Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2019 - Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI

07/02/2020    549

Trong năm 2019, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về pháp lý trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung tâm WTO và Hội nhập – Ban Pháp chế tiếp tục được thực hiện trên 05 mảng cơ bản sau:

1. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và vận động chính sách hội nhập

Với vai trò đại diện, đầu mối hướng dẫn cộng đồng doanh nghiệp trong các vấn đề thương mại quốc tế, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do theo Quyết định 06/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2019, VCCI tiếp tục là đầu mối thông tin và tư vấn lớn nhất cho doanh nghiệp về WTO và các Hiệp định thương mại quan trọng mà Việt Nam đang tham gia với các hoạt động nổi trội sau:

  • Thực hiện 46 Khuyến nghị chính sách - Góp ý - Bình luận về các vấn đề hội nhập, trong đó đáng chú ý có:
    • Các Khuyến nghị với Chính phủ về phương án đàm phán FTA Việt Nam – Israel, RCEP, hợp tác hải quan Việt Nam – Qatar…
    • Khuyến nghị với Chính phủ về cách thức hành động trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
    • Khuyến nghị với Chính phủ về việc thực thi mở cửa thị trường các dịch vụ theo CPTPP
    • Khuyến nghị với Chính phủ về phương án thực thi VPA/FLEGT liên quan tới mua sắm công đồ gỗ và Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp trong chuỗi cung (VNTLAS)
    • Góp ý các Nghị định thực thi CPTPP (Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, Mua sắm công, Sở hữu trí tuệ, Phụ trợ bảo hiểm…)
    • Các góp ý về các phương án đàm phán, chủ đề ưu tiên trong hội nhập ASEAN, WTO…
  • Tổ chức triển khai 04 Nghiên cứu về việc thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế, trong đó đáng chú ý có:
    • Nghiên cứu “CPTPP và khả năng tăng cường xuất nhập khẩu và đầu tư sang Australia”
    • Nghiên cứu “Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam: Thực trạng pháp luật, thực tiễn và Thách thức trong thực thi VPA/FLEGT”
  • Biên soạn/biên tập và phát hành 23 ấn phẩm (báo cáo, bản tin, cẩm nang doanh nghiệp), trong đó có:
    • Sách “Các vấn đề cơ bản mà doanh nghiệp cần biết về các FTA của Việt Nam”
    • Tuyển tập 03 Cẩm nang doanh nghiệp về EVFTA trong 03 lĩnh vực (tài chính, viễn thông, logistics)
    • Tuyển tập 10 Sổ tay doanh nghiệp về CPTPP trong 10 lĩnh vực (dệt may, giày dép, đồ gỗ, đồ uống, rau quả, chăn nuôi, thủy sản, logistics, viễn thông, phân phối-thương mại điện tử
    • Các Bản tin Quý “Doanh nghiệp và Tự do hóa thương mại”
  • Tổ chức/tham gia trình bày tại 26 sự kiện hội thảo, hội nghị về các vấn đề hội nhập, đặc biệt là CPTPP và các FTA thế hệ mới, trong đó có:
    • Loạt Hội thảo “Cam kết và tác động của EVFTA với các ngành viễn thông, logistics, tài chính”
    • Loạt Hội thảo giới thiệu “Cam kết và tác động của CPTPP với các ngành công nghiệp/nông nghiệp/dịch vụ quan trọng”
    • Loạt Hội thảo về hội nhập FTA, CPTPP, EVFTA chung/theo từng nhóm ngành tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Điện Biên…
  • Tham gia phát biểu, trao đổi, trình bày quan điểm của VCCI trong 27 cuộc họp, hội nghị, buổi tiếp về các vấn đề hội nhập, trong đó có:
    • Các cuộc họp thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật thực thi CPTPP
    • Các cuộc họp về thực thi cam kết WTO trong lĩnh vực phân phối dược phẩm
    • Các cuộc họp thẩm định các đề án liên quan tới thương mại quốc tế của các Bộ ngành (Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ…)

2. Hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề liên quan đến phòng vệ thương mại và các rào cản thương mại quốc tế khác

Đây là mảng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong những vấn đề nóng về pháp lý liên quan đến hội nhập kinh tế, đặc biệt là việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ cũng như các biện pháp bảo hộ thương mại nói chung tại Việt Nam và Thế giới.

Trong năm 2019, VCCI tiếp tục là đầu mối thông tin và tư vấn lớn nhất cho doanh nghiệp về phòng vệ thương mại ở Việt Nam. Đặc biệt, VCCI đã thực hiện cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến 04 vụ việc đáng chú ý:

  • 03 điều tra phòng vệ thương mại trong nước (điều tra chống bán phá giá với Nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim dạng thanh, que và hình nhập khẩu từ Trung Quốc; điều tra chống bán phá giá với ván gỗ công nghiệp (MDF) có xuất xứ từ Thái Lan và Malaysia; thực thi lệnh áp thuế chống bán phá giá với Thép mạ Trung Quốc, HongKong)
  • 01 rào cản thương mại ở nước ngoài (vụ việc Ấn Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang Việt Nam)

3. Cung cấp thông tin, đào tạo, tư vấn và các hỗ trợ khác về hội nhập

Đây là mảng hỗ trợ hội nhập chung của Trung tâm WTO và Hội nhập. Với 03 Cổng thông tin điện tử (về hội nhập WTO-FTA, phòng vệ thương mại và AEC), các hoạt động thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và tư vấn trực tiếp doanh nghiệp, VCCI hiện đang là đầu mối cung cấp thông tin và tư vấn về hội nhập kinh tế quốc tế chuyên sâu và có uy tín

  • 03 Cổng thông tin của Trung tâm, đầu mối cung cấp thông tin pháp lý về hội nhập lớn nhất Việt Nam cho các hiệp hội, doanh nghiệp:
  • Cổng thông tin về các thỏa thuận và chính sách thương mại với 02 phiên bản: www.trungtamwto.vn (Tiếng Việt)/ www.wtocenter.vn (Tiếng Anh);
  • Cổng thông tin về các biện pháp phòng vệ thương mại với 02 phiên bản www.chongbanphagia.vn (Tiếng Việt)/ www.antidumping.vn (Tiếng Anh); và
  • Cổng thông tin về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)  với 02 phiên bản www.aecvcci.vn (tiếng Việt) www.en.aecvcci.vn (tiếng Anh)

Trong năm 2019, đã có trên 2.265.000 lượt truy cập vào 06 phiên bản của 03 Cổng thông tin nói trên, với trung bình 10 tin bài được đăng mới mỗi ngày. Tổng cộng tính từ khi thiết lập, đã có trên 65 triệu lượt truy cập vào các Cổng thông tin này.

  • Tham gia hàng chục các talkshow, phỏng vấn, viết bài trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về hội nhập
  • Các talkshow VTV1, Vnexpress, Cổng thông tin điện tử Chính phủ…
  • Các bài trả lời phỏng vấn các báo Diễn đàn doanh nghiệp, Đầu tư, Tài chính, Hải quan, Tuổi trẻ, Forbes Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Sài Gòn Giải phóng…
  • Các bài báo trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn
  • Thực hiện hàng trăm lượt tư vấn doanh nghiệp qua điện thoại, email…

4. Thực hiện các Chương trình, Dự án

Trong năm 2019, Trung tâm triển khai 05 Chương trình lớn, gồm:

  • 02 Chương trình thuộc ngân sách Nhà nước, bao gồm:
    • Chương trình thực hiện nhiệm vụ được giao trong Quyết định 06/2012/QĐ-TTg về tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào các đàm phán mở cửa thương mại; và
    • Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các rào cản thương mại ở các thị trường trọng điểm trong bối cảnh xu hướng bảo hộ thương mại đang gia tăng.
  • 04 Chương trình từ nguồn khác:
    • Hoạt động “Nghiên cứu Chính sách và Thực tiễn mua sắm công đối với sản phẩm gỗ ở Việt Nam” - Hợp tác giữa VCCI và Forest Trends;
    • Hoạt động “Nghiên cứu tác động của EVFTA đối với các ngành dịch vụ quan trọng của Việt Nam” – Hợp tác VCCI và FNF;
    • Hoạt động “Cơ hội xuất khẩu thương mại và đầu tư vào Australia thông qua CPTPP và các FTA khác” – Hợp tác VCCI – Aus4Skill
    • Hoạt động “Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả CPTPP” – Hợp tác VCCI – Aus4Reform

5. Tư vấn, tham mưu, hỗ trợ chuyên môn về các vấn đề pháp lý trong hội nhập cho Ban Thường trực VCCI và các đơn vị trực thuộc VCCI

Trung tâm WTO và Hội nhập là đầu mối tham vấn cho Ban Thường trực và các Ban, Đơn vị Chi nhánh, Văn phòng đại diện của VCCI về tất cả các vấn đề liên quan tới cam kết, đàm phán và thực thi WTO, FTA và các Điều ước quốc tế liên quan tới thương mại khác