Tin tức

Sự phức tạp của việc Anh tham gia CPTPP hậu Brexit

19/12/2019    244

Nước Anh, dưới thời cả cựu Thủ tướng Theresa May và Thủ tướng đương nhiệm Boris Johnson, đã nhiều lần bày tỏ sự quan tâm đến việc có khả năng tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (TPP11 hoặc CPTPP) sau khi rời Liên minh châu Âu. Nhật Bản và một số thành viên CPTPP khác như Australia và New Zealand, được cho là ủng hộ sự kiện này. Tuy nhiên, việc xem xét sự tham gia của Anh trong CPTPP là khá phức tạp.

Đầu tiên và quan trọng nhất, liệu Vương quốc Anh có ở vị thế đươc tham gia CPTPP hay không vẫn chưa rõ ràng, phụ thuộc vào các điều khoản của mối quan hệ Anh - EU một khi Brexit thực sự diễn ra. Việc đảm bảo một chính sách thương mại độc lập luôn là một trong những mục tiêu quan trọng nhất được nêu ra của Chính phủ Anh trong suốt quá trình đàm phán Brexit.

Tuy nhiên, điều này mâu thuẫn với việc duy trì mối quan hệ kinh tế gần gũi nhất có thể với EU. Nếu Vương quốc Anh rời EU nhưng vẫn ở trong liên minh hải quan của EU hoặc thiết lập một thỏa thuận hải quan tương tự dưới một tên khác, khả năng London ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các quốc gia khác sẽ bị hạn chế nghiêm trọng, khiến ý tưởng tham gia CPTPP là không thể. Đặt các tranh luận về chủ quyền sang một bên, tất cả các ước tính kinh tế có sẵn cho thấy, lợi ích kinh tế của Vương quốc Anh là duy trì mối quan hệ chặt chẽ với EU, tốt nhất là bao gồm cả liên minh hải quan.

Nhận thức đầy đủ về vấn đề nan giải này, Chính phủ Anh luôn sử dụng các phương án loại trừ tiềm năng, khi nói về vị trí của mình trong tham gia CPTPP. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng là nước Anh nào thích hợp hơn: một nước Anh tiến hành chính sách thương mại độc lập tách biệt với EU hay một nước Anh gắn chặt với thị trường EU? Nhưng về điều này, không có sự đồng thuận giữa các quốc gia của CPTPP.

Đầu tiên, mặc dù việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Nội các Nhật thường bày tỏ sự ủng hộ cho ý tưởng về việc Anh tham gia CPTPP, việc xem xét Tokyo trở nên phức tạp hơn, bởi vì bảo vệ lợi ích của các công ty Nhật Bản hoạt động ở Anh luôn được ưu tiên hàng đầu. Nói một cách đơn giản, Tokyo muốn thấy một Brexit mềm mại - tức là có mối quan hệ gần gũi nhất có thể có giữa Vương quốc Anh và EU, nhưng ngược lại, điều này khiến Vương quốc Anh khó gia nhập CPTPP. Do đó, sự ủng hộ của Tokyo dành cho việc Vương quốc Anh tham gia CPTPP có thể được hiểu là một chính sách bảo hiểm trong trường hợp Brexit cứng xảy ra, không phải là kết quả mong muốn nhất. Trong khi bất cứ điều gì vẫn có thể xảy ra với tình trạng chính trị và đàm phán về mối quan hệ tương lai giữa EU và Anh vẫn chưa bắt đầu, ngay cả khi chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson vừa thắng cử, có khả năng Anh sẽ rời khỏi Liên minh hải quan EU sau thời kỳ chuyển đổi.

Ngoài những cân nhắc về lợi ích thương mại của Nhật Bản tại Vương quốc Anh, khi một quốc gia đi đầu trong việc hình thành CPTPP, có thể thấy quốc gia này mong muốn mở rộng tầm ảnh hưởng sang các quốc gia khác bao gồm cả Vương quốc Anh như một chiến thắng ngoại giao khác, mà nhiều người ở Nhật Bản sẽ ủng hộ (không nhất thiết phải biết về sự đánh đổi liên quan đến tương lai của mối quan hệ Anh-EU).

Thứ hai, Australia là ví dụ điển hình của một quốc gia muốn thấy một sự “chia tay” rõ ràng giữa Vương quốc Anh và EU, dự đoán cơ hội tiếp tục mở cửa thị trường Anh cho các sản phẩm nông nghiệp. Vì sự cân nhắc này, một số lời chỉ trích đã xuất hiện tại Australia sau thỏa thuận Brexit cũ vì sợ rằng Anh có thể vẫn ở trong liên minh hải quan EU và do đó không thể tham gia CPTPP. Các quốc gia trên thế giới đang chuẩn bị tận dụng lợi thế đàm phán của Anh. Điều này cũng giải thích tại sao Tokyo không đồng ý ký kết thỏa thuận tiếp tục thương mại, một khuôn khổ dự phòng trong trường hợp Brexit không có thỏa thuận, về cơ bản tiếp tục áp dụng Thỏa thuận đối tác kinh tế EU-Nhật Bản (EPA) có hiệu lực vào đầu năm 2019. Tokyo dự kiến sẽ thu được nhiều nhượng bộ hơn từ Vương quốc Anh thời hậu Brexit khi đàm phán một hiệp định thương mại song phương.

Những người ủng hộ Brexit tuyên bố rằng, Vương quốc Anh sẽ kết thúc FTA với một số quốc gia, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như Mỹ dường như sẽ không xảy ra nhanh chóng. Tuy nhiên, bất kể nước Anh có khả năng gia nhập CPTPP hay không, khái niệm “nước Anh toàn cầu” mà London đang đi đầu là điều đáng được hoan nghênh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặc dù đó hầu như không phải là thuốc chữa bách bệnh cho những thách thức hậu Brexit đối với Vương quốc Anh, nhưng chắc chắn tốt hơn so với triển vọng của một Vương quốc Anh thu hẹp. Việc nước Anh tham gia CPTPP có thể sớm là hành động củng cố niềm tin của Anh.

Nguồn Báo Công thương