưới đây phải tuân thủ các yêu cầu ghi nhãn của EU nhằm đảm bảo người tiêu dùng có được tất cả các thông tin cần thiết để đưa ra lựa chọn sáng suốt khi mua hàng.

  • Thuỷ sản;
  • Thực phẩm;
  • Giày dép;
  • Các sản phẩm liên quan đến năng lượng;
  • Các sản phẩm thịt;
  • Các sản phẩm dệt;
  • Săm lốp;
  • Rượu vang.

Chi tiết qui định về bao gói, nhãn mác các sản phẩm này, xem tại đây.

Qui định về bao gói

Na Uy tuân theo các quy định của EU liên quan đến bao gói. Mục đích chính của đóng gói là để bảo vệ chất lượng ban đầu và vệ sinh của sản phẩm cho tới khi chúng đến tay người tiêu dùng. Có nhiều yêu cầu pháp lý khác nhau đối với đóng gói cho các loại hàng khác nhau, tùy theo nó được dùng cho sản xuất công nghiệp hay cho con người. Mục đích, vẫn là, bảo vệ sự an toàn và sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Một nhóm những Chỉ thị của EU qui định loại chất liệu bao gói được dùng khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Chỉ thị Đóng gói có những điều khoản về ngăn chặn chất thải bao gói, về tái sử dụng, và về thu gom và tái chế chất thải bao gói.

Qui định về kiểm dịch động thực vật

Kiểm dịch động vật

Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy chịu trách nhiệm điều phối việc kiểm soát nhập khẩu động vật và các sản phẩm có nguồn gốc động vật.

Na Uy áp dụng một số qui định tương đồng với EU, trong khi có những qui định khác biệt. Một số yêu cầu cơ bản của EU được Na Uy áp dụng, bao gồm:

  • Nước xuất khẩu phải nằm trong danh sách các quốc gia được phép xuất khẩu danh mục sản phẩm liên quan;
  • Sản phẩm có nguồn gốc động vật chỉ được nhập khẩu nếu được sản xuất từ các cơ sở chế biến được nước xuất khẩu phê duyệt;
  • Tất cả động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu;
  • Mọi lô hàng đều phải được kiểm tra tại điểm kiểm tra biên giới.

Danh sách các động vật và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật chịu sự kiểm soát khi nhập khẩu vào EU, được qui định tại chỉ thị 91/496/EEC and 97/78/EC.

Nếu nhập khẩu động vật sống, người nhập khẩu phải liên hệ với Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy trước khi động vật đến Na Uy và phải đăng ký thông qua các biểu mẫu của Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy và phải đăng ký trên Hệ thống Kiểm soát Thương mại và Chuyên gia EU (TRACES).

Việc nhập khẩu động vật được quy định chặt chẽ, và các quy định thay đổi liên tục.

Danh sách các Điểm kiểm tra biên giới và Trung tâm kiểm dịch của Na Uy.

Kiểm dịch thực vật

Na Uy cũng áp dụng các qui định của EU trong việc kiểm soát thực vật và các sản phẩm thực vật. Muốn nhập khẩu các mặt hàng này vào Na Uy phải đảm bảo các qui định của EU về kiểm dịch thực vật. EU đã đặt ra các yêu cầu kiểm dịch thực vật để ngăn chặn các sinh vật gây hại cho thực vật và các sản phẩm thực vật của EU.

Các yêu cầu chung:

  • Hàng hoá phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
  • Hàng hoá phải được làm các thủ tục hải quan và kiểm dịch tại cửa khẩu;
  • Hàng hoá phải được thông báo trước cho cơ quan hải quan.

Ngoài ra, tuỳ từng mặt hàng cụ thể sẽ có các yêu cầu chi tiết. Thông tin thêm về kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu vào EU, xem tại đây.

Cơ quan Thực phẩm Na Uy là cơ quan có thẩm quyền cấp phép và kiểm soát việc nhập khẩu thực vật, các sản phẩm từ thực vật, cũng như kiểm soát dư lượng thuốc trong thực phẩm.

An toàn thực phẩm

Khi nhập khẩu thực phẩm vào Na Uy phải tuân thủ các quy định thực phẩm Na Uy. Do nằm trong khối EEA, các quy định về thực phẩm của Na Uy được hài hòa với EU và tuân theo các quy định của EU về lĩnh vực thực phẩm.

Để nhập khẩu thực phẩm vào Na Uy, bắt buộc phải có người nhận hàng ở Na Uy để đảm bảo việc kiểm soát hàng hóa theo yêu cầu và tuân thủ các quy định nhập khẩu thực phẩm của Na Uy. Trong trường hợp không có người nhận, phải thuê doanh nghiệp đã có đăng ký với Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy để nhận hàng.

Các quy định về yêu cầu, các chất bị cấm không được phép sử dụng trong thực phẩm, yêu cầu chất lượng hầu hết giống như quy định của EU. Nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đảm bảo thực phẩm nhập khẩu an toàn cho con người và việc ghi nhãn và nội dung tuân thủ các quy định thực phẩm của Na Uy.

Thực phẩm phải được dán nhãn bằng tiếng Na Uy hoặc bằng ngôn ngữ giống với tiếng Na Uy (nói chung là tiếng Thụy Điển hoặc tiếng Đan Mạch).

Cả nhà nhập khẩu và người nhận hàng phải thực hiện kiểm soát nội bộ và có các quy trình đảm bảo tuân thủ quy định về thực phẩm và quy định quốc gia của Na Uy liên quan đến kiểm soát nội bộ.

Nhà nhập khẩu phải có quy trình kiểm tra xem sản phẩm thực phẩm họ muốn nhập có được phép bán ở Na Uy không. Đối với nhà nhập khẩu, cần biết quy định nào áp dụng cho từng loại thực phẩm cụ thể. Ví dụ:

  • Sản phẩm này có bị hạn chế nhập khẩu?
  • Có yêu cầu giấy chứng nhận y tế hoặc chứng nhận phân tích sản phẩm?
  • Nhà cung cấp có đáng tin cậy? Có thực hiện các đánh giá phân tích để đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận?
  • Đánh dấu/nhãn có đúng không? Mục đích của nhãn là cung cấp cho người tiêu dùng thông tin đầy đủ và chính xác và không được đánh lừa người tiêu dùng.
  • Các nguy cơ có thể liên quan khi nhập khẩu sản phẩm này? Ví dụ: Vi sinh vật gây bệnh, phụ gia bất hợp pháp, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng bất hợp pháp của sinh vật biến đổi gen (GMO).

Cơ quan Thực phẩm Na Uy cần được thông báo trước về tất cả các lô hàng được nhập khẩu từ các quốc gia ngoài EU/EEA về ngày và thời gian dự kiến nhập khẩu không muộn hơn 24 giờ trước khi hàng hóa đến nơi. Cơ quan này có thể kiểm tra ngẫu nhiên lô hàng.

Qui định về tiêu chuẩn sản phẩm

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Là thành viên của EEA, Na Uy áp dụng các quy định của châu Âu về các tiêu chuẩn kỹ thuật và sự hợp chuẩn.

Hiện tại ở Na Uy có 3 cơ quan chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn.

  • Cơ quan Tiêu chuẩn Na Uy (SN) là một tổ chức tư nhân, độc lập hoạt động một phần nhờ vào hỗ trợ của Bộ Thương mại, Công nghiệp, và Thuỷ sản Na Uy, SN cũng là thành viên của Ủy ban Tiêu chuẩn châu Âu (CEN) và Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn (ISO). Có khoảng 16.500 tiêu chuẩn có hiệu lực tại Na Uy và hàng năm SN công bố khoảng 1.200 tiêu chuẩn khác;
  • Ủy ban Công nghệ Điện tử Na Uy (NEK) là một tổ chức phi chính phủ, thành viên của Ủy ban châu Âu về Tiêu chuẩn Công nghệ Điện tử và Ủy ban Công nghệ Điện tử quốc tế (IEC);
  • Cục Thông tin Na Uy (Nkom), là cơ quan trực thuộc Bộ Chính quyền Địa phương và Hiện đại hóa, chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn đối với các mặt hàng thuộc ngành bưu chính, viễn thông, là thành viên của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Cơ quan này không đưa ra các tiêu chuẩn mà áp dụng các tiêu chuẩn của ETSI.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các thông tin về tiêu chuẩn sản phẩm. Na Uy tuân theo quy định của EU về tiêu chuẩn. Theo khung pháp lý này, các nhà sản xuất phải đáp ứng các điều kiện đánh giá sự phù hợp của EU.

Dán nhãn CE

Một số sản phẩm khi tiêu thụ tại thị trường Na Uy phải đáp ứng được yêu cầu về dãn nhãn CE của EU.

CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne” có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của EU và cho phép sản phẩm đươc lưu thông tự do trong thị trường châu Âu.Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.

Chứng nhận CE cũng được coi như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm vào thị trường EU cũng như Na Uy.

Các sản phẩm yêu cầu phải dán nhãn CE:

  • Máy móc công nghiệp;
  • Thiết bị điện và điện tử bao gồm AC 50V~1000V, DC 75V~1500V;
  • Thiết bị điện và điện tử;
  • Thiết bị y tế;
  • Thiết bị y tế cấy dưới da;
  • Các thiết bị y tế ống nghiệm;
  • Thang máy;
  • Sản phẩm chống cháy nổ;
  • Đồ chơi trẻ em;
  • Thiết bị áp lực đơn;
  • Thiết bị khí đốt;
  • Thiết bị đầu cuối, truyền thông có dây và không dây;
  • Thiết bị cân không tự động;
  • Thiết bị bảo vệ cá nhân;
  • Nồi hơi nước nóng;
  • Vật liệu xây dựng;
  • Cáp dùng cho giao thông vận tải cá nhân;
  • Thiết bị áp lực;
  • Các loại thuốc nổ dân dụng;
  • Du thuyền;
  • Dụng cụ đo lường;
  • Thùng để đóng gói;
  • Pháo hoa.

Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được EU qui định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau qui định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau. Một số qui định chung như sau:

  • Kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên;
  • Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm;
  • Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất.

Quyền sở hữu trí tuệ

Văn phòng Sở hữu công nghiệp, Bộ Thương mại, Công nghiệp, và Thuỷ sản Na Uy là cơ quan có thẩm quyền xử lý các vấn đề liên quan đến sáng chế, nhãn hiệu, và thiết kế tại Na Uy.

Ủy ban Kháng cáo về Quyền sở hữu công nghiệp của Na Uy là một cơ quan độc lập, giống như tòa án, thuộc Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản. Hội đồng phúc thẩm kiểm tra và đánh giá lại các kháng cáo về các quyết định của Văn phòng Sở hữu công nghiệp Na Uy về quyền sáng chế, nhãn hiệu, và thiết kế, cũng như các quyết định liên quan khác.

Bộ Văn hoá Na Uy là cơ quan có thẩm quyền xử lý các vấn đề liên quan đến bản quyền.

Na Uy là thành viên của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), tham gia Công ước Paris về Bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ, thành viên của Hiệp định TRIPs và một số Công ước và tổ chức khác.

Qui định tóm tắt về Sở hữu trí tuệ của Na Uy như trong bảng dưới đây:

IPR Giá trị Theo Hiệp định quốc tế đã ký
Bằng sáng chế

 

Chi tiết qui định của Na Uy xem tại đây 

20 năm Patent Cooperation Treaty (PCT)
Nhãn hiệu thương mại

 

Chi tiết qui định của Na Uy xem tại đây

10 năm, có thể gia hạn không giới hạn số lần, mỗi lần 10 năm Protocol Relating to the Madrid Agreement
Thiết kế

 

Chi tiết qui định của Na Uy xem tại đây

5 năm, có thể gia hạn thêm 4 lần, mỗi lần 5 năm, tổng thời gian không quá 25 năm  
Bản quyền

 

Chi tiết qui định của Na Uy xem tại đây

Có giá trị đến hết đời của tác giả và không quá 70 năm sau đó, tuỳ thuộc vào loại tác phẩm Berne convention
Convention for the Protection of Producers of Phonograms
Rome Convention
WIPO Copyright Treaty
WIPO Performances and Phonograms Treaty

Chính sách thuế

Thuế nhập khẩu

Bộ Tài chính Na Uy chịu trách nhiệm hoạch định chính sách, đặc biệt là các dòng thuế mới hoặc thay đổi mức thuế nhập khẩu. Mức thuế nhập khẩu được đăng trên Hệ thống cơ sở dữ liệu công và luôn được áp dụng từ ngày 1/1 đến 31/12. Hệ thống cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về mức thuế thông thường, mức thuế MFN, cơ chế ưu đãi thuế quan, các biện pháp kiểm soát nhập khẩu và hạn ngạch thuế quan.

Danh mục thuế suất của Na Uy được quy định theo mã HS 2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Khoảng 85% các dòng thuế thuộc diện miễn thuế, các mặt hàng chịu thuế chủ yếu là dệt may, thực phẩm, và đồ uống.

Để bảo vệ ngành sản xuất nông nghiệp trong nước, Na Uy chia hàng nông sản, thực phẩm làm 3 nhóm chịu thuế:

  • Nhóm thuế cao: đánh vào các mặt hàng thịt, sữa, phomai, ngũ cốc. Các mặt hàng thuộc nhóm này cũng bị hạn chế nhập khẩu;
  • Nhóm thuế trung bình: đánh vào các mặt hàng socola, bánh kẹo, pizza, khoai tây, cà chua, dưa chuột, táo. Các mặt hàng trong nhóm này thường là hàng nông sản chế biến. Thông tin về giảm thuế đối với các mặt hàng nông sản chế biến, xem tại đây;
  • Nhóm thuế thấp hoặc không thuế: đánh vào các mặt hàng bia, soda, đường, cà phê, chè, gạo, ngô, cam, thực phẩm cho chó mèo, một số loại thực vật. Các mặt hàng nằm trong nhóm này thường là các mặt hàng Na Uy không sản xuất. Các mặt hàng trong nhóm này thường bị áp hạn ngạch thuế quá. Việc cấp hạn ngạch thuế quan thông qua nhiều hình thức. Một số hạn ngạch áp dụng cho tất cả các nước, trong khi một số chỉ dành cho các nước có thoả thuận thương mại song phương hoặc khu vực, một số hạn ngạch ưu đãi thuế dành cho các nước đang phát triển trong chương trình GSP. Hạn ngạch thuế quan cũng có thể được cấp thông qua đấu giá, nộp đơn xin, hoặc theo nguyên tắc ưu tiên những người yêu cầu trước (first come, first served basic). Thông tin chi tiết về việc xin hạn ngạch thuế quan xem tại đây.

Thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng cũng có thể thay đổi trong năm. Chẳng hạn, thuế nhập khẩu áp dụng đối với táo vào mùa thu cao hơn nhiều so với mùa xuân nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài có trị giá dưới 350 NOK không phải chịu thuế.

Tra cứu mức thuế nhập khẩu vào thị trường Na Uy tại đây.

Thuế VAT

Thuế VAT đánh vào hàng nhập khẩu của Na Uy được tính trên cơ sở giá CIF. Cho dù hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu thì vẫn phải nộp thuế VAT. Luật thuế VAT của Na Uy năm 2009 qui định mức thuế suất VAT được ấn định hàng năm bởi Quốc hội căn cứ vào luật ngân sách hàng năm. Hiện nay, thuế VAT là 25%, trừ mặt hàng thực phẩm và đồ uống (không kể rượu) được hưởng thuế 15%.

Kể từ năm 2016, trách nhiệm thu thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu được chuyển từ Cơ quan Hải quan sang Cơ quan Thuế Na Uy.

Trước năm 2016, khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, nhà nhập khẩu phải khai báo hải quan và có trách nhiệm nộp thuế cho Cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, những thay đổi về thủ tục và tổ chức thu thuế có hiệu lực từ tháng 1/2017 đã đơn giản hóa qui trình nộp thuế này, theo đó các nhà nhập khẩu đã đăng ký mã số VAT sẽ không phải khai báo, tính thuế cũng như trả thuế VAT cho Cơ quan Hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu, thay vào đó họ sẽ trả thuế VAT theo như quy trình nộp thuế VAT thông thường. Đối với nhà nhập khẩu không đăng ký thì quy trình vẫn giữ như cũ, nộp cho Cơ quan Hải quan tại thời điểm nhập khẩu.

Chi tiết về thuế VAT, xem tại đây.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Na Uy và các quy định liên quan cung cấp hành lang pháp lý cho việc thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng năm, Quốc hội sẽ ra quyết định về mức thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng căn cứ vào thay đổi chỉ số giá tiêu dùng trong nước để đảm bảo số thuế thu được không thay đổi.

Na Uy có khoảng 20 danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó thuế suất đối với đường và socola tăng lên đáng kể do chính sách về Y tế công của chính phủ.

Nhìn chung, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho hàng nhập khẩu và hàng nội địa là bình đẳng, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, có mức thuế suất thấp hơn hoặc hoàn thuế đối với những mặt hàng sản xuất trong nước hoặc đối với một số ngành nhất định. Ví dụ, Na Uy hoàn thuế đánh trên khí CO2 đối với việc sản xuất gỗ, ngành chế biến cá, dịch vụ hàng không nội địa và đánh bắt cá gần bờ.

Chi tiết về thuế tiêu thụ đặc biệt, xem tại đây.

Thuế nghiên cứu nông nghiệp

Ngoài thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt, còn có một loại thuế khác đánh vào hàng nông nghiệp nhập khẩu là thuế nghiên cứu nông nghiệp. Mục đích của loại thuế này là đảm bảo ngân quỹ cho việc nghiên cứu về nông nghiệp có mục đích sản xuất thực phẩm thương mại và thức ăn chăn nuôi.

Loại thuế này đánh vào cả các sản phẩm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước và nhập khẩu (trừ cá). Đối với sản phẩm sản xuất trong nước, mức thuế là 0,35% trên tổng trị giá hóa đơn chưa bao gồm VAT. Trong khi đó với các sản phẩm nhập khẩu, mức thuế suất là 0,35% trên trị giá khai báo hải quan. Đối với hàng đã qua chế biến hoặc sơ chế, thuế suất sẽ là 0,25% trên trị giá tính thuế.

Thuế chống phá giá, thuế đối kháng và tự vệ

Luật Hải quan Na Uy quy định các vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại, chống phá giá, chống trợ cấp, và tự vệ thương mại.

Thực hiện kết quả đạt được ở vòng đàm phán Uruquay về nông nghiệp, Na Uy đưa ra các quy định phù hợp với WTO về cơ chế tự vệ đặc biệt, theo đó cho phép nước này tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường, thuế tự vệ đối với những mặt hàng nông nghiệp có thể ảnh hưởng bởi việc nhập khẩu từ nước ngoài.

Tuy nhiên, Na Uy chưa khởi xướng bất kỳ cuộc điều tra chống bán phá giá, trợ cấp, cũng như áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại nào kể từ khi gia nhập WTO.

Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng không được áp dụng giữa các nước thành viên trong EEA và cũng không được áp dụng trong EFTA.

Qui định về nhập khẩu

Thủ tục hải quan

Thông thường hàng hoá trước khi làm thủ tục thông quan sẽ được các đại lý vận chuyển chuyển tới kho ngoại quan. Các kho ngoại quan ở Na Uy không thuộc sở hữu của Hải quan mà thường thuộc sở hữu của các đại lý giao nhận.

Thủ tục hải quan có thể do người nhập khẩu hoặc đại lý giao nhận được uỷ quyền thực hiện. Tuy nhiên, người nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về hàng hoá nhập khẩu và các thông tin khai báo hải quan.

Tờ khai hải quan có thể được nộp thông qua hệ thống TVINN hoặc tờ khai theo mẫu Tài liệu Hành chính đơn (SAD) được nộp trực tiếp cùng các chứng từ khác như hoá đơn, vận đơn, và các chứng từ cần thiết khác, tuỳ vào mặt hàng nhập khẩu, ví dụ giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận kiểm dịch, hay giấy chứng nhận xuất xứ.

Cấm và hạn chế nhập khẩu

Na Uy duy trì các biện pháp nhằm hạn chế hoặc thậm chí cấm nhập khẩu. Một vài mặt hàng bị cấm nhập khẩu nếu không có giấy phép hoặc đáp ứng được các điều kiện đặc biệt trước khi nhập khẩu.

Năm 2015, Na Uy ban hành chính sách mới nhằm hạn chế sự lây lan của các sinh vật nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 liên quan đến những qui định về các loại sinh vật ngoại lai. Chính sách này bao gồm các yêu cầu về giấy phép nhập khẩu các loại sinh vật ngoại lai, việc phóng thích các loại sinh vật.

Na Uy tham gia ký kết công ước CITES về bảo vệ động vật hoang dã từ năm 1974, hiện đang bảo vệ khoảng 35.000 loài động vật bị đe dọa thông qua hệ thống giấy phép.

Kể từ năm 1989, việc sản xuất, buôn bán và nhập khẩu thuốc lá điện tử bị cấm tại Na Uy nhằm thực hiện quy định mới về việc cấm sản phẩm thuốc lá và nicotin mới. Tháng 11/2017, Na Uy xem xét đưa ra hệ thống giấy phép đối với việc nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá, phù hợp với quy định WTO.

Mặt hàng Cơ quan quản lý
Rượu Cơ quan Thuế và Tổng cục Y tế Na Uy
Thuốc lá Cơ quan Thuế và Tổng cục Y tế Na Uy
Thực phẩm, thực vật, hạt giống, động vật Cơ quan Thuế và Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy
Các động vật và thực vật có nguy cơ tiệt chủng (CITES)  
Thuốc chữa bệnh Cơ quan Dược Na Uy
Rác thải Cơ quan Môi trường Na Uy
Thuốc nổ, pháo hoa, và chất độc hại Tổng cục Bảo vệ dân sự và lập kế hoạch khẩn cấp Na Uy
Vũ khí, các bộ phận của vũ khí, và đạn dược Cảnh sát Na Uy
Vật thể văn hoá, đồ cổ Tổng cục Di sản Văn hoá Na Uy

 

Bộ Văn hóa Na Uy

Hàng tạm nhập

Một số hàng hóa có thể được miễn thuế nếu chỉ tạm nhập khẩu vào Na Uy trong thời gian không quá 1 năm, ví dụ thiết bị chuyên ngành, hàng trưng bày hội chợ, hàng nhập khẩu với mục đích để sửa chữa.

Hầu hết các hàng hoá tạm nhập cần có bảo đảm. Tuy nhiên, một số hàng hoá dưới đây có thể được tạm nhập mà không cần có bảo đảm:

  • Thiết bị chuyên dụng có giá trị thấp hơn 10.000 NOK;
  • Xe cơ giới;
  • Máy bay tư nhân;
  • Container;
  • Thiết bị phát sóng;
  • Thiết bị đường sắt;
  • Hàng hóa để sử dụng trong trường hợp tai nạn lớn và thiên tai;
  • Hành lý của khách du lịch.

Nếu hàng hóa khi tạm nhập phải đóng thuế và phí thì được hoàn lại khi tái xuất.

Nếu có bảo lãnh, hàng hoá dưới đây không phải nộp thuế:

  • Thiết bị chuyên dùng có giá trị lớn hơn 10.000 NOK;
  • Hàng hóa để trình bày hoặc trình diễn tại hội chợ thương mại, triển lãm;
  • Thiết bị cho rạp xiếc và hội chợ giải trí;
  • Thiết bị cho các sự kiện văn hóa và thể thao;
  • Hàng hóa thử nghiệm;
  • Dụng cụ chuyên dụng;
  • Thiết bị khoa học;
  • Động vật cho mục đích chăn nuôi.

Nếu hàng hóa không có mục đích sử dụng nêu trên và không được xuất khẩu trong khoảng thời gian qui định (tối đa là 1 năm) thì phải thực hiện các thủ tục thông quan thông thường và phải trả các khoản thuế và phí theo qui định. Nếu quá thời gian có thể bị phạt. Nếu muốn kéo dài thời gian tạm nhập phải nộp đơn cho Cơ quan Hải quan trước khi hết hạn tạm nhập.

Các hình thức bảo lãnh:

  • Tiền gửi;
  • Bảo lãnh ngân hàng;
  • Thông qua tài khoản thuế;
  • ATA Carnet, một loại chứng từ hải quan quốc tế sử dụng trong việc tạm nhập hàng hóa miễn thuế.

Thông tin chi tiết về hàng tạm nhập, xem tại đây.

Qui định về bao gói và nhãn mác

Qui định về nhãn mác

Na Uy, với tư cách là một quốc gia thành viên EEA, áp dụng các yêu cầu ghi nhãn sản phẩm của EU. Ngoài ra, Na Uy cũng có các qui định riêng.

  • Ghi nhãn đa ngôn ngữ được cho phép, nhưng ít nhất phải có tiếng Na Uy;
  • Tất cả hàng hóa nhập khẩu cũng như chứng từ vận chuyển phải hiển thị đơn vị đo lường và trọng lượng;
  • Nếu hàng hoá yêu cầu phải có xuất xứ thì xuất xứ phải được đóng dấu trên sản phẩm hoặc hiển thị trên nhãn hàng hoá;
  • Việc sử dụng nhãn sinh thái không phải bắt buộc nhưng được khuyến khích. Tiêu chí khí thải carbon phải được thể hiện trên nhãn sinh thái;
  • Các sản phẩm phải được dán nhãn nếu hơn 2% bất kỳ thành phần nào có nguồn gốc từ công nghệ sinh học;
  • Tất cả thực phẩm đóng gói sẵn phải được ghi rõ ràng tên, thành phần, trọng lượng và khối lượng, thời gian lưu giữ, bất kỳ hướng dẫn thích hợp nào về việc lưu trữ và ngày tiêu thụ cuối cùng. Tất cả các sản phẩm phải hiển thị tên và địa chỉ của nhà sản xuất và nhập khẩu;
  • Đối với bao bì hàng hoá sử dụng chất liệu gỗ, cần phải ghi nhãn theo tiêu chuẩn quốc tế ISPM 15.

Các danh mục sản phẩm được liệt kê dưới đây phải tuân thủ các yêu cầu ghi nhãn của EU nhằm đảm bảo người tiêu dùng có được tất cả các thông tin cần thiết để đưa ra lựa chọn sáng suốt khi mua hàng.

  • Thuỷ sản;
  • Thực phẩm;
  • Giày dép;
  • Các sản phẩm liên quan đến năng lượng;
  • Các sản phẩm thịt;
  • Các sản phẩm dệt;
  • Săm lốp;
  • Rượu vang.

Chi tiết qui định về bao gói, nhãn mác các sản phẩm này, xem tại đây.

Qui định về bao gói

Na Uy tuân theo các quy định của EU liên quan đến bao gói. Mục đích chính của đóng gói là để bảo vệ chất lượng ban đầu và vệ sinh của sản phẩm cho tới khi chúng đến tay người tiêu dùng. Có nhiều yêu cầu pháp lý khác nhau đối với đóng gói cho các loại hàng khác nhau, tùy theo nó được dùng cho sản xuất công nghiệp hay cho con người. Mục đích, vẫn là, bảo vệ sự an toàn và sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Một nhóm những Chỉ thị của EU qui định loại chất liệu bao gói được dùng khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Chỉ thị Đóng gói có những điều khoản về ngăn chặn chất thải bao gói, về tái sử dụng, và về thu gom và tái chế chất thải bao gói.

Qui định về kiểm dịch động thực vật

Kiểm dịch động vật

Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy chịu trách nhiệm điều phối việc kiểm soát nhập khẩu động vật và các sản phẩm có nguồn gốc động vật.

Na Uy áp dụng một số qui định tương đồng với EU, trong khi có những qui định khác biệt. Một số yêu cầu cơ bản của EU được Na Uy áp dụng, bao gồm:

  • Nước xuất khẩu phải nằm trong danh sách các quốc gia được phép xuất khẩu danh mục sản phẩm liên quan;
  • Sản phẩm có nguồn gốc động vật chỉ được nhập khẩu nếu được sản xuất từ các cơ sở chế biến được nước xuất khẩu phê duyệt;
  • Tất cả động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu;
  • Mọi lô hàng đều phải được kiểm tra tại điểm kiểm tra biên giới.

Danh sách các động vật và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật chịu sự kiểm soát khi nhập khẩu vào EU, được qui định tại chỉ thị 91/496/EEC and 97/78/EC.

Nếu nhập khẩu động vật sống, người nhập khẩu phải liên hệ với Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy trước khi động vật đến Na Uy và phải đăng ký thông qua các biểu mẫu của Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy và phải đăng ký trên Hệ thống Kiểm soát Thương mại và Chuyên gia EU (TRACES).

Việc nhập khẩu động vật được quy định chặt chẽ, và các quy định thay đổi liên tục.

Danh sách các Điểm kiểm tra biên giới và Trung tâm kiểm dịch của Na Uy.

Kiểm dịch thực vật

Na Uy cũng áp dụng các qui định của EU trong việc kiểm soát thực vật và các sản phẩm thực vật. Muốn nhập khẩu các mặt hàng này vào Na Uy phải đảm bảo các qui định của EU về kiểm dịch thực vật. EU đã đặt ra các yêu cầu kiểm dịch thực vật để ngăn chặn các sinh vật gây hại cho thực vật và các sản phẩm thực vật của EU.

Các yêu cầu chung:

  • Hàng hoá phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
  • Hàng hoá phải được làm các thủ tục hải quan và kiểm dịch tại cửa khẩu;
  • Hàng hoá phải được thông báo trước cho cơ quan hải quan.

Ngoài ra, tuỳ từng mặt hàng cụ thể sẽ có các yêu cầu chi tiết. Thông tin thêm về kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu vào EU, xem tại đây.

Cơ quan Thực phẩm Na Uy là cơ quan có thẩm quyền cấp phép và kiểm soát việc nhập khẩu thực vật, các sản phẩm từ thực vật, cũng như kiểm soát dư lượng thuốc trong thực phẩm.

An toàn thực phẩm

Khi nhập khẩu thực phẩm vào Na Uy phải tuân thủ các quy định thực phẩm Na Uy. Do nằm trong khối EEA, các quy định về thực phẩm của Na Uy được hài hòa với EU và tuân theo các quy định của EU về lĩnh vực thực phẩm.

Để nhập khẩu thực phẩm vào Na Uy, bắt buộc phải có người nhận hàng ở Na Uy để đảm bảo việc kiểm soát hàng hóa theo yêu cầu và tuân thủ các quy định nhập khẩu thực phẩm của Na Uy. Trong trường hợp không có người nhận, phải thuê doanh nghiệp đã có đăng ký với Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy để nhận hàng.

Các quy định về yêu cầu, các chất bị cấm không được phép sử dụng trong thực phẩm, yêu cầu chất lượng hầu hết giống như quy định của EU. Nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đảm bảo thực phẩm nhập khẩu an toàn cho con người và việc ghi nhãn và nội dung tuân thủ các quy định thực phẩm của Na Uy.

Thực phẩm phải được dán nhãn bằng tiếng Na Uy hoặc bằng ngôn ngữ giống với tiếng Na Uy (nói chung là tiếng Thụy Điển hoặc tiếng Đan Mạch).

Cả nhà nhập khẩu và người nhận hàng phải thực hiện kiểm soát nội bộ và có các quy trình đảm bảo tuân thủ quy định về thực phẩm và quy định quốc gia của Na Uy liên quan đến kiểm soát nội bộ.

Nhà nhập khẩu phải có quy trình kiểm tra xem sản phẩm thực phẩm họ muốn nhập có được phép bán ở Na Uy không. Đối với nhà nhập khẩu, cần biết quy định nào áp dụng cho từng loại thực phẩm cụ thể. Ví dụ:

  • Sản phẩm này có bị hạn chế nhập khẩu?
  • Có yêu cầu giấy chứng nhận y tế hoặc chứng nhận phân tích sản phẩm?
  • Nhà cung cấp có đáng tin cậy? Có thực hiện các đánh giá phân tích để đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận?
  • Đánh dấu/nhãn có đúng không? Mục đích của nhãn là cung cấp cho người tiêu dùng thông tin đầy đủ và chính xác và không được đánh lừa người tiêu dùng.
  • Các nguy cơ có thể liên quan khi nhập khẩu sản phẩm này? Ví dụ: Vi sinh vật gây bệnh, phụ gia bất hợp pháp, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng bất hợp pháp của sinh vật biến đổi gen (GMO).

Cơ quan Thực phẩm Na Uy cần được thông báo trước về tất cả các lô hàng được nhập khẩu từ các quốc gia ngoài EU/EEA về ngày và thời gian dự kiến nhập khẩu không muộn hơn 24 giờ trước khi hàng hóa đến nơi. Cơ quan này có thể kiểm tra ngẫu nhiên lô hàng.

Qui định về tiêu chuẩn sản phẩm

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Là thành viên của EEA, Na Uy áp dụng các quy định của châu Âu về các tiêu chuẩn kỹ thuật và sự hợp chuẩn.

Hiện tại ở Na Uy có 3 cơ quan chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn.

  • Cơ quan Tiêu chuẩn Na Uy (SN) là một tổ chức tư nhân, độc lập hoạt động một phần nhờ vào hỗ trợ của Bộ Thương mại, Công nghiệp, và Thuỷ sản Na Uy, SN cũng là thành viên của Ủy ban Tiêu chuẩn châu Âu (CEN) và Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn (ISO). Có khoảng 16.500 tiêu chuẩn có hiệu lực tại Na Uy và hàng năm SN công bố khoảng 1.200 tiêu chuẩn khác;
  • Ủy ban Công nghệ Điện tử Na Uy (NEK) là một tổ chức phi chính phủ, thành viên của Ủy ban châu Âu về Tiêu chuẩn Công nghệ Điện tử và Ủy ban Công nghệ Điện tử quốc tế (IEC);
  • Cục Thông tin Na Uy (Nkom), là cơ quan trực thuộc Bộ Chính quyền Địa phương và Hiện đại hóa, chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn đối với các mặt hàng thuộc ngành bưu chính, viễn thông, là thành viên của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Cơ quan này không đưa ra các tiêu chuẩn mà áp dụng các tiêu chuẩn của ETSI.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các thông tin về tiêu chuẩn sản phẩm. Na Uy tuân theo quy định của EU về tiêu chuẩn. Theo khung pháp lý này, các nhà sản xuất phải đáp ứng các điều kiện đánh giá sự phù hợp của EU.

Dán nhãn CE

Một số sản phẩm khi tiêu thụ tại thị trường Na Uy phải đáp ứng được yêu cầu về dãn nhãn CE của EU.

CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne” có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của EU và cho phép sản phẩm đươc lưu thông tự do trong thị trường châu Âu.Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.

Chứng nhận CE cũng được coi như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm vào thị trường EU cũng như Na Uy.

Các sản phẩm yêu cầu phải dán nhãn CE:

  • Máy móc công nghiệp;
  • Thiết bị điện và điện tử bao gồm AC 50V~1000V, DC 75V~1500V;
  • Thiết bị điện và điện tử;
  • Thiết bị y tế;
  • Thiết bị y tế cấy dưới da;
  • Các thiết bị y tế ống nghiệm;
  • Thang máy;
  • Sản phẩm chống cháy nổ;
  • Đồ chơi trẻ em;
  • Thiết bị áp lực đơn;
  • Thiết bị khí đốt;
  • Thiết bị đầu cuối, truyền thông có dây và không dây;
  • Thiết bị cân không tự động;
  • Thiết bị bảo vệ cá nhân;
  • Nồi hơi nước nóng;
  • Vật liệu xây dựng;
  • Cáp dùng cho giao thông vận tải cá nhân;
  • Thiết bị áp lực;
  • Các loại thuốc nổ dân dụng;
  • Du thuyền;
  • Dụng cụ đo lường;
  • Thùng để đóng gói;
  • Pháo hoa.

Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được EU qui định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau qui định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau. Một số qui định chung như sau:

  • Kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên;
  • Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm;
  • Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất.

Quyền sở hữu trí tuệ

Văn phòng Sở hữu công nghiệp, Bộ Thương mại, Công nghiệp, và Thuỷ sản Na Uy là cơ quan có thẩm quyền xử lý các vấn đề liên quan đến sáng chế, nhãn hiệu, và thiết kế tại Na Uy.

Ủy ban Kháng cáo về Quyền sở hữu công nghiệp của Na Uy là một cơ quan độc lập, giống như tòa án, thuộc Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản. Hội đồng phúc thẩm kiểm tra và đánh giá lại các kháng cáo về các quyết định của Văn phòng Sở hữu công nghiệp Na Uy về quyền sáng chế, nhãn hiệu, và thiết kế, cũng như các quyết định liên quan khác.

Bộ Văn hoá Na Uy là cơ quan có thẩm quyền xử lý các vấn đề liên quan đến bản quyền.

Na Uy là thành viên của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), tham gia Công ước Paris về Bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ, thành viên của Hiệp định TRIPs và một số Công ước và tổ chức khác.

Qui định tóm tắt về Sở hữu trí tuệ của Na Uy như trong bảng dưới đây:

IPR Giá trị Theo Hiệp định quốc tế đã ký
Bằng sáng chế

 

Chi tiết qui định của Na Uy xem tại đây 

20 năm Patent Cooperation Treaty (PCT)
Nhãn hiệu thương mại

 

Chi tiết qui định của Na Uy xem tại đây

10 năm, có thể gia hạn không giới hạn số lần, mỗi lần 10 năm Protocol Relating to the Madrid Agreement
Thiết kế

 

Chi tiết qui định của Na Uy xem tại đây

5 năm, có thể gia hạn thêm 4 lần, mỗi lần 5 năm, tổng thời gian không quá 25 năm  
Bản quyền

 

Chi tiết qui định của Na Uy xem tại đây

Có giá trị đến hết đời của tác giả và không quá 70 năm sau đó, tuỳ thuộc vào loại tác phẩm Berne convention
Convention for the Protection of Producers of Phonograms
Rome Convention
WIPO Copyright Treaty
WIPO Performances and Phonograms Treaty

Qui định về bằng sáng chế
Qui định về nhãn hiệu thương mại
Qui định về thiết kế
Qui định về bản quyền

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển