Thắc mắc về hiện diện thể nhân trong WTO

10/01/2019    2305

Câu hỏi:

Hiện bên mình đang gặp vướng mắc về cách hiểu quy định của WTO muốn tham vấn ý kiến của Trung tâm WTO cho trường hợp cụ thể như sau:

Công ty A ký hợp đồng mua dây chuyền sản xuất từ nhà cung cấp nước ngoài là Công ty B. Kèm theo hàng hóa còn có cấu phần dịch vụ lắp đặt và đào tạo được Công ty B chỉ định một đối tác là Công ty C (cũng nhà pháp nhân nước ngoài, không có hiện diện thương mại tại VN) thực hiện. Theo đó, Công ty C sẽ phải cử nhân sự sang Việt Nam để thực hiện dịch vụ lắp đặt và đào tạo, tức là có sự hiện diện thể nhân theo phương thứ 4 của WTO mà theo WTO thì thường không cam kết đối với phương thức này trừ đối với dịch vụ về máy tính và tư vấn kỹ thuật.

Câu hỏi của bên mình là:

-          Việc Công ty C cử người sang VN thực hiện dịch vụ lắp đặt máy móc, thiết bị nêu trên có bị hạn chế theo WTO và pháp luật Việt Nam không?

-          Nếu bị hạn chế thì cần thực hiện thủ tục gì (ví dụ Luật Xây dựng có cơ chế thành lập “Văn phòng điều hành dự án” của nhà thầu nước ngoài không có hiện diện thương mại tại VN, tuy nhiên trường hợp này không rõ có được xếp vào hoạt động xây dựng).

Ps: theo thực tế mình biết thì các hợp đồng mua sắm thiết bị theo hình thức chìa khóa trao tay (không tách riêng phần dịch vụ lắp đặt và đào tạo cho nhà thầu khác) thì vẫn thực hiện bình thường trên thực tế, mặc dù cũng có thể vướng nếu hiểu là cung cấp dịch vụ thông qua hiện diện thể nhân như nêu trên.

Hi vọng sớm nhận được phản hồi của Trung tâm WTO về vấn đề nêu trên.

Trân trọng cảm ơn.

 

Trả lời:

Dịch vụ lắp đặt và đào tạo kèm theo việc mua hàng hóa được coi là một phương thức cung cấp dịch vụ. Và do việc  này được thực hiện bởi chuyên gia nên nó thuộc mode 4 trong 4 phương thức cung cấp dịch vụ. 

Theo cam kết WTO của Việt Nam thì đối với dịch vụ CONSTRUCTION AND RELATED ENGINEERING SERVICES, mode 4 Việt Nam không có cam kết gì ngoài cam kết chung. Mà theo cam kết chung thì chỉ có dịch vụ Computer and related services (CP 841-845, 849) and engineering services (CPC 8672) thì Việt Nam mới có cam kết cho các service suppliers sang VN thực hiện việc cung cấp dịch vụ trong vòng 90 ngày và phải đáp ứng các điều kiện như trong cam kết đặt ra: http://trungtamwto.vn/sites/default/files/schedule_of_specific_commitments_in_services.pdf.

Anh có thể tra cứu xem dịch vụ của mình có thuộc các CPC ở trên hay không tại đây: https://unstats.un.org/unsd/CR/Registry/regcst.asp?Cl=9&Lg=1 

Nếu dịch vụ của anh không thuộc các CPC trên thì có nghĩa là Việt Nam không có ràng buộc gì theo WTO, tức là Việt Nam có toàn quyền quy định cho phép hay không cho phép dịch vụ này vào Việt Nam để cung cấp. Như vậy, anh phải tìm hiểu pháp luật nội địa xem hiện tại quy định cụ thể đối với các kỹ sư sang thực hiện các dịch vụ lắp đặt và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng như thế nào. Việc này anh có thể tự tìm hiểu hoặc thông qua các văn phòng luật sư, rất tiếc Trung tâm không thể hỗ trợ anh trong việc tìm  hiểu pháp luật nội địa của Việt Nam.

Hi vọng câu trả lời trên có thể giải đáp thắc mắc của anh.

Trân trọng.