Báo cáo: Thương mại gỗ dán giữa Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ

21/08/2019    360

Thời gian: 8/2019 
 
Đơn vị thực hiện:Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) và Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) và Cơ quan Phát triển của Chính phủ Na Uy (NORAD) thông qua Tổ chức Forest Trends.

Báo cáo này tập trung vào mặt hàng gỗ dán, là một trong những mặt hàng hiện đang có các dấu hiệu bị lợi dụng xuất xứ. Báo cáo cung cấp một số thông tin cơ bản về ngành. Các thông tin này được định hình trong thương mại gỗ dán toàn cầu, với Mỹ là thị trường tiêu thụ và Trung Quốc là quốc gia sản xuất lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là 2 quốc gia có mối quan hệ thương mại gỗ dán quan trọng đối với Việt Nam.

Báo cáo được chia thành 3 phần chính, Phần 1 của Báo cáo mô tả tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ dán của các quốc gia lớn trên thế giới. Dữ liệu trong phần này được tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê của Cơ quan Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAOSTAT). Phần 2 của Báo cáo cập nhật về tình hình Mỹ nhập khẩu và Trung Quốc xuất khẩu gỗ dán. Dữ liệu trong phần này được tổng hợp từ số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC từ nền số liệu thống kê của UNCOMTRADE. Phần 3 của Báo cáo tập trung vào Việt Nam, mô tả về thực trạng Việt Nam xuất, nhập khẩu gỗ dán trong những năm gần đây, tập trung vào mối quan hệ thương mại với 2 thị trường chính là Mỹ và Trung Quốc. Dữ liệu trong phần này chủ yếu là từ nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam. Phần này cũng đưa ra một số thông tin về những thay đổi sản xuất trong nước về mặt hàng này, được tổng hợp từ một khảo sát chưa đầy đủ về một số cơ sở sản xuất gỗ dán.

Ấn phẩm được đính kèm dưới đây: