Hướng dẫn tuân thủ VPA dành cho doanh nghiệp

09/12/2018    295

Thời gian: 11/2017

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) 

Việt Nam là một trong những quốc gia chế biến gỗ lớn trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam hiện nay đang nhập khẩu gỗ từ khoảng 80 quốc gia, những năm gần đây, gỗ nhập chủ yếu từ Cam-Pu-Chia, Lào, Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Ma-Lai-Xia. Với khoảng 45% diện tích đất có rừng che phủ, gỗ rừng trồng trong nước được sử dụng trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ dăm ngày càng tăng. Đồ gỗ Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường có ý thức về môi trường như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. 

Các thị trường quốc tế ngày càng đòi hỏi khắt khe về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ. Các nước nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam đã đưa ra nhiều văn bản pháp luật và các chính sách để đảm bảo việc xác minh nguồn gốc gỗ hợp pháp, trong đó có Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Lâm luật Quản trị trừng và Thương mại lâm sản (gọi tắt là VPA). 

Cẩm nang này giúp các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu xác minh gỗ hợp pháp để xuất khẩu, và về lâu dài đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu của VPA. Cẩm nang giúp các doanh nghiệp nắm được các nội dung cơ bản về VPA và những yêu cầu đối với doanh nghiệp. Cẩm nang gồm những phần cơ bản sau: 

1. Đánh giá mức độ sẵn sàng với VPA của một doanh nghiệp

2. Lập sơ đồ chuỗi cung ứng, những yêu cầu về trách nhiệm giải trình

3. Trách nhiệm giải trình (DD)

4. Định nghĩa tính hợp pháp (LD) theo quy định của pháp luật Việt Nam

5. Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS)

6. Hệ thống phân loại doanh nghiệp (OCS)

7. Quy trình cấp giấy phép FLEGT

Tài liệu này do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) biên soạn với mục đích cung cấp thông tin. CED không chịu trách nhiệm về bất cứ tổn thất về tài chính liên quan đến mức độ tin cậy của thông tin cung cấp trong tài liệu. Tại thời điểm xuất bản, thông tin trong tài liệu này là chính xác vì thông tin đều sử dụng và trích dẫn từ các nguồn chính thức: VNFOREST, EFI và EU. 

Ấn phẩm được đính kèm dưới đây: